Tận mắt ‘Kho báu rồng’ vàng khối vua chúa nhà Nguyễn
Những kiệt tác làm bằng vàng khối của vua chúa nhà Nguyễn khiến hậu thế không khỏi sững sờ khi được chiêm ngưỡng.
Từ 12/1, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội đã khai mạc triển lãm Rồng trên cổ vật, trưng bày hơn 60 hiện vật nhằm giới thiệu hình tượng rồng trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam.
Chiêm ngưỡng toàn bộ “Kho báu rồng” vàng khối có 1 – 0 – 2 ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội
Những hiện vật được giới thiệu tại đây có niên đại từ văn hóa Đông Sơn đến thời Nguyễn (thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20). Trong số đó, những “kiệt tác rồng” làm bằng vàng khối của vua chúa nhà Nguyễn đã gây ấn tượng rất mạnh mẽ tới người xem.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được:
Tượng rồng làm bằng vàng, niên hiệu Thiệu Trị thứ 2 (1842). |
Rồng trang trí trên ấn vàng “Mệnh đức chi bảo”, niên hiệu Gia Long (1802 – 1819). |
Rồng trang trí trên ấn vàng “Khâm văn chi tỉ”, niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 8(1827). |
Chậu làm bằng vàng ròng trang trí hoa văn rồng được dùng trong cung đình nhà Nguyễn. |
Không lộng lẫy như vàng, nhưng những tác phẩm làm bằng bạc cũng rất ấn tượng, như những chiếc đỉnh ở trên. |
Tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng của vua chúa. rồng thời Nguyễn được thể hiện ở nhiều tư thế phong phú. Mình rồng thường khá ngắn, uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng to, mũi như mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vây trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng. Nhìn chung Rồng thời Nguyễn toát lên vẻ mạnh mẽ, uy nghi, có pha chút vẻ dữ tợn. |
Hồng Quân/ Đất Việt