Ấn-Trung cùng xây kính thiên văn lớn nhất thế giới
– Trung Quốc và Ấn Độ đã quyết định chi một phần kinh phí để cùng tham gia xây dựng một kính thiên văn lớn nhất thế giới vào cuối thập kỷ tới tại Hawai, ước tính trị giá 1 tỷ USD.
Đó là kính thiên văn Meter thứ 30 (gọi tắt là TMT) tại đỉnh núi lửa Mauna Kea, dài gần 30 mét, có diện tích thu ánh sáng lớn gấp 9 lần và hình ảnh sắc nét hơn 3 lần so với kính thiên văn quang học lớn nhất hiện nay.
Mô hình thiết kế kính thiên văn lớn nhất thế giới |
Nó có thể quan sát các hành tinh quanh quỹ đạo các ngôi sao, mặt trời và cho phép các nhà thiên văn học xem các hành tinh và các ngôi sao mới được hình thành. Nó cũng sẽ giúp các nhà khoa học nhìn thấy khoảng 13 tỷ năm ánh sáng để quan sát lướt qua những năm đầu của vũ trụ.
Đây là kính thiên văn tiên tiến đầu tiên hai quốc gia tham gia làm đối tác cùng với hệ thống các trường Đại học California, Viện Công nghệ California và Hiệp hội các trường Đại học Nghiên cứu Thiên văn Canada, dự kiến kính thiên văn này sẽ được hoàn thành vào năm 2018.
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phải trả một phần chi phí xây dựng, dự kiến là 1 tỷ USD. Và họ cũng chia nhau thời gian quan sát. Cả Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ góp, mỗi nước là 10% trong tổng số chi phí xây dựng. Còn lại sẽ góp 70% là hiện vật.
Các nhà khoa học Ấn Độ hy vọng việc tham gia này sẽ giúp Ấn Độ tiếp thu công nghệ quan trọng mà có thể giúp xây dựng một kính thiên văn 10 mét ở đất nước mình. Họ sẽ sử dụng TMT để quan sát các thiên hà Milky Way và những ngôi sao già nhất trong vũ trụ.
Trung Quốc hy vọng với sự tham gia này sẽ đưa nền thiên văn học Trung Quốc không chỉ mạnh về lý thuyết mà cả quan sát thiên văn – vốn được xem là một mảng yếu trong lĩnh vực thiên văn học trước đây của nước này.
Tuệ Minh (Theo AP)