Bí ẩn kiệt tác thất lạc của Leonardo Da Vinci

16/12/11, 06:40 Cuộc sống

Sau 35 năm nghiên cứu không có kết quả, các chuyên gia nghệ thuật đã quyết định thực hiện phương pháp mới khá quyết liệt để giải quyết bí ẩn lâu đời về một họa phẩm nổi tiếng của Leonardo Da Vinci.

Phương pháp ấy chỉ đơn giản là khoan vài lỗ nhỏ vào bức tường mà họ tin rằng nó đang che giấu một kiệt tác bị mất tích từ lâu có tên “Battle of Anghiari”.

Bí ẩn kiệt tác thất lạc của Leonardo Da Vinci, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la,chuyen la co that,chuyen la the gioi,Leonardo Da Vinci,tin tuc

Bản sao của bức tranh “Battle of Anghiari”

“Trong 2-3 tháng tới, một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử nghệ thuật sẽ được làm sáng tỏ”, Matteo Renzi, Thị trưởng thành phố Florence, tuyên bố.
 
Maurizio Serancini, chuyên gia nghệ thuật người Italia cho biết, vào thế kỷ 15, một họa sĩ thời Phục hưng là Giorgio Vasari tiến hành vẽ bức “Battle Of Marciano” tại cung điện Vecchio ở thành phố Florence. Đáng nói ở chỗ nó phủ bên ngoài mặt tường che giấu bức “Battle Of Anghiari”. Vasari đã để lại thông điệp là lá cờ mang dòng chữ “Cerca Trova” – có nghĩa là “hãy tìm và bạn sẽ thấy” – ám chỉ về một bản vẽ nằm ở đằng sau bức tranh của mình.
 
Năm 1503, Leonardo và một họa sĩ khác thời đó là Michelangelo cùng được giao nhiệm vụ vẽ lên các bức tường trong cung điện Vecchio. Leonardo bắt đầu vẽ “Battle of Anghiari” vào ngày 6/6/1505, khi ông 53 tuổi. Đây là bức tranh tường lớn nhất của ông, kỷ niệm chiến thắng lịch sử của Florentine trước quân Milan trong năm 1440.
 
Trong cuốn sách “Lives of the Artists” viết vào năm 1550, Vasari (1511-1574) cho biết Leonardo đã thực hiện được những nét phác họa, mô tả “một cách sinh động cơn thịnh nộ và sự giận dữ điên cuồng của cả những chiến binh và những con ngựa”. Ông cũng viết thêm rằng Leonardo từ bỏ dự án vì vấn đề kỹ thuật phát sinh từ việc pha trộn sơn dầu.
 
10 năm sau, người ta lại yêu cầu Vasari phải sửa đổi các căn phòng cung điện, trong đó có một phòng dành riêng cho gia đình cầm quyền Medici. Cũng chính vào thời điểm này, bức tranh tường biến mất.
 
Năm 2000, tại một hội nghị bàn về danh họa Da Vinci, học giả hàng đầu Carlo Pedretti từng đưa ra tuyên bố Vasari đã giữ lại kiệt tác của Leonardo.
 
Gần đây, thực hiện các thử nghiệm phức tạp bằng cách sử dụng máy quét laser, thiết bị X-quang và hệ thống radar, Giáo sư Serancini đã phát hiện ra nơi cất giấu bí ẩn đó.

Bí ẩn kiệt tác thất lạc của Leonardo Da Vinci, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la,chuyen la co that,chuyen la the gioi,Leonardo Da Vinci,tin tuc

Bức “Battle Of Marciano” của danh họa Giorgio Vasari tại cung điện Vecchio ở thành phố Florence

Đầu tiên, ông tiến hành dựng lại hình ảnh của căn phòng trước khi tu sửa, tìm ra cửa sổ và cửa chính ban đầu vì bây giờ chúng đã bị thay thế bởi các bức tường. Sau đó ông hướng sự tập trung vào tác phẩm của Vasari.
 
Ở đó, trên một lá cờ màu xanh lá nhỏ, Vasari viết “Cerca, trova” (hãy tìm và bạn sẽ thấy). Điều này làm Serancini chú ý.
 
Một cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 9 năm ngoái cho thấy sự hiện diện của khoảng rỗng nằm giữa bức tường gạch chứa tác phẩm Vasari vẽ và bức tường đá gốc.
 
Sử dụng một kỹ thuật ít phức tạp hơn nhưng lại mang tính xâm nhập cao hơn, Serancini và nhóm nghiên cứu đã khoan các lỗ trên bức họa của Vasari và đưa chiếc máy ảnh nhỏ vào để chụp hình ảnh phía bên trong tường. Lỗ khoan đầu tiên tiết lộ rằng một không gian rỗng dưới 2,5cm thực sự tồn tại.
 
“Chúng tôi cảm thấy rất xúc động. Chúng tôi đều tự nhủ rằng, có thể sẽ không có gì đằng sau bức tường. Tuy nhiên, kết quả này khiến mọi người hy vọng”, Thị trưởng Renzi không giấu nổi sự vui mừng.
 
Tuy nhiên, mặc dù Renzi nhấn mạnh rằng, các lỗ khoan được thực hiện tại vài chỗ hư hại trên bức bích họa của Vasari và sẽ phục hồi lại sau khi chấm dứt cuộc nghiên cứu; nhưng một cuộc tranh cãi nảy lửa đã nổi lên từ cách tiếp cận này.
 
“Đây là một câu hỏi thuộc về vấn đề đạo lý. Chúng ta có nghĩa vụ phải bảo vệ các công trình nghệ thuật, vậy mà ở đây họ lại can thiệp trực tiếp lên bức tranh”, Cecilia Frosinini, Giám đốc tại Phòng thí nghiệm phục hồi nghệ thuật Opificio delle Pietre Dure, phản đối.
 
Còn theo Tomaso Montanari, một sử gia nghệ thuật đến từ trường Đại học Federico II ở Naples, ông khẳng định các nhà nghiên cứu sẽ phải đối mặt với kết quả đáng thất vọng. “Tôi tin rằng kiệt tác của Leonardo không nằm sau bức tường đó. Vasari sẽ không bao giờ phủ lên tác phẩm của một nghệ sĩ mà ông rất ngưỡng mộ với hy vọng rằng ngày nào đó người ta sẽ tìm thấy nó”, Montanari cảnh báo.

Theo 24H

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x