Ảnh lao động trẻ em gây chấn động nước Mỹ

23/05/12, 09:58 Tin Tổng Hợp

Là một phóng viên điều tra của Ủy ban Lao động Trẻ em Quốc gia, nhà xã hội học Lewis Hine đã mất nhiều năm thu thập những tài liệu quý giá qua đó phản ánh chân thực nhất điều kiện sống và làm việc của nhiều trẻ em Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1908 tới năm 1924. Mỗi năm ông Hine lại vượt hơn 50.000 dặm đường xa xôi để ghi lại hình ảnh những đứa trẻ phải lao động cực nhọc trong các hầm mỏ, nhà máy hay những công xưởng từ bang Chicago cho tới Florida.
Với nỗ lực và lòng nhiệt huyết, phóng viên Lewis Hine đã có được nguồn tư liệu khổng lồ với hơn 5.000 bức ảnh có giá trị – đã góp phần làm thay đổi cả một hệ thống luật lệ hà khắc và mang lại tuổi thơ cho nhiều trẻ em trên khắp nước Mỹ.

Những cậu bé quần áo lấm lem bụi bẩn và dầu mỡ làm việc trong xưởng Avondable ở Birmingham, bang Alabama (Ảnh chụp năm 1910) 


Trong các bức ảnh của Hine, những cậu bé hiện lên với gương mặt lấm lem than bụi cùng cuộc sống thiếu thốn, nghèo khổ. Trong số đó có những em bị suy dinh dưỡng nặng, bị vẹo cột sống hay thậm chí bị gãy xương do phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm và lao động nhiều giờ với tiền công ít ỏi.
Với những gì mình đã tận mắt được chứng kiến, Lewis Hine cảm thấy vô cùng xót xa và chính ông đã đứng lên kêu gọi mọi người cùng chống lại nạn bóc lột sức lao động trẻ em ở Mỹ.
Nhu cầu lao động trẻ em bùng nổ trong các ngành công nghiệp kể từ cuối thế kỷ 19 cùng với sự “ưa chuộng” lao động nhập cư giá rẻ nhằm tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 20, các nhà cải cách đã bắt đầu quan tâm tới chính sách xã hội dành cho trẻ em cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của việc lao động sớm.

Lúc này người ta bắt đầu lo sợ thực trạng này sẽ khiến nước Mỹ ngày càng kiệt quệ nguồn nhân lực tri thức khi số trẻ em không được tới trường cao ở mức đáng báo động.
Từ năm 1904, Ủy ban Lao động Trẻ em Quốc gia đã phải đến từng bang để thuyết phục chính quyền địa phương hủy bỏ luật lao động trẻ em cũ và phải cho đến năm 1915, nỗ lực này mới được thực hiện trên phạm vi cả nước.

 Những công nhân tí hon trong hầm mỏ Gary ở phía tây bang Virginia
Tuy trông nhỏ con nhưng cậu nhóc cũng đã có kinh nghiệm làm việc tới 2 năm tại xưởng Loray, miền bắc Carolina (Ảnh chụp năm 1908)


Vào năm 1916, Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua luật bảo vệ trẻ em và bắt đầu hạn chế các cơ sở, nhà máy, cửa hàng có thuê lao động trẻ dưới 14 tuổi.
Tới năm 1938, sau hàng loạt các điều luật đã được chỉnh sửa, Ủy ban Lao động Trẻ em Quốc gia đã thông qua Bộ luật Tiêu chuẩn Lao động trong đó quy định rõ độ tuổi phù hợp cho trẻ em được thuê mướn để làm những công việc nhất định.

Theo đó, các doanh nghiệp không được phép sử dụng lao động trẻ dưới 16 tuổi cho bất cứ loại hình công việc nào. Riêng đối với những công việc mạo hiểm và nặng nhọc, nghiêm cấm sử dụng lao động là trẻ em từ 16 – 18 tuổi.Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký phê duyệt văn bản luật này vào ngày 25/6/1938. Ngày nay, Bộ luật trên vẫn còn hiệu lực và được coi là một trong số những cơ sở pháp lý căn bản nhất nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ em trên khắp nước Mỹ. 
Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh chân thực và sống động về một nước Mỹ không chỉ có những tòa nhà chọc trời, những khách sạn sang trọng, những phố phường tấp nập, những con người lịch lãm không ngớt lời ngợi ca tự do và bình đẳng…

 Cậu bé John Campbell, 10 tuổi (bên phải) đã làm việc trong một công xưởng được 3 năm. Trong khi đó, Roy Little, 12 tuổi (bên trái) cho biết cậu cũng “vào nghề” được 2 năm với công việc chủ yếu là làm ban đêm ở Gastonia, miền bắc Carolina. (Ảnh chụp năm 1908)
Một công nhân nhỏ tuổi khác làm việc trong mỏ Knob, Macdonald ở miền tây bang Virginia
 Biển “tuyển dụng” lao động nhí trên đường phố New York vào năm 1916
 Jo Benevidos ngồi khoanh tròn bên trong một chiếc hòm tróng để “thưởng thức” bữa trưa đạm bạc sau giờ làm việc cực nhọc. Ảnh chụp tại một nhà máy ở bang Massachusett
Joseph Feree (14 tuổi) đã phải nghỉ học để làm việc tại một nông trại ở West Point, bang Kentucky (Ảnh chụp năm 1916) 
 Một góa phụ cùng cậu con trai nhỏ đang cuộn vỏ thuốc lá trong căn phòng chật chội và bụi bẩn ở thành phố New York vào năm 1908

Hạ Giang

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

x