Saola: vẫn là một bí ẩn sau 20 năm được phát hiện

22/05/12, 10:03 Bí ẩn, Chuyện lạ

 Saola: vẫn là một bí ẩn sau 20 năm được phát hiện

Saola: sau 20 năm được phát hiện vẫn là một bí ẩn

Saola là loài móng guốc nhưng có vẻ bên ngoài giống linh dương. Saola được một nhóm nghiên cứu của Bộ Lâm nghiệp Việt Nam (cũ) và WWF phát hiện năm 1992 trong một chuyến khảo sát tại rừng Vũ Quang, Hà Tĩnh, khu vực gần biên giới Việt – Lào. Khi tìm thấy một hộp sọ có chiều dài bất thường với cặp sừng thẳng tại nhà một thợ săn, họ biết rằng họ đã phát hiện ra một điều khác thường. Lần đầu tiên trong hơn 50 năm, giới khoa học tìm thấy loài động vật có vú lớn nhất thế giới, đây cũng là một trong những phát hiện về động vật ngoạn mục nhất của thế kỷ 20.

Tuy nhiên, tới nay những thông tin về sinh cảnh và tập quán của Saola vẫn còn rất hạn chế đối với giới khoa học. Năm 2010, người dân địa phương đã bắt được một cá thể Saola tại tỉnh Bolikhamxay thuộc Trung Lào, nhưng cá thể đã chết vài ngày sau đó. Trước đó, bằng chứng cuối cùng về Saola sống trong tự nhiên được lưu lại là hình ảnh một cá thể Saola do bẫy ảnh ghi lại vào năm 1999 cũng tại Bolikhamxay.

Ông Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF-Greater Mekong cho biết; “Saola là loài động vật vô cùng nhút nhát, hiếm khi có thể bắt gặp được chúng. Mặc dù Saola cư trú trong một vùng rất hẹp nhưng vẫn chưa có nhà khoa học nào tận mắtnhìn thấy chúng trong tự nhiên. Các cá thể Saola bị bắt đều không sống được trong điều kiện nuôi nhốt.”    

Do đặc tính lẩn trốn con người nên các nhà khoa học chưa thể đánh giá được số lượng chính xác của quần thể Saola. Theo ông William Robichaud, Điều phối viên Nhóm Nghiên cứu Saola phỏng đoán: “Trường hợp khả quan nhất, có thể vẫn còn khoảng vài trăm cá thể Saola ở ngoài tự nhiên, xấu nhất thì chỉ còn khoảng vài chục cá thể.”

 Saola: vẫn là một bí ẩn sau 20 năm được phát hiện

Mặc dù việc phát triển các cơ sở hạ tầng đang xâm lấn sinh cảnh sống của Saola, nhưng mối de doạ lớn nhất với loài vật này vẫn là các hành vi săn bắt trộm. Saola thường bị dính bẫy của thợ săn, vốn dùng để săn bắt các con vật khác như hươu, mang, lợn rừng, v.v… Những loài này đem lại lợi nhuận lớn hơn trên thị trường buôn bán động vật hoang dã do nhu cầu về thuốc Đông y tại Trung Quốc và thị trường ẩm thực tại Việt Nam và Lào.


Ông Robichau bổ xung: “Saola nằm trong số ít các loài động vật ở dãy Trường Sơn không được thị trường đánh giá cao. Saola bị đánh bẫy nhiều là do tình cờ, giống như trường hợp cá heo dính vào bẫy bắt cá hồi.”

Sau khi tìm ra Saola, Việt Nam và Lào đã xây dựng một mạng lưới các Khu bảo tồn (KBT) tại vùng sinh cảnh của Saola. Một số KBT đã thực hiện các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn nạn săn bắn trộm. Tại KBT Saola tỉnh Thừa Thiên Huế, WWF hiện đang hỗ trợ một phương pháp tuần tra rừng mới, đồng quản lý bởi WWF và KBT và bước đầu đã cho nhiều kết quả tích cực. Từ tháng Hai năm 2011, trong quá trình đi tuần tra rừng trong KBT, các cán bộ tuần tra đã dỡ bỏ được hơn 12.500 bẫy và gần 200 lán của các nhóm lâm tặc.

TS Barney Long, Chuyên viên về Loài ở châu Á của WWF-Mỹ cho biết: “Chính phủ Việt Nam và Lào rất cần thành lập các khu bảo tồn xung yếu. Tuy nhiên, nếu không nỗ lực để thực hiện các biện pháp quản lý mới nhằm bảo vệ sinh cảnh của Saola thông qua việc phá bỏ các bẫy săn bắt trộm, các khu bảo tồn này sẽ chỉ còn là những đường vẽ trên bản đồ mà thôi.”

“Nếu giảm được các vụ săn bắt, tương lai của loài này sẽ khả quan hơn”, ông Chris Hallam, Cố vấn Quy hoạch Bảo tồn WCS-Lào nói. “Điều này đòi hỏi phải tăng cường lực lượng bảo vệ rừng trong khu vực sinh cảnh của Saola, phải có thêm trợ cấp cho nỗ lực bảo tồn của họ và nhất là phải giảm được nhu cầu thực phẩm và thuốc đối với động vật hoang dã”.          

Tính khẩn cấp về những nỗ lực cứu loài Saola càng tăng lên khi tê giác Java – một loài biểu trưng khác của Việt Nam  được tuyên bố đã bị tuyệt chủng khi cá thể tê giác cuối cùng bị giết bởi những kẻ săn trộm vào năm 2010.  

“Năm nay chúng ta làm lễ kỷ niệm năm thứ 20 phát hiện ra Saola, nhưng đây cũng sẽ là lễ kỷ niệm cuối cùng nếu những biện pháp cấp thiết không được thực thi.” ông Hallam nói thêm.

Saola được coi là một trong những biểu tượng đa dạng sinh học của Trường Sơn, dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào. Đây là khu vực có độ đa dạng sinh học cao, bao gồm nhiều loài quý hiếm trong đó có những loài đặc hữu không thể tìm thấy nơi khác trên hành tinh này. Ngoài Saola, hai loài hươu là Mang lớn và Mang Trường Sơn cũng lần lượt được phát hiện tại các khu rừng rậm rạp vào năm 1994 và 1997.

Ông Rochichaud phát biểu: “Rất may mắn là Saola không phải là loài thú hoang dã trong danh sách bị săn lùng. Nhưng chúng ta vẫn cần hành động nếu không muốn một trong những loài thú hiếm và lớn nhất thế giới đang lặng lẽ bị dồn đến đường cùng do sự thoả hiệp của chính chúng ta.”

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Hacker tiết lộ Sự thật ngày 11/9 và chính phủ ngầm ở Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • 5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

    5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Hacker tiết lộ Sự thật ngày 11/9 và chính phủ ngầm ở Mỹ

    Hacker tiết lộ Sự thật ngày 11/9 và chính phủ ngầm ở Mỹ

  • Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

    Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

x