Tôm căng tròn, béo múp nhờ “độn” thạch
Nhiều người dân ở Thiên Tân (Trung Quốc) gần đây đã lên tiếng về việc mua phải tôm có bơm gelatin (thạch rau câu).
Một người dân tên Zhang cho biết cách đây vài ngày vợ chồng chị đã mua 2,5 kg tôm tại một chợ ở huyện Heping, chúng trông rất to và tươi, nhưng khi đem về nhà rửa thì chúng bị vỡ ra dễ dàng, và bên trong có cái gì đó giống như thạch vậy.
Người bán hàng đã bơm thạch vào tôm để chúng trông chúng nhiều thịt hơn, tươi hơn và nặng hơn. Lượng thạch bơm vào chiếm 20-30% trọng lượng con tôm.
Dù loại thạch này được dùng như thực phẩm, không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng khách hàng có cảm giác mình bị lừa.
Hồi tháng 9 năm ngoái, một công ty hải sản của Trung Quốc bơm thạch vào tôm đã bị chính quyền buộc đóng cửa, đồng thời tịch thu khoảng 170kg tôm.
Các công nhân đang bơm thạch vào tôm tại sở kinh doanh thủy sản Sơn Huệ |
Trước đó, ngày 23/8/2010, Phòng Cảnh sát Môi trường – CA tỉnh Nam Định phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT, CA huyện Nghĩa Hưng và CA xã Nghĩa Thắng cũng đã bắt quả tang cơ sở kinh doanh thủy sản Sơn Huệ bơm tạp chất vào tôm thương phẩm để tăng lợi nhuận.
Xem toàn bộ ảnh công nghệ bơm tôm căng phồng
Giống như nhiều cơ sở bị phát hiện trước đó, việc chế biến thạch để bơm vào tôm ở cơ sở Sơn Huệ cũng rất bẩn. Điều này không chỉ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà tệ hơn, nó còn khiến thịt tôm dập nát, giảm chất lượng. Những con tôm sau khi được bơm thạch rau câu phì ra, tròn vo múp míp. Thậm chí nhiều con tôm còn sống cũng vẫn bị bơm đầy rau câu như thường.
Theo lời khai của Huệ, chị ta mua tôm của nông dân với giá 135.000 đồng/kg, về “chế” rồi bán ra 115.000 đồng/kg mà vẫn có lãi. Bởi khi bơm tạp chất vào, chẳng những 1 kg sẽ thành 1,2 – 1,3kg mà cỡ tôm cũng được nâng lên, ví dụ từ loại 30 con/kg, sau khi bơm sẽ chỉ còn 23 – 24 con/kg. Giá của hai loại này chênh lệch khá nhiều. Lãi của cơ sở là ở chỗ đó.
Kiều Anh