Một đề thi lạ

12/04/12, 08:49 Tin Tổng Hợp

Trong các kì thi tốt nghiệp hoặc thi vào các trường ĐH, CĐ mấy năm gần đây
chưa thấy xuất hiện “đề văn lạ”. Là chủ biên sách Làm văn cho bậc THPT sau năm
2000, bây giờ tôi mới thực sự thấy một “đề văn lạ” – đó là

đề thi của Trường ĐH FPT
.

Toàn văn đề thi:

“Trong kiệt tác Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã từng chia sẻ quan
niệm của mình thông qua phát ngôn của nhân vật Kim Trọng về“chữ trinh”:

“Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh”.
cho dù chính ông cũng từng khẳng định:“Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”.

Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đổ vỡ,
người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh
không còn ý nghĩa quan trọng như thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm
tình dục trước hôn nhân.

Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải phải giữ trinh tiết trước
khi về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào
việc người phụ nữ còn trinh hay không?

Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy
củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo và các quan
sát của bạn trong cuộc sống.”

Chúng ta đều biết rằng, trong bối cảnh hiện nay, ở mọi phương diện cuộc sống,
rất cần khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo, mới lạ. Dạy học Làm văn trong nhà
trường càng phải như thế. Đề văn của ta lâu nay thường mòn sáo theo một khuôn
mẫu, ít gây hứng thú và sáng tạo cho học sinh. Vì thế rất nên có những đề văn
phá cách, mới mẻ, khác lạ, ra đề theo hướng “mở”…

Tuy nhiên “mới mẻ”, “khác lạ”,“mở”…nhưng vẫn phải bảo đảm sự chính xác, tính
khoa học, tính thẩm mỹ và yêu cầu giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ. Mới lạ không
đồng nghĩa với sự cẩu thả, tùy tiện, càng không phải là thô thiển, nhảm nhí…
Tiếc rằng đề văn vừa nêu trên là đề văn “lạ” nhưng không đáp ứng được yêu cầu
vừa nêu, nó lạ theo chiều hướng xấu, tiêu cực, phi giáo dục

Về điều này tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của GS. Nguyễn Minh Thuyết cho
rằng: “Đề thi của ĐH FPT vừa yếu về chuyên môn, vừa thô tục”và PGS.TS Văn Giá
“Đề thi ‘trinh tiết’ của ĐH FPT mắc sai lầm nghiêm trọng”
đã nêu trong bài
trả lời báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 11/04. Ở đây chỉ xin nêu và
làm sáng tỏ thêm một vài khía cạnh khác.

Đề văn trên trích hai phát ngôn, một là lời của Kim Trọng trong màn
đoàn viên sau 15 năm lưu lạc và một là lời Thúy Kiều tự tình cùng chàng Kim
trong buổi đầu gặp gỡ: “Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”. Đành rằng
các phát ngôn của nhân vật chính diện trong tác phẩm thường mang tư tưởng của
tác giả, nhưng trên đã nêu là của Kim Trọng thì dưới phải nói là của Thúy Kiều
chứ không phải Nguyễn Du.

Thứ hai đây là một đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học (vấn đề trinh tiết của người phụ nữ, và tác phẩm Truyện Kiều),
nhưng cách nêu quá thô, lan man, dài dòng và đặc biệt lại đặt ra một vấn đề/ đề
tài không phù hợp với yêu cầu giáo dục thẩm mỹ và tư tưởng- những yêu cầu vốn
rất cơ bản để tạo nên đặc trưng của môn Ngữ văn, môn học về cái đẹp và sự tinh
tế.

Cách đây không lâu, người ta còn nhớ có đề văn được coi là phản thẩm mỹ khi
yêu cầu học sinh bàn luận về câu “Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại”
của ông giáo trong truyện Lão Hạc (Nam Cao). So với đề văn về Lão Hạc thì đề
văn của đại học FPT phải là bậc “cụ” về phản thẩm mỹ.

Tại sao lại có thể đem chuyện “cái màng trinh” và chuyện “tình dục trước hôn
nhân” của người phụ nữ ra để làm đề tài bàn luận trong một đề thi văn. Nếu đây
là một đề tài trao đổi nhóm khi học môn sinh vật hoặc giáo dục công dân, tìm
hiểu và giáo dục giới tính… thì còn khả dĩ.

Trong khi Nghị luận xã hội, có biết bao nhiều đề tài hay, mới mẻ, thiết thực,
phù hợp và giàu ý nghĩa đối với tuổi trẻ tại sao không nêu lên để thí sinh bàn
luận. Hơn nữa cách nêu quan niệm về trinh tiết của thời xưa và nay đối lập như
thế, vô hình chung đề văn đã cổ vũ cho việc phụ nữ ngày nay không cần trinh
tiết, khuyến khích “tình dục trước hôn nhân”.

Đành rằng trong giáo dục học đường chúng ta không nên né tránh nhiều vấn đề
có thực trong đời sống, kể cả những vấn đề tế nhị và nhạy cảm hoặc thậm chí bị
coi là “cấm kị”, nhưng đưa vấn đề đó vào nhà trường ở môn học hay hoạt động nào;
đưa như thế nào và bằng cách nào là hết sức quan trọng. Liệu có phải cứ nhân
danh yêu cầu “sáng tạo”, cần phải “mở” để ra những đề văn mở đến “vô bờ bến” và
vô phương hướng hay không?

Hoa Kỳ là một đất nước có nền giáo dục rất tự do và dân chủ tối đa, giáo viên
có quyền rất cao trong việc lựa chọn các nội dung và cách dạy học… nhưng xem các
đề thi văn của họ, tôi không thấy bất kì đề thi nào kiểu như đề thi về “cái màng
trinh” của đại học FPT.

Đề thi năm 2006-2007:

Nếu bạn có thời gian một ngày với một nhân chứng lịch sử hoặc một nhân vật
hư cấu, tưởng tượng, bạn định gặp ai? Bạn sẽ làm gì trong suốt ngày ấy? Bạn sẽ
đi đâu và bạn sẽ nói những gì? Viết một bài văn kể lại những nơi mà bạn và người
ấy đã đi, những gì mà hai người đã làm. Cần sử dụng các chi tiết và chứng cớ để
làm sáng tỏ.

Đề thi năm 2007-2008:

Tất cả nghệ thuật, kịch, vũ điệu và âm nhạc trong giáo dục nhà trường đều
là chủ đề tranh luận quốc gia. Một số người tin rằng các chủ đề này không cần
thiết đối với HS; một số người khác lại cho rằng các chủ đề này không chỉ cần
thiết mà còn là sự sống còn của một nền giáo dục đa dạng.

Viết một bài nghị luận giải thích các loại hình nghệ thuật nêu trên có
quan trọng hay không đối với giáo dục phổ thông. Hãy nêu những lí do và bằng
chứng làm sáng tỏ cho luận điểm của bạn.

Đề thi năm học 2008-2009:

Trong thời gian học ở trường THPT, học sinh được học nhiều khoảng khắc
lịch sử, những khoảng khắc vẫn còn ảnh hưởng đối với cuộc sống hôm nay. Hãy suy
nghĩ về một khoảng khắc lịch sử nào đó mà bạn đã học và cho đó là quan trọng.

Viết bài nghị luận về khoảng khắc lịch sử mà bạn suy nghĩ. Trao đổi về tầm
quan trọng của nó đối với cuộc sống ngày nay. Hãy làm sáng tỏ bằng các chi tiết
và ví dụ cụ thể.

Ở Việt Nam với chương trình sau 2000, rất nhiều đề văn mới mẻ và sáng tạo đã
xuất hiện và tạo nên nhiều cảm hứng cho HS, chẳng hạn đề văn: “Một bài học
sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em”
hoặc gần hơn là đề văn “Nêu
quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”
, để sau đó
có những bài văn gây xôn xao dư luận như của Hà Minh Ngọc; hoặc làm xúc động
lòng người như bài văn của Nguyễn Trung Hiếu trường Amsterdam.

Giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ trong nhà trường là vấn đề hết sức quan trọng.
Luật giáo dục (2005) ghi rõ: mục tiêu của GD là “hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân”, “kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc”
( Điều 2 và Điều 5). Chương trình Ngữ văn
(2006) của Bộ GD-ĐT cũng ghi rõ: “Môn Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực thẩm
mĩ… HS được làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh nhằm
hoàn thiện nhân cách của mình.”

Chúng tôi cho rằng nếu cứ ra đề thi như đề văn của đại học FPT nêu trên thì
liệu các nhà trường có đạt được những mục tiêu và yêu cầu cao đẹp kia không ?

  • PGS-TS Đỗ Ngọc Thống (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

    Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

x