Một tỷ người Trung Quốc giật mình bởi Jonathan Watts

26/05/11, 23:23 Tin Tổng Hợp

Mt cnh báo rõ rt v s nguy him ca h thng báo đng ô nhim

 

Nó luôn có cách để cẩn thận với những gì bạn mong muốn. Khi Trung Quốc ở chế độ Cộng Sản và còn nghèo đói, họ luôn khinh bỉ và chỉ trích nền kinh tế hàng hóa của Chủ nghĩa tư bản, trong khi ở phương Tây chúng tôi bàn cãi hạnh phúc nằm trên nền móng của hàng hóa. Cũng may là giờ Trung Quốc đã đồng ý vấn đề hàng hóa, ôm lấy một chủ nghĩa tư bản lai căn kỳ cục và những đặc tính riêng của người Trung Quốc. nhưng cũng có nhưng tin không tốt như J.W hồi tưởng lai trình bày trong When a Billion Chinese Jump.


Một người đàn ông thu thập cá chết ở hồ Donghu ở Vũ Hán (Ảnh: STR / AP)

 

Tiêu đề này bắt nguồn từ cơn ác mộng thuở trai trẻ: nếu tất cả người Trung Quốc đều vực dậy, họ có thể thay đổi cả thế giới khỏi trục xoay của nó. Nhất là thời bây giờ 1,4 tỷ người TQ đang mong muốn cuộc sống tốt hơn  thay vì tin vào lời hứa về một ngày mai thiên đường của Xã hội chủ nghĩa, khủng hoảng thế giới vế kinh tế, không khí, đất , nước rừng và tài nguyên thiên nhiên có vẻ như đã kích họat sự lo sợ thời trai trẻ thành sự thật : nhu cầu của một tỉ người TQ, đã trở thành nguồn cầu không lồ có thể, theo chiến lược của TQ, đánh thế giới khỏi trục của nó

Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đều gây ô nhiễm và đe dọa môi trường, ngòai ra còn để lại các hậu quả lâu dài ngòai ý muốn bao gồm thay đổi khí hậu mà chúng ta đang sinh sống. Tuy nhiên trong khi công nghiệp hóa đã được hạn chế ở một số quốc gia tương đối nhỏ, những ảnh hưởng môi trường, chỉ riêng khí hậu, là bộ phận tương đối.. ở trung quốc, mặc dầu, nền công nghiệp hóa trên nguyên liệu cacbon và sự phát triển không bền vững đã chuyển hóa, bằng lợi thế về qui mô và tốc độ, tro thành người xoay chuyển cuộc chơi thế giới trong tác phẩm của Watt. phương tây tạo ra lối sồng không bền vững,TQ đã tiếp thu nó với cả niềm nhiệt huyết

 Đã qua 3 thập kỷ diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp và hàng hóa tại Trung Quốc. Hiện vẫn còn hàng trăm triệu người nghèo muốn sống sung túc và khá giả hơn ở một đất nước sử dụng lãng phí nguồn năng lượng, mà lượng chất thải cacbon trung bình tính trên đầu người tương đương với Pháp. Điều đáng lo ngại nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp tại Trung Quốc không phải là những thiệt hại kinh khủng mà Watts tỉ mỉ ghi chép lại, mà là sức chứa phá họai còn nhiều hơn thế nữa tiềm tàng trong hệ thống.

Nền kinh tế Trung Quốc khởi đầu tăng trưởng mạnh nhờ vào sự xuất khẩu hàng hóa giá rẻ bèo được sản xuất bởi phụ nữ trong nước với tiền công rẻ mạt trong các nhà máy phía Đông Trung Quốc. Nhiều hơn, rẻ hơn, nhanh hơn nên không dễ để xử lý nước thải, tuy nhiên trong 20 năm đầu người ta rất ít quan tâm tới vấn đề đó. Cho tới khi các dòng song chuyển sang màu đen, không khí bị ô nhiễm, đất đai thấm đầy chất độc, tỷ kệ ung thư và các bệnh khác do ô nhiễm môi trường tăng vọt ( tỷ lệ tử vong của nông dân Trung Quốc vì ung thư gan gấp 4 lần , vì ung thư dạ dày gấp 2 lần tỷ lệ trung bình trên thế giới). Gà rán Kentucky bấy giờ đã trờ thành chuỗi nhà hàng lớn nhất ở Trung Quốc và bây giờ 1 phần 7 người lớn ở Trung Quốc bị béo phì.

Tại Bắc Kinh, có nhiều nỗ lực để cải cách cơ cấu ít phá họai nhất. Phát triển bền vững bây giờ là câu thần chú trong chính sách cam kết về một nền kinh tế ít cácbon của chính phủ Trung Quốc, nhất là để chiếm lĩnh các công nghệ của tương lai. Nhưng khi Watts phát hiện rằng, để thay đổi được cơ cấu ở giai đọan phát triển này đòi hỏi nhiều hơn nền pháp luật lỏng lẻo và sự thừa nhận của cấp trên. Nó đòi hỏi sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng sai lệch của người dân rằng môi trường có thể bị khai thác và phá họai thậm tệ rồi có thể xử lý bất kể hậu quả gì bằng khoa học kỹ thuật.

Cuộc hành trình của Watt đưa chúng ta đến với viện bảo tồn thiên nhiên nơi mà các loài động vật từng được đối xử đặc biệt, đến với bi kịch tỉnh Hà Nam, trước đây được xem là một sự mẫu mực của sự phát triển của chủ nghĩa Mao, bây giờ bị ảnh hưởng bởi đói nghèo, đất đai cằn cỗi, tham nhũng và đại dịch AIDS có thể đến từ một chương trình bán máu chính thức. Tiếp theo là Lâm Phần, một thị trấn ở tỉnh Sơn Tây, được cho là nơi ô nhiễm nhất thế giới, nơi mà tỷ lệ dị tật bẩm sinh gấp 6 lần quốc gia, còn tỷ lệ dị tật bẩm sinh Trung Quốc gấp 3-5 lần tỷ lệ trung bình trên thế giới, là nơi mà “tỷ lệ tử vong thợ mỏ cho mỗi tấn than đá” gấp 30 lần so với Hoa Kỳ và gần một triệu hộ dân bị ảnh hưởng bởi sụt lún, ước tính thiệt hại về sức khỏe người dân và môi trường ở tỉnh này trong năm 2005 lên tới 2,9 tỷ bảng Anh. 

Sông Hoàng Hà, quê hương của nền văn minh Trung Quốc, tất cả đã bị phá hủy. Chính phủ đã khuyến khích người dân di chuyển về phía Tây từ khu trung tâm đông đúc đến vùng đất đồi núi khô cằn của người Uighurs và người Tây Tạng, những nơi có thể có dân số thưa thớt nhưng nơi đó hệ sinh thái nhanh chóng sụp đổ dưới sức nặng của dân số. Những ngày cuối cùng còn lại của thiên đường, sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc của tỉnh Vân Nam, theo ghi chép của Watt, chỉ đếm được từng ngày.

Nếu đây là một câu chuyện ảm đạm, thì đó là vì sự hi vọng ảm đạm. Watts cố gắng cân bằng cuộc hành trình của mình dù tệ hại nhưng vẫn có dấu hiệu của sự hi vọng, nhưng chúng tôi cảm giác tác giả muốn tìm nhiều bằng chứng thuyết phục hơn. Cuốn sách không chỉ là bản cáo trạng con đường phát triển của Trung Quốc mà còn là bài học cho chúng ta từ hiểm họa trong cách chúng ta sống. Liệu chúng ta có chú ý đến sự cảnh báo đó và liệu Trung Quốc có trả giá cho sự chứng minh tính bền vững hơn là thực hiện trách nhiệm của mình? Bất kỳ độc giả nào trong một tỷ người Trung Quốc đều giật mình khi phải hy vọng như vậy.

Nhà phê bình Isabel Hilton

kanzhongguo.com

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x