Hoàng đế Quang Trung: Luôn biết kiềm chế, dừng đúng chỗ

26/05/12, 10:30 Đọc & Suy ngẫm

– Là một người quyền uy tối thượng nhưng Nguyễn Huệ không bao giờ cậy quyền mà luôn biết kiềm chế mình, biết dừng đúng chỗ.

Tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Tượng đài vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Giai thoại Thăng Long còn kể lại sự kiện sau khi đánh tan họ Trịnh, Nguyễn Huệ vào yết kiến vua Lê Hiển Tông ở điện Vạn Thọ. Sân điện vắng teo. Nguyễn Huệ mặc võ phục, đeo bảo kiếm dẫn đầu đoàn võ tướng Tây Sơn, bước lên điện. Bỗng một người bước ra cản đường ông và nói: Dám thưa tướng quân, theo phép nước, khi lên chầu vua, không được mang gươm, xin tướng quân cởi gươm cho.

Lời yêu cầu rất lễ phép nhưng rất cứng cỏi, kiên quyết. Đây là lệ từ xưa của triều đình nhà Lê. Có thể Nguyễn Huệ không biết đến lệ này. Ông trừng mắt nhìn người vừa nói. Các tướng lĩnh Tây Sơn dấn bước lên, tay sờ vào đốc gươm. Tưởng chừng như Nguyễn Huệ chỉ cần đưa mắt là kẻ bướng bỉnh dám cản đường kia sẽ rơi đầu trong giây lát. Thế nhưng, Nguyễn Huệ đã từ từ cởi gươm ra, để lại.

Người dám cản đường Nguyễn Huệ là Phương Đình Pháp, một trong số ít ỏi các viên quan còn ở lại bên vua Lê. Sau này, người đời đều khen cả hai ông. Người ta khen Nguyễn Huệ biết kiềm chế đúng mực, biết xử sự hợp lý và cũng khen Phương Đình Pháp can đảm, dám đứng ra duy trì bảo vệ nghi lễ tôn nghiêm của triều đình. Sau này, chính Nguyễn Huệ cũng coi trọng Phương Đình Pháp.

Trong xử sự đời thường, Nguyễn huệ cũng rất cẩn trọng. Khi vua Lê Hiển Tông bệnh nặng sắp mất, Ngọc Hân muốn mời ông vào thăm vua cha lần cuối, nhưng Nguyễn Huệ giữ ý, nói: “Hoàng thượng với tôi, nghĩa như cha con. Song tôi mới từ xa tới đây, người trong nước chưa chắc đã tin hết cả.
 
Nếu như tôi vào thăm, chẳng may đúng lúc người chầu trời, há chẳng khiến tôi mang tiếng muôn đời với thiên hạ ư? Chi bằng nàng cứ về thăm hoàng thượng và nói rõ với các anh chị em như thế, để ai nấy đều hiểu cho lòng tôi”. Sự cẩn trọng giữ ý của ông như thế thật đúng mực.

Nguyễn Huệ cũng là người rất bao dung độ lượng. Trong cuốn thơ văn Phan Huy Ích có kể lại câu chuyện sau: Khi người em ruột Phan Huy Ích chống lại Tây Sơn, bị mang trọng tội, Phan Huy Ích rất sợ hãi, vội viết biểu về triều tạ tội.
 
Nhưng rồi ông rất vui mừng nhận được chiếu của vua Quang Trung: “Tính người ta thiện ác khác nhau, cha còn không vừa được lòng con, huống chi anh đối với em. Việc đã không dính líu đến thì còn có hiềm nghi gì”. Phan Huy Ích lúc đó mới yên tâm phục vụ triều Tây Sơn và trở thành một cộng sự đắc lực của Nguyễn Huệ.

Chúng ta đều biết việc Nguyễn Huệ ba lần viết thư mời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ra giúp nước. Lời thư ân cần, thiết tha, trân trọng hiếm có xưa nay: “Mong Phu Tử nghĩ đến chúng dân thiên hạ, vụt dậy đi ra, để cho quả đức có thầy mà thờ, cho đời này có người mà cậy. Như thế mới ngõ hầu khỏi phụ ý trời sinh ra người giỏi” (thư viết lần hai) và “Mong Phu Tử xét tấm lòng thành, vụt dậy mà đổi bụng, lấy lòng vì Nghiêu Thuấn quân dân ra mà dạy bảo, khiến cho quả đức được thỏa lòng mong ước tìm thầy và đời này được nhờ khuôn phép của tiên giáo. Thế thì may lắm lắm” (thư viết lần ba – Tổng tập văn học việt Nam).

Đây không còn là những bức thư mang nội dung công văn hành chính nữa mà là thể hiện một tấm lòng. Nếu không có tấm lòng thực tâm tôn sư, cầu hiền, làm sao có thể viết được những lời tỏ bày gan ruột, thiết tha, cảm động đến như thế.

Phan Duy Kha

(bee.net.vn)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x