10 phát minh nổi tiếng nhưng không đem lại lợi nhuận nào cho người sáng chế
Ít ai ngờ rằng trong quá khứ, có nhiều phát minh chúng ta đã từng hoặc đang sử dụng lại hòan toàn miễn phí và không phải trả bất kỳ khoản phí bản quyền, sáng tạo nào.
1. Diêm quẹt
Chân dung John Walker. (Ảnh: historyofmatches.com)
John Walker đã phát minh ra những chiếc que diêm tạo lửa mà ngày nay chúng ta đang sử dụng. Ít ai ngờ rằng, nhà phát minh này đã từ chối cấp bằng sáng chế hay mua bản quyền để sản phẩm này được mọi người được tự do, thoải mái sử dụng.
Sau khi thấy mình không còn hứng thú với ngành phẫu thuật làm việc tại County Durham sau khi học nghề, John Walker đã thành lập ra một doanh nghiệp nhỏ với tư cách là nhà hóa học, bán thuốc vào năm 1818 ở 59 High Street, Stockton. Và cũng từ đây, trong quá trình nghiên cứu, ông đã chế tạo thành công các hợp chất hóa học có thể phát nổ, cháy sáng, tạo ra lửa khi cho ma sát với nhau trên mảnh gỗ.
Walker đã bắt đầu thử nghiệm các kết hợp hóa học khác nhau. Một lần, ông tình cờ chà sát các chế phẩm hóa học trên vào lò sưởi và bất ngờ ông phát hiện ra rằng hiện tượng này có thể tạo ra lửa.
Ông sớm nhận ra giá trị thực tế của nó và bắt đầu sản xuất hàng loạt các que diêm với lưu huỳnh và hỗn hợp sulfide antimon, chlorate của kali và kẹo cao su. Mặc dù được Michael Faraday và những người khác khuyên rằng ông nên xin cấp bằng sáng chế, mua bản quyền sản phẩm của mình để phục vụ lợi ích sau này, tuy nhiên ông không muốn cấp bằng sáng chế cho phát minh của mình và muốn nó tự do sẵn sàng phục vụ cho nhiều người.
2. Máy karaoke
Nhà phát minh của máy karaoke tên là Daisuke Inoue, ông đã không đăng ký bản quyền phát minh sáng chế của mình và vì vậy ông không được hưởng lợi gì từ tất cả các máy karaoke được sản xuất và lưu hành. Tuy nhiên, ông đã được trao giải Ig Nobel vào năm 2004.
Được biết, Daisuke Inoue, sinh ngày 10/5/1940, là một doanh nhân người Nhật đã từng chơi trống ở trường trung học và ông cũng đã quản lý hoạt động của một ban nhạc.
Nhận thấy rằng, vai trò của nhạc nền rất quan trọng và ý nghĩa vì nó tạo điều kiện và cảm hứng cho nhiều người dễ dàng lên sân khấu và hát. Chính vì vậy, ông đã nảy ra ý tưởng về karaoke, cũng trùng hợp với một sự kiện ông và ban nhạc không thể đến được. Thay vào đó, ông đã ghi âm nhạc nền và gửi băng đến sự kiện.
Không lâu sau đó, từ ý tưởng này, ông đã thiết kế, lắp ráp ra một máy karaoke cùng bộ khuếch đại âm thanh. Vào năm 1971, máy karaoke của ông được lan truyền trong các căn hộ, quán bar khác nhau ở Kobe.
Năm 2004, ông nhận giải Ig Nobel cho những người có thành tích vượt trội trong nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Harvard.
3. World Wide Web
Tim Berners-Lee, nhà phát minh ra World Wide Web (WWW) đã đưa ra ý tưởng công nghệ của mình một cách tự do không có bằng sáng chế hoặc cũng không cần đặt ra bất kỳ khoản lợi nhuận nào để mọi người dễ dàng sử dụng, tiếp cận và chấp nhận nó.
Sau khi làm việc như một nhà thầu độc lập tại CERN vào những năm 1980, Berners-Lee đã điều hành bộ phận kỹ thuật tại công ty Image Computer Systems ở Bournemouth, Dorset của John Poole trong ba năm.
Tại đây, ông đã có kinh nghiệm về mạng máy tính trong khi làm việc cho một dự án gọi là “quy trình từ xa với thời gian thực” sau đó ông trở lại làm việc ở CERN vào năm 1989.
Vào tháng 3 trong năm đó, ông nhìn thấy một cơ hội để kết nối ý tưởng siêu văn bản với Internet, Transmission Control Protocol (TCP) và hệ thống tên miền một cách chính xác, từ đó đã khai sinh ra World Wide Web.
Năm 1994, ông thành lập W3C (World Wide Web Consortium) và đưa ra ý tưởng của mình một cách tự do không có bằng sáng chế và không có lợi nhuận nào mong được mọi người chấp nhận và tiếp cận nó. Với các đóng góp của mình cho sự phát triển Internet toàn cầu, ông đã được phong tước và thăng cấp làm việc tại Knight Commander của Order of the British Empire (KBE).
4. Động cơ hơi nước cho tàu chiến
Benjamin Bradley sinh ra trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ tại Mỹ vào thế kỷ 19. Ông đã được con của chủ nô dạy dỗ một cách kín đáo, từ đó thể hiện khả năng phi thường của mình trong bộ môn toán học và đọc hiểu.
Khoảng những năm 1830, ông được nhận vào làm vị trí kỹ sư và đã tự tay tạo ra một động cơ hơi nước từ những linh kiện và rác thải bỏ đi quanh khu vực sinh sống và làm việc.
Sau đó, ông tiếp tục làm việc cho Học viện Hải quân Mỹ tại Annapolis, Maryland, nơi ông trực tiếp tham gia và hỗ trợ tiến hành rất nhiều nghiên cứu.
Ông nhận được lương toàn phần mỗi tháng, nhưng chỉ được giữ lại 5 USD cho bản thân, phần còn lại sẽ thuộc về chủ nhân của mình.
Dần dần, Bradley đã dành dụm đủ tiền để tự thiết kế và xây dựng một động cơ hơi nước có công suất đủ lớn và mạnh mẽ để tiếp năng lượng vận hành cho cả một con tàu chiến thời bấy giờ.
Trên danh nghĩa là một nô lệ, ông không có quyền được cấp bằng sáng chế riêng, mặc dù đã góp công rất lớn vào chuyến thử nghiệm khởi hành cho con tàu động cơ hơi nước đầu tiên của Mỹ.
Cuối cùng, ông đã quyết tâm kiếm đủ số tiền để “mua lại” sự tự do cho bản thân, nhưng đã quá muộn để có thể khẳng định tên tuổi qua phát minh quan trọng của nhân loại trên.
5. Thắt lưng an toàn (thắt lưng ba điểm)
Hãng Volvo cho ra mắt thắt lưng an toàn trên xe hơi (còn gọi là thắt lưng ba điểm) nhằm mục đích cứu sống người trong các vụ tai nạn xe hơi.
Thắt lưng ba điểm an toàn này được Volvo giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1959 được phát triển bởi Nils Bohlin, người trước đây đã từng làm việc chế tạo ra các ghế đẩy tại Saab.
Dây đeo an toàn này có hình chữ Y, có kết nối ba điểm gồm thắt lưng, ngực và vòng bụng. Khi có tai nạn xảy ra, dây này sẽ giúp phân tán lực từ ngực qua xương chậu, vai từ đó mà hạn chế được các thương tích nghiêm trọng.
Chiếc xe đầu tiên được trang bị thắt lưng ba điểm an toàn là chiếc Volvo PV 544 sau đó nó nhanh chóng có sẵn cho tất cả các nhà sản xuất xe hơi khác một cách miễn phí, lưu hành rộng rãi.
6. Chuột máy tính
Năm 1968, Engelbart giới thiệu phát minh của mình đi kèm như một phần không thể thiếu đối với những công nghệ liên quan đến siêu văn bản, các cửa sổ tác vụ, màn hình làm việc…
Dù ông đã nắm trong tay hơn 20 bằng sáng chế khác nhau, nhưng không hiểu sao lại không có chuột máy tính trong số đó.
Lý do đơn thuần ông phát minh ra nó là để hỗ trợ cho các thao tác điều hành và quản lý máy tính, do đó chưa bao giờ ông tính đến khía cạnh thương mại hóa tiềm năng và giá trị sử dụng của nó cả.
Sau này, Engelbart đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các thiết bị hỗ trợ cho máy tính và khoa học, đặc biệt là khi công ty mà ông đang làm việc – SRI – đứng ra đăng ký bằng sáng chế cho chuột máy tính và ủy quyền lại cho Apple với mức giá 40.000 USD.
Không có bất kỳ công lao nào được nhắc đến cùng cái tên Engelbart cả.
7. Thuốc chủng ngừa bệnh bại liệt
Sau khi khám phá và phát triển ra loại văc-xin bại liệt, Jonas Salk đã chọn cách không đăng ký bằng sáng chế của mình vì ông tin rằng sức khoẻ cộng đồng nên là một cam kết đạo đức. Nếu loại vắc-xin này được cấp bằng sáng chế, chắc chắn nó sẽ giúp ông kiếm được khoảng 7 tỷ USD.
Trong khi làm việc cho một dự án cho Tổ chức Quốc gia về Tê liệt Nhiễm Thể để xác định số loại virus gây bại liệt vào năm 1948, Salk đã thấy một cơ hội mở rộng để tiến tới phát triển một loại vắc-xin.
Trong bảy năm tiếp theo, ông làm việc để phát triển vắc-xin, và năm 1955, ông thực hiện các thử nghiệm trên thành công với hơn 1,8 triệu trẻ em học đường. Khi khám phá này được công bố vào ngày 12/4/1955, ông được ca ngợi là một “hiện tượng kỳ diệu”.
Không lâu sau đó, một số quốc gia bắt đầu lên kế hoạch cho các chiến dịch chủng ngừa bại liệt.
8. Trò chơi kinh điển xếp hình Tetris
Alexy Pajitnov là người sáng tạo ra chò trơi xếp hình kinh điển Tetris và cũng không nhận bất kỳ khoản lợi nhuận nào về bản quyền của trò chơi này.
Alexy Pajitnov là một nhà thiết kế trò chơi điện tử và kỹ sư máy tính Nga, người đã từng là một fan cuồng với các trò câu đố và đã chơi rất nhiều đồ chơi pentomino khi còn nhỏ.
Năm 1984, trong khi làm việc cho Trung tâm Máy tính Dorodnitsyn của Học viện Khoa học Liên Xô, một trung tâm R & D do chính quyền Liên Xô thành lập, Pajitnov đã phát triển trò chơi Tetris cùng với Dmitry Pavlovsky và Vadim Gerasimov. Khi trò chơi này được cấp phép và quản lý bởi chính phủ Xô viết, Pajitnov đã không nhận bất kỳ khoản lợi nhuận bản quyền nào.
Năm 1991, ông chuyển đến Hoa Kỳ và thành lập Công ty Tetris vào năm 1996 với Henk Rogers.
9.Thẻ tín dụng
Rob Klein chính là người phát minh ra thẻ tín dụng từ năm 1968, và mặc dù là người đã sáng chế ra ý tưởng này nhưng ông không bao giờ kiếm được nhiều tiền từ nó.
Năm 1964, Ron Klein được bổ nhiệm làm Giám đốc Kỹ thuật của Tập đoàn Ultronics Systems, sau đó được làm ở GT & T Financial Services.
Công ty này có một lượng lớn khách hàng với các doanh nghiệp bán lẻ và mỗi tháng các công ty này phải làm việc với hàng ngàn tài khoản tín dụng từ các khách hàng và buộc phải tiếp nhận xử lý, chuyển đổi với lượng dữ liệu tín dụng, chuyển tiền cực kỳ lớn và quá trình này rất mất thời gian.
Để đẩy nhanh quá trình này, Klein đưa ra ý tưởng mới rằng có thể lưu trữ danh sách các thông tin, tài khoản, tiền gửi tín dụng trên thiết bị bộ nhớ qua các thẻ tín dụng có số nhập trên bàn phím thiết bị.
Sau đó Ron Klein có một ý tưởng khác là anh ta sử dụng các lỗ mã hoá trên thẻ tín dụng để biểu thị số. Sau đó, anh ấy còn đưa ra một ý tưởng cuối cùng bằng cách mã hóa các con số bằng dải từ trên thẻ tín dụng.
Ron Klein cho rằng, ý tưởng thẻ tín dụng này giúp các nhà sản xuất, nhà sử dụng lưu hành tín dụng tăng cường được tính kiểm tra hợp lệ trong hệ thống tín dụng.
10. Mặt cười
Harvey Ball là người sáng tạo ra hình ảnh mặt cười nhưng ông chưa bao giờ đăng ký nhãn hiệu hoặc bản quyền sáng tạo của mình và chỉ nhận được 45 USD (hơn 1 triệu đồng) từ nó.
Sau Thế Chiến II, Ball bắt đầu công việc kinh doanh quảng cáo của mình và ra mắt thương hiệu Harvey Ball Advertising vào năm 1959.
Một trong những khách hàng của ông, Công ty Bảo hiểm Worcester (nay là Hanover Insurance), Massachusetts đã thuê Ball vào năm 1963 với tư cách là một nghệ sĩ tự do để thiết kế đổi mới logo, ảnh đại diện, thương hiệu mới cho công ty này nhằm củng cố tinh thần làm việc, ý tưởng đang nhàm chán xuống dốc của nhân viên công ty.
Thế là trong chưa đầy 10 phút, Ball thiết kế 100 mặt cười tặng cho các nhân viên gắn lên quần áo, poster, vật dụng cá nhân giúp họ vui vẻ hơn, năng động hơn trong quá trình làm việc. Không lâu sau đó, ý tưởng này đã trở thành một chiến dịch PR nội bộ cho nhân lực công ty cực kỳ hiệu quả.
Nhờ vậy, vào năm 1971, công ty này cũng đã bán hơn 50 triệu mặt cười, đem về hàng tỷ đô la tuy nhiên, số tiền mà Ball nhận được chỉ khoảng 45 USD lúc ban đầu mà thôi.
TinhHoa tổng hợp