Báo động về chứng tự kỷ của trẻ trên thế giới

23/05/11, 15:34 Tin Tổng Hợp

Các nhà nghiên cứu tin rằng số lượng trẻ em bị chứng tự kỷ cao hơn nhiều so với chúng ta tưởng. Điều đó thể hiện từ số liệu của một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Hàn Quốc phối hợp với các nhà khoa học Mỹ và Canada đăng trên Tạp chí về Tâm thần học của Mỹ (American Journal of Psychiatry) vừa qua.

Nguồn ảnh: Global Post

Nghiên cứu này đưa ra một tỉ lệ kinh ngạc của trẻ em Hàn Quốc bị chứng tự kỷ, cao hơn nhiều so với tỉ lệ này tại Mỹ. Tỉ lệ này ở Hàn Quốc là 2.64%, cứ có 38 em thì có 1 em mắc chứng bệnh này. Tỉ lệ nói trên đã bao gồm cả rối loạn Asperger, một rối loạn nhẹ hơn chứng tự kỷ. Đặc biệt là tỉ lệ các bé gái bị tự kỷ khá cao.

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là tiến sĩ Young Shin Kim thuộc Trung tâm nghiên cứu Trẻ em thuộc Đại học Yale cùng các đồng sự người Hàn Quốc và đồng tác giả là giáo sư Roy Richard Gilker (ĐH George Washington), chuyên gia về Nhân học.

Nhóm đã tiến hành lấy mẫu từ 55,000 trẻ em có độ tuổi từ 7 đến 12 từ các trường học ở thành phố Goyang (gần Seoul) được thống kê từ 5 năm trở lại đây.

2/3 trong số các em nhỏ có biểu hiện tự kỷ trong cuộc điều tra của nghiên cứu trên là ở các trường học phổ thông chính thống thay vì những trường học đặc biệt mà nhiều em đã không được chẩn đoán trước đó.

Tuy tỉ lệ trẻ em bị tự kỷ ở Mỹ thấp hơn (khoảng 1/100) nhưng các nghiên cứu trước đây của nước này được thực hiện trên nhóm những trẻ em có một chương trình giáo dục đặc biệt. Bà Kim cho biết rằng tỉ lệ này sẽ có thể tăng khi tiến hành khảo sát ở những nước khác.

“Nghiên cứu này cho thấy một phần gia tăng tỉ lệ của rối loạn tự kỷ có thể do các yếu tố như nhận thức cộng đồng tăng lên hay do mở rộng các tiêu chuẩn chẩn đoán”, tiến sĩ Kim nói.

Sự khác biệt giữa bệnh tự kỷ và Asperger đó là đối với người bị Asperger, các rối loạn sau này không có sự chậm trễ đáng kể trong phát triển ngôn ngữ và nhận thức. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cho thấy Asperger cũng là một kiểu của chứng tự kỷ và rằng Asperger không có một kiểu khác biệt hẳn với chứng tự kỷ thường thấy ở trẻ.

Rào cản ở châu Á

Các tác giả còn cho hay, nếu tiến hành điều tra ở những nước khác thì sẽ thấy tỉ lệ trẻ em tự kỷ tăng lên, điều này không phải vì đột nhiên có thêm một loạt trẻ em bị chứng tự kỷ mà là chứng tự kỷ vẫn tiềm tàng trong số các trẻ em mà chúng ta đều không biết hay không nhận thấy nó.

Young Shin Kim thuộc Trung tâm nghiên cứu Trẻ em thuộc Đại học Yale

Có điều, nếu tiến hành nghiên cứu trên diện rộng, chẳng hạn tại các nước châu Á thì các nhà nghiên cứu sẽ có thể vấp phải những cản trở văn hóa hay thiếu sự hợp tác của các phụ huynh. Theo một báo cáo của hãng tin Reuters, lý do là vì nhiều bậc cha mẹ ở châu Á không hiểu biết về chứng tự kỷ và không muốn thừa nhận con cái họ bị chứng tự kỷ.

Học sinh bị chứng tự kỷ nếu đi học ở các trường học thông thường thì hay có xu hướng hoạt động cao cho nên thường có những biểu hiện nhẹ hơn theo kiểu Asperger nói trên.

Trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Los Angeles, tiến sĩ Geraldine Dawson – Giám đốc khoa học của tổ chức hỗ trợ nghiên cứu tự kỷ Autism Speaks và là một nhà nghiên cứu về chứng tự kỷ tại Đại học North Carolina cho biết: “Điều đó đặt ra một câu hỏi, tôi nghĩ rằng có phải chúng ta đang đánh giá quá thấp tỉ lệ (trẻ em tự kỷ) ở Mỹ cũng như ở các nơi khác”.

Nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của nghiên cứu mới này, bà Dawson phát biểu: “Nghiên cứu này khẳng định một cách rõ ràng rằng chứng tự kỷ là một bệnh có ý nghĩa toàn cầu, liên quan đến sức khỏe cộng đồng và vượt ra khỏi biên giới về văn hóa, chủng tộc và địa lý”.

Tổ chức Autism Speaks hiện đang rất tích cực hỗ trợ và cổ vũ cho các nghiên cứu về chứng tự kỷ ở trẻ em tại nhiều nước trên thế giới. Thiết nghĩ, những nghiên cứu về chứng tự kỷ rất cần thiết trong xã hội hiện nay và những nhà khoa học của Việt Nam cũng nên lưu ý về điều này.

Về chứng tự kỷ

Tự kỷ là một rối loạn thần kinh phức tạp ức
chế khả năng của một người trong việc giao tiếp và phát triển các mối
quan hệ xã hội thường đi kèm với những thách thức thuộc về hành vi.

Sự
phổ biến của chứng tự kỷ đã tăng 600% trong hai thập kỷ vừa qua. Các
trung tâm về kiểm soát dịch bệnh ở Mỹ đã gọi chứng tự kỷ là một cuộc
khủng hoảng y tế cộng đồng của quốc gia mà nguyên nhân và việc chữa trị
cũng còn đang được nghiên cứu.

 

  • Thuần Dũng (tổng hợp)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x