Các nhà khoa học truy lùng thiên thạch như thế nào?

21/05/12, 16:50 Chuyện lạ

– Radar thiên văn học đã ghi nhận được phản hồi từ hơn 190 thiên thạch gần Trái đất và phát hiện ra rằng không có 2 thiên thạch giống nhau bao giờ.


Radar thiên văn học

“Bầu trời đêm là điều kiện chuẩn mực để sử dụng công cụ trong khoa học thiên thạch và cái bạn thu lại cuối cùng chính là hình ảnh một chấm nhỏ”, tiến sĩ Steve Ostro thuộc Phòng Thí nghiệm Jet Propulsion (NASA) cho biết, “Tuy nhiên, nếu sử dụng radar thì bầu trời vào giữa trưa cũng thú vị như vào nửa đêm”.

Hình ảnh vật thể vũ trụ được ghi lại bằng radar.
Hình ảnh vật thể vũ trụ được ghi lại bằng radar.

Xét về một số khía cạnh, radar thiên văn học ứng dụng kĩ thuật hoạt động giống như một chiếc lò vi sóng. Hệ thống này sử dụng những chiếc ăng-ten đĩa lớn nhất thế giới để chiếu tín hiệu vi sóng vào mục tiêu.

Các xung sóng đập vào mục tiêu sẽ gửi lại phản hồi. Những phản hồi này sẽ được thu thập và đối chiếu một cách chính xác. “Mục tiêu càng gần thì phản hồi càng tốt”, ông Ostro nói.

Radar thiên văn học đã ghi nhận được phản hồi từ hơn 190 thiên thạch gần Trái đất và phát hiện ra rằng không có 2 thiên thạch giống nhau bao giờ.


19 thiên thạch – 1 đêm – 1 kính thiên văn

Kính thiên văn Pan-STARRS PS1 tại Haleakala Maui đã phát hiện ra 19 thiên thạch gần Trái đất vào đêm 29/1/2011. Đây là trường hợp có nhiều thiên thạch được tìm thấy trong 1 đêm bằng 1 chiếc kính viễn vọng.

“Con số này cho thấy PS1 là kính viễn vọng uy lực nhất cho việc nghiên cứu”, Nick Kaiser, người chỉ đạo dự án Pan-STARRS nói.

Các thiên thạch được phát hiện khi chúng xuất hiện và chuyển động ngược chiều so với nền trời sao. Để xác nhận được những phát hiện đó, các nhà khoa học phải quan sát lại thêm vài lần nữa một cách cẩn thận trong vòng 12-72 giờ để xem xét quỹ đạo quay của các thiên thạch. Nếu không, chúng chắc chắn sẽ biến mất.

Sau khi phát hiện ra thiên thạch, các nhà khoa học đã gửi thông tin này về Trung tâm Nghiên cứu Tiểu Hành tinh ở Cambridge (Mỹ) – nơi thu thập và phổ biến dữ liệu về thiên thạch và Sao Hoả để các nhà thiên văn học có thể quan sát các vật thể đó.

Chung sức lùng thiên thạch

Cách tốt nhất để tìm ra những thiên thạch có nguy cơ va chạm với Trái đất là gì? Càng có nhiều người quan sát bầu trời càng tốt.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu thiên thạch từ hình ảnh của kính thiên văn.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu thiên thạch từ hình ảnh của kính thiên văn.

Đó là yếu tố thúc đẩy dẫn tới mối quan hệ hợp tác mới của Trung tâm Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Dự án Kính thiên văn Faulkes (FTP).

Đặt trụ sở tại ĐH Glamorgan (Anh), Dự án Kính thiên văn Faulkes có cả chương trình đào tạo lẫn chương trình nghiên cứu. FTP hiện có 2 kính thiên văn ở Haleakala (Hawaii) và Siding Spring (Úc).

Tổ chức này hỗ trợ hàng trăm trường học trên khắp châu Âu và cho phép học sinh trong trường được phép truy cập miễn phí vào chương trình quan sát trực tuyến.

Chương trình này khuyến khích các nhà thiên văn nghiệp dư cũng như các sinh viên tham gia truy lùng thiên thạch.

Chương trình Nhận thức Hoàn cảnh Vũ trụ (SSA) của ESA là một phần nỗ lực quốc tế trong công cuộc tìm kiếm những hiểm hoạ không gian – không chỉ thiên thạch mà còn cả rác thải vũ trụ trong quỹ đạo của Trái đất.

Tuy nhiên, thiên thạch là một vấn đề lớn. Thông thường, thiên thạch rất khó bị phát hiện bởi chúng quá sẫm màu. Chúng có thể tiến tới rất gần trước khi ai đó kịp nhìn thấy. Và thiên thạch cũng chỉ lộ diện 1 lần rồi biến mất trước khi người ta có thể xác nhận được khám phá đó.

Đây chính là lí do làm ESA hướng tới các trường học và các nhà thiên văn nghiệp dư để tìm sự giúp đỡ như một phần đóng góp của châu Âu cho cuộc săn lùng thiên thạch toàn cầu.

“Cộng đồng thiên văn đóng góp càng nhiều lòng nhiệt thành và khả năng chuyên môn cũng như thời gian, lòng kiên nhẫn để xác nhận những quan sát mới thì càng giúp ích được nhiều”, Detlef Koschny từ phòng tổ chức của chương trình SSA nói, “Đáp lại, chúng tôi sẽ chia sẻ thời gian quan sát tại Trạm Quan sát của ESA tại Tenerife và cung cấp những lời khuyên. Chúng tôi sẽ hỗ trợ họ bằng tất cả những gì có thể”.


Phương Thanh (theo NASA, Universetoday)

(bee.net.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x