Osin ‘ăn vạ’ đòi thưởng Tết bằng vàng, hàng hiệu

12/01/12, 19:25 Tin Tổng Hợp

Cuối năm đủ thứ cộng dồn, túi tiền vơi đi, lại bực mình vì thuê phải những
người giúp việc làm cao… khiến nhiều gia đình đau đầu lo nghĩ. Nhưng kiểu gì
cũng phải lo thưởng họ kha khá để mong giữ chân, ra Tết họ lên sớm.
 
Đổi mốt thích vàng, hàng hiệu

Chuyện nhiều gia đình thưởng Tết cho giúp việc cao hơn tiền thưởng ở cơ quan
đã không còn hiếm. Kinh tế khó khăn, cơ quan thắt chặt chi tiêu, tiền thưởng Tết đôi khi chỉ có
chút ít gọi lại hình thức để mang tính khích lệ. Trong khi đó, giá thuê ôsin mỗi
năm chỉ có tăng lên chứ không giảm, đồng nghĩa với đó, thưởng Tết cũng phải
nhiều lên thì mới mong giữ chân được giúp việc.

 

 Việc thưởng Tết cho giúp việc khiến nhiều bà nội trợ đau đầu (Ảnh minh họa)

 

Chị Thanh Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn còn nhớ như in “bài học xương máu” của mình.
Năm ngoái vì vợ chồng trẻ mới ra ở riêng, lại có 2 con nhỏ nên tài chính cũng eo
hẹp. Do đó dù cố gắng lắm chị cũng chỉ thưởng Tết cho giúp việc được 2 triệu
đồng.


Dường như tự ái, cô giúp việc cầm tiền thưởng Tết, bắt xe về luôn, ra Tết cũng…
mất hút khiến vợ chồng chị vật vã xoay xở với 2 cậu con.

Năm nay, kinh tế đã vững hơn, chị Lan định bụng thưởng Tết cho giúp việc mới nhà
mình kha khá để lấy lòng. Tuy nhiên, cách đây hơn nửa tháng, chị H. giúp việc đã
thẳng thắn đề nghị: “Tết này cô có thưởng Tết thì quy luôn ra vàng cho tôi nhé.
Dạo này vàng đang xuống giá, tôi cũng muốn tích một ít để làm vốn sau này”.


Hết sức ngạc nhiên, chị Lan tươi cười nhận lời nhưng trong lòng bộn bề lo lắng.
Tặng cái nhẫn nửa chỉ thì không đành, như thế cũng chỉ tầm 2 triệu, sợ lại mất
lòng giúp việc, rồi “một đi không trở lại” thì ra Tết chị lại phải đôn đáo tuyển
người, trong khi chị H. hiện tại làm rất tốt. Còn nếu thưởng đôi bông tai cả chỉ
thì cũng ngót nghét 5 triệu đồng.


Không thích vàng, nhưng chị L. giúp việc nhà chị Huế (Thanh Xuân, Hà Nội) lại
rất thích làm đỏm. Dù đã bước qua tuổi 40 nhưng vẫn còn lẻ bóng nên mỗi khi ra
chợ, chị L. luôn thích đánh một chút phấn hồng hay thoa chút son. Vì không có
trẻ nhỏ, nên công việc thường ngày của chị L. cũng không lấy gì làm lôi thôi,
tất bật, ngoài việc cơm nước cho 5 người.


Biết tính, chị Huế cũng thường xuyên quan tâm sắm sửa son, phấn cho chị L. Tuy
nhiên, mới đây theo chị Huế, giúp việc nhà chị ngày càng quá đáng khi biết “đua
đòi”.

Tháng trước, chị Huế mua về chiếc áo lông vũ hơn 2 triệu trên phố Bà Triệu. Thấy
vậy chị L. cũng xoắn xuýt lại gần khen lấy khen để rồi “buột miệng” nói một câu
như mặc cả: “Tuần sau em mua cho chị 1 cái như thế này nhé. Có cái áo này mặc
Tết thì ai cũng phải lác mắt”.

Bực mình lắm, nhưng chẳng dám nói ra. “Lẽ nào tặng áo lại thôi tiền. Tết nhất
đến nơi rồi. Nhưng biếu tặng cả 2 thì cũng buốt ruột”, chị Huế thở dài chia sẻ.

“Ăn vạ”… đòi thưởng Tết

Xưa kia, giúp việc có khi chỉ được thưởng Tết đôi ba gói kẹo, vài chục nghìn
tiền tàu xe đã thấy xúc động lắm, nhưng nay, chuyện thưởng Tết cho giúp việc
ngày càng phình to.

Với tâm lý “nhịn một tí nhưng được việc”, nên nhiều chủ nhà sẵn sàng chi bạo tay
để thưởng Tết cho giúp việc. Thậm chí có không ít người sẵn sàng săn hàng độc để
làm giúp việc vừa lòng. Được thể, giúp việc lấy đó làm cao và sẵn sàng ra giá… tiền thưởng cho mình.

Không ít giúp việc sẵn sàng “ăn vạ” để đòi chủ nhà thêm tiền thưởng Tết (Ảnh minh họa) 

 

Chị Bình (Hoàng Mai, Hà Nội) không giấu nổi bức xúc khi nói về cô giúp việc nhà
mình. Chị kể chồng chị đi làm xa, thỉnh thoảng mới về, ở nhà chỉ có 3 mẹ con với
chị giúp việc. Bé lớn đã đi học mẫu giáo, nên thường ngày, chị M. cũng chỉ có
việc bế ẵm và chăm chút cho cậu con út nhà chị và cắm cơm tối, để chị về nấu
thức ăn.


Nhưng khoảng một tháng nay, chiều nào đi làm về, chị Bình cũng thấy chị M. mặt
nặng mày nhẹ. Hỏi làm sao thì không nói, nhưng liên tục thở dài, đến tối cũng
chẳng cắm cơm, nhờ làm việc gì cũng dậm giật tỏ ý không vừa lòng.

Sáng ra chị Bình nấu cơm sớm mang đi làm, trưa để lại thức ăn, nhưng chị M. cũng
không ăn, mà đòi tiền để đi ăn quán.
Có hôm bực quá, chị Bình hỏi thẳng “Chị có chuyện gì không hài lòng với em thì
phải nói ra. Chứ sống cùng nhà mà mãi như thế này thì ức chế lắm”.

Như được đụng vào đúng chỗ bức xúc, chị M. tuôn ra một tràng. Nào là nghe nói
Tết năm nay, nhà cô không định thưởng gì cho giúp việc, chỉ định biếu ít bánh làm
quà. Rồi so sánh chị T. làm giúp việc ở nhà đối diện chưa Tết mà đã được
thưởng cả tháng lương.

Dù bức xúc vì bị giúp việc nghĩ oan mình là người keo kiệt, nhưng chị Bình cũng
phải giãn cơ mặt để làm hòa, rồi hứa sẽ có thưởng Tết hậu hĩnh khi chị M. về quê.

Chỉ còn tuần nữa là đến Tết, mấy bữa nay chị Thảo (Đống Đa, Hà Nội) đang lo
cuống cuồng không biết Tết này sẽ xoay sở ra sao, khi mới đây, cô giúp việc
tuyên bố gọn lỏn: “22 này tôi về quê luôn để còn chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo
cho kịp. Rồi ra Tết thì ngoài Rằm tôi sẽ lên”.

Nghe thấy vậy, chị Thảo đứng ngồi không yên, vì nghỉ nhiều thế thì ai sẽ trông
con chị, ông bà nội ngoại thì đều già cả, lại ở xa, trong khi chị vẫn phải đi
làm.

Đem chuyện kể với đồng nghiệp, chị được bạn bè mách nước. Về nhà, chị Thảo một
mực ngọt nhạt nhờ cô giúp việc ở lại thêm mấy ngày và ra Tết lên sớm, sẽ được
thưởng. Nghe thế, chị giúp việc mừng ra mặt, hứa mùng 4 Tết sẽ ra luôn.

Theo chị Lan, thực ra giúp việc cũng làm việc vất vả cả năm nên chuyện thưởng
Tết là điều nên có và hoàn toàn hợp lý. “Thời buổi này kiếm được người giúp việc
ưng ý rất khó, nên mình có bỏ thêm chút để được lòng họ và được việc mình thì
cũng là điều nên làm.


Tuy nhiên giúp việc nhiều khi cũng nên biết thông cảm với chủ nhà. Thưởng Tết
nhiều hay ít cũng tùy tâm, tùy hoàn cảnh chứ không thể thấy người khác cao, mình
cũng đòi với theo thì cũng khó. Quan trọng là sống sao cho gắn bó và hòa thuận
thôi”, chị nói thêm.


Theo VietNamNet

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

x