15 năm ngày giỗ Triệu Tử Dương, người nhà vào nghĩa trang giống như vào ngục

21/01/20, 16:12 Trung Quốc

Kỷ niệm 15 năm ngày mất của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Triệu Tử Dương, người nhà họ Triệu đã đến nghĩa trang để tảo mộ. Tuy nhiên, chính quyền lại thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt ở nghĩa trang, không những cử đến một số lượng lớn công an canh gác, còn bắt đăng ký mới được vào bên trong.

Ngày 17/1 là ngày kỷ niệm 15 năm ngày mất của Triệu Tử Dương, người nhà lần đầu tiên đến nghĩa trang cúng tế, một số lượng lớn công an canh giữ đề phòng.
17/1 là ngày kỷ niệm 15 năm ngày mất của Triệu Tử Dương, người nhà lần đầu tiên đến nghĩa trang cúng tế, một số lượng lớn công an canh giữ đề phòng. (Ảnh: Getty Images)

Ngày 17/1 là kỷ niệm 15 năm ngày mất của ông Triệu Tử Dương, thân thích và bạn bè của Triệu Tử Dương như con trai Triệu Nhị Quân, con rể Vương Chí Hoa và các thuộc cấp trước đây của Triệu Tử Dương, đã đến nghĩa trang “Thiên Thọ Viên” ở quận Xương Bình, Bắc Kinh vào khoảng 10 giờ sáng.

Triệu Nhị Quân nói với truyền thông rằng, nghĩa trang được bảo vệ nghiêm ngặt, một số lượng lớn công an canh gác đề phòng, nghĩa trang còn được tăng cường thêm cổng gác và hệ thống đăng ký, người dân muốn đi vào nghĩa trang thì phải đăng ký và chụp ảnh.

Ông nói, chính quyền cũng đã trồng nhiều cây lớn để che bia mộ, gắn thêm camera giám sát, người dân không thể tặng hoa, cúi chào và chụp ảnh trước ngôi mộ.

Một người địa phương đã cung cấp thông tin với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng, nhiều người không thể vào nghĩa trang ngày hôm đó: “Khách thăm mộ bình thường không thể tiến vào, muốn vào nghĩa trang thì phải kiểm tra thẻ căn cước”.

Tại hiện trường, có phóng viên nước ngoài cố gắng thử vào nghĩa trang nhưng đã bị công an chặn lại. Có nhiều nhân viên khác kiểm tra và đối chiếu danh tính của những người vào nghĩa trang ở lối ra vào, nhiều bảo an cầm bộ đàm trong tay, tuần tra và canh giữ xung quanh bia mộ Triệu Tử Dương.

Chính quyền đã trồng nhiều cây lớn để che bia mộ, gắn thêm camera giám sát, người dân không thể tặng hoa, cúi chào và chụp ảnh trước ngôi mộ.
Chính quyền đã trồng nhiều cây lớn để che bia mộ, gắn thêm camera giám sát, người dân không thể tặng hoa, cúi chào và chụp ảnh trước ngôi mộ. (Ảnh: Getty Images)

Con rể của Triệu Tử Dương là Vương Chí Hoa, cũng “giới thiệu” các biện pháp giám sát hiếm thấy mà các ban ngành có liên quan của thành phố Bắc Kinh đã thực hiện. Vương Chí Hoa nói: “Hôm đó đến khoảng 30, 40 người, một số người là những người già năm đó tới từ Tứ Xuyên, gần 90 tuổi rồi. Sau khi đến nghĩa trang, họ phát hiện cổng nghĩa trang bị chặn bởi hàng rào sắt và mọi người phải quẹt thẻ căn cước để vào”.

Ông nói rằng, nghĩa trang này đã tồn tại mấy chục năm, hơn 17.000 người chết đã được chôn cất tại đây. Có người không mang theo thẻ căn cước nên không vào được, và xảy ra một số mâu thuẫn với nhân viên an ninh của nghĩa trang.

Vương Chí Hoa nói, lúc họ chọn nghĩa trang, chính quyền đã đồng ý, phê chuẩn, hơn nữa lúc họ sắp xếp tang sự cũng dựa theo những gì đã bàn bạc. Nhưng khi họ đến nghĩa trang vào buổi sáng, họ thấy rất nhiều xe cảnh sát, có cảnh sát canh giữ. Nghĩa trang không chỉ có máy theo dõi, còn có hai người ngồi đó rất lâu để giám sát.

Học giả độc lập người Trung Quốc – Ngô Vĩ nói, cách đây không lâu ông đã đi qua ngôi mộ của Triệu Tử Dương, lúc ấy cửa chính đã bị đóng chặt, không cho bọn họ đi vào. Do đó, ông tin rằng có rất nhiều người không thể đi vào nghĩa trang vào ngày 17/1, ngay cả những người có liên quan đến “Sự kiện Lục Tứ” (thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989) cũng không thể vào được.

Triệu Tử Dương được coi là một nhà cải cách của ĐCSTQ, trong "sự kiện 4/6/1989", ông Triệu đã không đồng ý để ĐCSTQ tấn công sinh viên không tấc sắt
Triệu Tử Dương được coi là một nhà cải cách của ĐCSTQ, trong “sự kiện 4/6/1989”, ông Triệu đã không đồng ý để ĐCSTQ tấn công sinh viên không tấc sắt. (Ảnh: RFI)

Ngoài ra, nhiều người bao gồm cả nhóm các bà mẹ Thiên An Môn cũng bị công an chặn vào cùng ngày hôm đó. Học giả độc lập Cao Du nói, khi cô chào hỏi người của đồn công an ở đó thì bị chặn lại. Có 2 công an canh gác, đi ra ngoài đều phải ngồi xe của họ.

Triệu Tử Dương được coi là một nhà cải cách của ĐCSTQ, trong “Sự kiện Lục Tứ”, ông Triệu đã không đồng ý để ĐCSTQ tấn công sinh viên tay không tấc sắt, cũng đích thân đến quảng trường Thiên An Môn thăm hỏi các sinh viên đang tuyệt thực và bị đàn áp.

Sau “Sự kiện Lục Tứ”, Triệu Tử Dương bị bị tước bỏ mọi vị trí trong và ngoài ĐCSTQ, bị giam lỏng tại Bắc Kinh trong 16 năm, ông qua đời ở tuổi 85 vào ngày 17/1/2005.

Tro cốt của Triệu Tử Dương và phu nhân Lương Bá Kỳ (qua đời vào năm 2013) vẫn luôn được đặt ở ngôi nhà cũ là Tứ hợp viện tại số 6, ngõ Phú Cường. Gia đình họ Triệu đã thảo luận với chính quyền về việc an táng tro cốt trong nhiều năm qua, mãi đến sau hôm sinh nhật 100 tuổi của Triệu Tử Dương hồi tháng 10/2019, mới được an táng.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x