13 thành phố cổ vĩ đại nhất trong lịch sử

Từ năm 7000 TCN cho đến nay, có ít nhất 13 thành phố đã dẫn đầu thế giới về dân số. Những thành phố này từng đạt đến sự phát triển đỉnh cao từ văn hóa, kinh tế đến quân sự, nhưng nay một số chỉ còn lại dấu vết của thời kỳ hoàng kim do những biến động của lịch sử.

Năm 7000 TCN, thành phố Catalhoyuk được cho là lớn nhất thế giới với dân số 1.000 người. (Ảnh: Vassar College WordPress)

Dưới đây là một số thông tin sơ lược về những thành phố lớn nhất trong lịch sử, dữ liệu được lấy chủ yếu từ cuốn sách “Why the West Rules – For Now” của nhà sử học và khảo cổ học Ian Morris.

1. Catalhoyuk dẫn đầu thế giới với 1.000 dân vào năm 7000 TCN

Tọa lạc ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, Catalhoyuk được nhiều người xem là thành phố đầu tiên trong nền văn minh kỳ này của nhân loại. Năm 6500 TCN, dân số của nó đã vào khoảng 3.000 người, thậm chí còn ấn tượng hơn.

Thành phố bao gồm hàng trăm ngôi nhà được làm từ bùn đất. Những ngôi nhà đông đúc đến mức mọi người thường đi bộ trên mái nhà nhiều hơn là dưới đường phố.

Thành phố Catalhoyuk có một nền văn hóa phong phú, bằng chứng là có rất nhiều bức tranh tường lớn, những bức tượng nhỏ và các địa điểm tổ chức nghi lễ mai táng. Trong đó, có một bức vẽ trên tường được xem là bản đồ cổ nhất thế giới và một bức tranh phong cảnh cổ nhất thế giới.

Catalhoyuk trở nên suy tàn vào khoảng năm 5700 TCN.

2. Tell Brak: 4.000 người vào năm 5000 TCN

Tell Brak led the world with 4,000 people by 5000 BCE.
Địa điểm khai quật thành phố Tell Brak. (Ảnh: Wikipedia)

Nằm ở Syria, Tell Brak là một phần của tuyến đường thương mại chính trên con sông chảy qua Anatolia, Levant và miền Nam Mesopotamia.

Thành phố cũng là nhà của “Eye Temple” (Đền Mắt), được các nhà khảo cổ đặt tên sau lần khám phá ra hàng trăm bức tượng có đôi mắt lớn.

3. Uruk: 40.000 người năm 3300 TCN

Kết quả hình ảnh cho Uruk
Mô phỏng thành phố Uruk. (Ảnh: Crystalinks)

Tọa lạc ở Iraq bên dòng sông Euphrates, Uruk có một thời gian dài rơi vào tình trạng vụ mùa thu hoạch kém, vì con người bị buộc phải gia nhập nghiệp đoàn để sinh sống.

Có những bằng chứng ở đây về chế độ hạn chế và phân phối quần áo, thực phẩm; việc đánh thuế; xã hội ngày càng phân chia giai cấp và một nhà nước mới nổi lên. Tuy nhiên, thời đó, nền văn hóa của Uruk đã trở nên nổi trội trong các thành phố từ Syria cho đến Iran.

Vị vua huyền thoại Gligamesh, được ghi chép trong sử thi cùng tên đã cai trị Uruk vào khoảng thế kỷ 27 TCN. Nhưng trong một hoặc 2 thế kỷ sau, Uruk bắt đầu thua cuộc trước các đối thủ trong khu vực.

4. Babylon: 60.000 người năm 1770 TCN

Babylon took the lead with 60,000 people in 1770 BCE.
Một bức tranh về tòa tháp BaBel ở Babylon. (Ảnh: Wikipedia)

Thành phố nổi tiếng này được xây dựng khoảng năm 2.500 TCN và trở thành trung tâm chính của nền văn minh Lưỡng Hà trong 500 năm sau khi Hammurabi, vị vua đầu tiên của đế quốc Babylon tạo dựng nên thủ đô của ông.

Thành phố cũng được biết đến trong Kinh Thánh như một trung tâm của chủ nghĩa duy vật và tội lỗi, nơi có tòa Tháp Babel xây dựng dang dở được cho là biểu trưng cho tham vọng và sự ngạo mạn của con người đối với Đức Chúa Trời qua việc muốn xây tòa tháp cao đến tận trời xanh.

Babylon vẫn là một thành phố lớn dưới nhiều đời cai trị khác nhau cho đến thế kỷ thứ 7 SCN.

5. Nimrud: 75.000 người năm 800 TCN

Các cung điện của Nimrud trong tưởng tượng của người khai quật thành phố đầu tiên. (Ảnh: Wiki)

Nằm ở Iraq tại một điểm chiến lược trên sông Tigris, Nimrud là thủ đô của Đế quốc Tân Assyria.

Vào thế kỷ thứ 9 TCN, vua Ashurnasirpal II đã xây dựng một cung điện khổng lồ làm bằng cây tuyết tùng, cây bách, cây sồi, dâu tằm, cây hồ trăn, và cây liễu bách với đầy ắp những tác phẩm nghệ thuật và kho báu. Ông cũng xây dựng đền thờ, vườn thực vật và vườn thú.

Sau này, con trai ông, vua Shalmaneser III lại tiếp tục xây dựng một cung điện lớn gấp đôi ở đây.

6. Alexandria: 150.000 người năm 300 TCN

Kết quả hình ảnh cho ancient alexandria

Thành phố Alexandria cổ xưa. (Ảnh: pinterest.com)

Nằm ở Ai Cập, Alexandria được Alexander Đại đế thành lập vào năm 331 TCN. Nó nhanh chóng trở thành một thành phố lớn nhất. Và nó đã trở thành thủ phủ của đất nước trong vòng 1.000 năm tiếp theo.

Thành phố thuộc Địa Trung Hải này là nơi có Ngọn hải đăng Alexandria, một trong những tòa nhà cao nhất thế giới và Thư viện Alexandria lớn nhất thế giới.

Ngoài người Hy Lạp và Ai Cập, thành phố này có số người Do Thái sống ở thành thị lớn nhất trên thế giới.

Alexandria đã trở nên suy tàn dần trong thời đế chế La Mã kiểm soát và trong những cuộc chinh phục của người Hồi giáo.

7. Rome: 400.000 người năm 100 TCN

Rome took the lead with 400,000 people by 100 BCE.
Đấu trường La Mã ngày nay. (Ảnh: Wikipedia)

Từ vị thế khiêm tốn của một ngôi làng nhỏ ở Italy 1.100 năm trước đó, bước sang thế kỷ thứ 2 TCN cho đến vài trăm năm sau, thành Rome trở thành thủ đô của Đế chế La Mã hùng mạnh nhất thế giới, và là trung tâm cai quản một miền đất rộng lớn kéo dài từ Bắc Âu qua Địa Trung Hải đến Ai Cập.

Hai thế kỷ sau của đế quốc La Mã được coi là thời kỳ vững vàng và thịnh vượng nhất của lịch sử nhân loại từ trước đó tới lúc bấy giờ, ảnh hưởng của La Mã ăn sâu vào Tây Âu.

Dân số của thành Rome đã tăng lên hơn 1 triệu người vào năm 1 TCN. Nó vẫn là thành phố lớn nhất thế giới cho đến thế kỷ 4, sau khi đế quốc La Mã sụp đổ.

8. Trường An: 600.000 người năm 600

Chang’an took the lead with 600,000 people by 600 CE.
Trường An trong thời nhà Tùy. (Ảnh: Wikipedia)

Nằm ở phía Bắc Trung Quốc, Trường An là thủ phủ của hơn 10 triều đại. Nó đã trở thành thành phố lớn lớn nhất thế giới dưới triều đại nhà Tùy, khi Trung Quốc nổi lên như một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.

Chẳng bao lâu, thành phố đã trải rộng trên hơn 48 km2, và vào năm 700 dân số nơi đây lên đến 1 triệu người.

Theo nhà thơ Bạch Cư Dị, tòa thành có “hàng trăm ngàn ngôi nhà, giống như một bàn cờ khổng lồ,… như một cánh đồng rộng lớn với những hàng bắp cải đan xen”. Thành còn có các đại lộ được trồng cây xanh rộng gấp 5 lần so với Đại lộ thứ 5 ở New York.

Thành Trường An đã bị suy tàn nghiêm trọng vào cuối triều đại nhà Đường năm 904. Tuy nhiên, ngày nay, nó vẫn là một thành phố đang phát triển mạnh mẽ của Tây An.

9. Hàng Châu: 1 triệu người năm 1200

Hangzhou took the lead with 1M people by 1200 CE.
Hàng Châu trong một bức tranh minh hoạ của Pháp năm 1412. (Ảnh: Wikipedia)

Nằm cuối phía Nam con sông Đại Vận Hà của Trung Quốc, Hàng Châu là một thành phố thương mại chính và là kinh đô của triều Nam Tống.

Marco Polo, người đến thăm thành phố này vào cuối thế kỷ 13 nói “không nghi ngờ gì nữa, đây là thành phố đẹp nhất và tráng lệ nhất thế giới”.

Một du khách người Ma rốc tên Ibn Battuta đến thăm nơi đây vào năm 1345 cũng gọi đó là thành phố lớn nhất mà ông từng thấy.

Hàng Châu mất vị trí kinh đô sau khi triều đại nhà Tống kết thúc và cũng dần để mất các giao dịch thương mại cho các thành phố ven biển.

10. Bắc Kinh: 600.000 người năm 1450

Hình ảnh có liên quan
Tử Cấm thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. (Ảnh: ilgilerimbilgilerim)

Bắc Kinh trở thành kinh đô của triều đại nhà Minh vào năm 1420. Từ đó đến nay, nơi đây vẫn là thủ đô của Trung Quốc.

Trong triều đại nhà Minh, Bắc Kinh đã chứng kiến việc xây dựng Tử Cấm Thành và Thiên Đàn (Đàn thờ Trời), 2 quần thể kiến trúc to lớn, nổi tiếng cho đến tận ngày nay.

Mặc dù có các cuộc nổi dậy, xâm lăng và dịch bệnh, Bắc Kinh vẫn là thành phố lớn nhất thế giới trong nhiều thế kỷ, với 1,1 triệu người vào năm 1800.

11. London: 1,9 triệu người năm 1841

London took the lead with 1.9 million people by 1841.
London vào thế kỷ 19. (Ảnh: Wikipedia)

London trở thành thành phố lớn nhất thế giới trong suốt thời kỳ Pax Britannica (thời kỳ bành trướng của đế quốc Anh), khi nước Anh nổi lên thành một siêu cường duy nhất của thế giới.

Được thúc đẩy bởi cuộc Cách mạng Công nghiệp, London phát triển nhanh chóng, đạt 7,4 triệu người vào năm 1914.

Mặc dù phát triển nổi bật, nhưng London được biết đến là một thành phố ô nhiễm, quá đông đúc và nguy hiểm.

12. New York: 7,8 triệu người năm 1925

New York took the lead with 7.8 million people by 1925.
Một người đàn ông đang xây dựng toà nhà Empire State. (Ảnh: Wikipedia)

Khi nền kinh tế Mỹ bùng nổ sau Thế Chiến I, New York nổi lên thành một thành phố hàng đầu thế giới.

Thành phố này là thủ đô của nền tài chính Mỹ, một cảng lớn và điểm nhập cư chính của Mỹ.

Nó đã tạo ra đường chân trời nổi tiếng nhất thế giới với hàng loạt cao ốc chọc trời, bao gồm tòa nhà Chrysler năm 1930 và tòa Empire State năm 1931.

Có thời điểm dân số New York tăng vọt lên 23,7 triệu người trong vùng đô thị, nhưng giờ đây nó chỉ là thành phố lớn thứ 5 thế giới.

13. Tokyo: 15 triệu người năm 1965

Tokyo took the lead with 15 million people by 1965.
Tokyo ngày nay. (Ảnh: Flickr)

Tokyo được xây dựng lại hoàn toàn sau Thế Chiến II, tạo điều kiện để nơi đây trở thành thành phố lớn nhất trong lịch sử.

Nền kinh tế Nhật Bản bùng nổ trong kỷ nguyên mới này là nhờ được thúc đẩy bởi công nghệ tiên tiến, mối hợp tác với Hoa Kỳ, trình độ cơ cấu tổ chức cao, và Tokyo cũng tăng trưởng cùng với đó.

Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản đã chững lại từ năm 1989, nhưng Tokyo vẫn là thành phố lớn nhất trên thế giới với 37,8 triệu người.

Thủ đô của Nhật Bản còn sở hữu hầu hết các công ty trong danh sách Fortune Global 500 (500 công ty hàng đầu thế giới). Nơi đây được biết đến là thành phố lớn an toàn nhất thế giới.

Hồng Liên biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x