Chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn của phóng viên huyền thoại

13/05/12, 07:35 Tin Tổng Hợp

Horst Faas, phóng viên ảnh chiến trường từng giành giải thưởng Pulitzer danh giá, người từng đưa tin về chiến tranh Việt Nam cho hãng thông tấn AP và trở thành một trong những phóng viên ảnh huyền thoại của thế giới, đã qua đời vào hôm qua – ngày 10/5 tại Munich (Đức), thọ 79 tuổi.


Horst Fass (1933 – 2012).

Horst Faas, sinh tại Đức, từng giành 4 giải thưởng ảnh uy tín, trong đó có 2 giải Pulitzer trong sự nghiệp làm báo và từng làm trưởng đại diện bộ phận ảnh của hãng tin AP tại Sài Gòn vào giai đoạn cao điểm của chiến tranh. Khi ở Sài Gòn, ông từng đào tạo và hướng dẫn cho nhiều nhà báo trẻ Việt Nam, những người đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu cho sự tàn khốc của cuộc chiến.

Dưới sự hướng dẫn của ông, các phóng viên ảnh AP đã ghi lại những hình ảnh sau đó nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự hung tàn cuộc chiến kéo dài. Trong đó, nổi tiếng nhất là bức ảnh chụp tướng quân đội Sài Gòn cầm súng ngắn xử bắn chiến sĩ cách mạng Việt Nam của Eddie Adams và bức ảnh “Em bé napalm” của Nick Út.


Bức ảnh “Em bé napalm” của Nick Út, đoạt giải Pulitzer năm 1973.

Năm 1960, ở tuổi 27, sau 4 năm gia nhập hãng thông tấn AP, ông Horst Faas bắt đầu sự nghiệp đưa tin về các cuộc chiến. Ông từng làm việc tại Congo và Algeria trước khi sang Việt Nam, nơi ông giành giải thưởng Pulitzer đầu tiên năm 1965. Khi nhận giải thưởng cho những tấm hình chụp chiến tranh Việt Nam, Horst Faas nói rằng ông muốn “ghi lại nỗi đau, những cảm xúc và sự mất mát của cả người Mỹ lẫn người Việt Nam tại quốc gia nhỏ bé này”.

Horst Faas từng có mặt ở tuyến đầu để quan sát những nỗi đau đó. Khi không ở chiến trường, ông làm việc tại văn phòng của AP ở Sài Gòn, xem xét và lựa chọn các bức ảnh từ các phóng viên để gửi cho hãng.


Horst Faas năm 1967.

Horst Faas bị thương vào năm 1967 và sau phải sử dụng xe lăn trong nhiều năm. Ông qua đời sau thời gian dài gặp các vấn đề về sức khỏe, trong đó có chứng liệt từ nửa người phần dưới.

Cùng xem lại một số bức ảnh kinh điển chụp chiến tranh Việt Nam của Horst Faas:


Cận cảnh chiến trường, chụp tại Tây Ninh vào tháng 3/1965.


Bức ảnh chụp vào tháng 6/1965, ghi lại cảnh một gia đình thường dân sống sót sau trận chiến kéo dài 2 ngày đêm ở Đồng Xoài.


Cận cảnh một trận giáp lá cà, tháng 7/1966.


Một người lính Mỹ đang cho đồng đội bị thương uống nước trên chiến trường vào tháng 2/1967.


Một người phụ nữ tìm thấy thi thể của chồng mình trong một ngôi mộ tập thể chôn 47 người ở gần Huế, tháng 4/1969. 

(kenh14.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

x