Phát hiện về hành trình “tai nạn giao thông” của… tinh trùng

11/05/12, 07:23 Tin Tổng Hợp

Phát hiện về hành trình “tai nạn giao thông” của… tinh trùng

Cho đến gần đây, các bác sĩ vẫn chưa thể giải thích thuyết phục tại sao chỉ khoảng 1% trong 300 triệu tinh trùng mà người đàn ông xuất ra trong một lần quan hệ có thể bơi tới tử cung của phụ nữ và chỉ có vài chục tinh trùng gặp được trứng. Nhưng các nhà khoa học Anh cho rằng họ đã tìm thấy câu trả lời cho vấn đề này.

Theo nghiên cứu của đại học Warwick và Birmingham, nguyên nhân khiến quá ít tinh trùng có thể bơi tới tử cung là do chúng bị mất phương hướng khi bơi trong âm đạo và cổ tử cung. Điều này khiến tinh trùng thường xuyên đâm vào nhau trong quá trình di chuyển. Nói ngắn gọn là, khả năng định hướng kém khiến tinh trùng thường xuyên gây “tai nạn giao thông” khi di chuyển đến trứng.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm bằng cách đưa các tinh trùng vào một đường ống rất nhỏ để theo dõi xem chúng phản ứng như thế nào trong một không gian hạn chế. Kết quả, họ phát hiện thấy rằng các khúc cua đột ngột khiến tinh trùng thường xuyên va chạm vào nhau hoặc vào thành ống do không kịp rẽ. Thêm nữa, tinh trùng có xu hướng tránh bơi ở ‘làn giữa’, thay vào đó, chúng bò dọc thành của đường ống.

Chỉ khoảng 1% trong tổng số 300 triệu tinh trùng có thể bơi tới trứng trong mỗi lần quan hệ.

“Tôi không thể nhịn được cười khi lần đầu tiên chứng kiến tinh trùng liên tục lỡ trớn ở những khúc cua gấp và lao đầu vào thành ống đối diện”, tiến sĩ  Peter Denissenko, thành viên nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Warwick cho biết.

Những tinh trùng bơi tới trứng thành công là những con có khả năng định hướng tốt nhất trong đường ống được cấu tạo phức tạp, nhiều chỗ rẽ và chứa đầy chất nhầy.

Kết hợp với những nghiên cứu trước đây về yếu tố ảnh hưởng tới khả năng bơi của tinh trùng, tiến sĩ Peter Denissenko và các cộng sự tin rằng nghiên cứu của họ sẽ là cơ sở để phát triển một phương pháp lựa những tinh trùng khỏe mạnh sử dụng trong điều trị vô sinh.

(Nguồn tham khảo: Bee/Dailymail)

Tìm ra nhiều động, thực vật kỳ lạ trong động Thiên Đường

Qua công tác khảo sát động Thiên Đường, thuộc Vườn quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng (Quảng Bình) để đưa vào khai thác tuyến du lịch mới, tổ khảo sát
của Ban quản lý Khu du lịch sinh thái động Thiên Đường đã phát hiện
nhiều loài động vật lạ sống trong đoạn hang động dài gần 7.000m.

Trong
động Thiên Đường bóng tối bao trùm nhưng vẫn có một loài côn trùng lạ,
qua so sánh thì hình dạng chúng không giống một loài nào thường thấy ở
ngoài tự nhiên. 

Trong
các loài động vật được phát hiện có một đàn cá lạ sống trong dòng suối
của động, hình thù giống như cá trê, có 2 râu phía trước, khối lượng của
chúng dao động từ 0,5 – 1kg và điều kỳ lạ là loài cá này không
hề có mắt. Một loài côn trùng khác cũng được phát hiện giống một loài dế
nhỏ, thân dài khoảng 1 – 1,5cm nhưng râu, hai càng sau và chân của nó
rất dài. Cơ thể của loài này có sự xen lẫn của màu nâu nhạt nhẹ và màu
trắng. 

Trong
động Thiên Đường không hề có ánh sáng mặt trời nhưng vẫn có sự xuất
hiện của những đàn dơi, tốc độ bay của chúng chậm hơn so với dơi ngoài
tự nhiên.

Ngoài
2 loài này, tổ khảo sát cũng rất nhiều lần bắt gặp những đàn dơi bay
chậm hơn so với dơi tự nhiên; nhiều loài côn trùng với hình dạng
có nhiều điểm khác các loài ngoài tự nhiên…

Thêm
vào đó, tổ khảo sát còn phát hiện một số loài cây vừa nảy mầm, nhô lên
từ nền đất sét mềm ướt của hang động. Loại cây này có 2 lá mầm, màu lá
không xanh như bình thường mà rất nhạt, thân màu trắng mừng ở Cameruốt… Điều khó lý
giải tại sao trong hang động này không hề có sự xuất hiện của ánh sáng
mặt trời nhưng cây vẫn nảy mầm. 

(Nguồn tham khảo: Đất Việt)

Phát hiện loài khỉ đột nhút nhát cực quý hiếm 

Tuần
qua, máy bẫy ảnh đặt tại một khu rừng của Cameroon đã ghi lại được hình
ảnh của một bầy khỉ đột Cross River, một trong những loài khó nắm bắt
nhất trên Trái đất, trong môi trường sống tự nhiên.

Hình ảnh mô tả khỉ đột Cross River.

Khỉ
đột Cross River là loài vô cùng nhút nhát. Chỉ cần thoáng thấy bóng
người chúng sẽ ngay lập tức biến mất nên các nhà nghiên cứu rất thiếu tư
liệu về loài này. Cross River, một phân loài của khỉ đột phương Tây, là
loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong loài khỉ không đuôi châu Phi,
do bị săn bắt lấy thịt và môi trường sống ngày càng thu hẹp. Theo tính
toán, hiện trên thế giới chỉ còn từ 250 đến 300 cá thể.

Năm
2008, chính phủ Cameroon đã xây dựng Công viên Quốc gia Takamanda với
hy vọng có thể cứu Cross River khỏi nguy cơ biến mất hoàn toàn.

(Nguồn tham khảo: Mongabay)

Chùm ảnh: Những “nơron thần kinh” của Trái đất

Đồng
bằng châu thổ là vùng được hình thành nơi dòng sông chảy vào một đại
dương, biển, hồ… làm lắng đọng trầm tích, để lại vẻ đẹp kỳ bí. Các nhà
khoa học đã chụp lại hệ thống đồng bằng châu thổ trên thế giới để thấy
được vẻ đẹp “chằng chịt” của nó. Chùm ảnh dưới đây sẽ mang đến bạn cảm
giác như lạc vào những “nơron thần kinh” của Trái đất:

Đồng
bằng sông Lena ở Nga có tổng diện tích 61.000km2, với 30.000km2 là đồng
bằng châu thổ – đây là một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới.

Đây
là vùng đồng bằng châu thổ trong quần đảo Bijagos (Tây Phi) nơi chỉ có
20 trong số 80 hòn đảo có thể sinh sống. Bức ảnh trông giống như một bức
tranh Van Gogh vậy.


Đây
là cửa sông Betsiboka ở Madagascar, có thể mang theo nhiều phù sa màu
đỏ xuống biển làm xói mòn và gây nhiều thiệt hại cho khu vực.


Vịnh
Papua (Papua New Guinea) là khu vực sở hữu đồng bằng châu thổ rộng
400km2 và nắm giữ một vùng biển khoảng 35.000km2, trong đó bờ biển được
bao quanh bởi rừng ngập mặn.

Khatanga – đồng bằng châu thổ ở Siberia (Nga) trông giống như lát cắt ngoằn ngoèo của một tảng đá.


Đồng bằng sông Yukon (Alaska) có khoảng 25.000 người dân sống xung quanh.

(Nguồn tham khảo: Telegraph)

(kenh14.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

    Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

x