10 nhà làm phim nữ tài năng nhất Hollywood
Từ lâu, công việc làm phim đã là một nghề nghiệp được “ưu ái” cho phái mạnh. Những người phụ nữ phải rất vất vả để cạnh tranh được chỗ đứng trong ngành công nghiệp điện ảnh này. Tuy nhiên, những phụ nữ dưới đây đã tìm được chỗ đứng cho mình tại Hollywood bằng những tác phẩm giành được giải thưởng danh giá.
Kathryn Bigelow Kathryn Bigelow là nữ đạo diễn đầu tiên có giải Oscar dành cho đạo diễn xuất sắc nhất với bộ phim The Hurt Locker vào năm 2010. Tại Oscar năm ấy, cô và The Hurt Locker đã vượt qua chồng cô – đạo diễn James Cameron với siêu phẩm Avatar để giành giải Phim xuất sắc nhất. Niềm đam mê làm phim của Kathryn Bigelow bắt đầu từ năm 1978 với bộ phim ngắn The Set-Up. Tiếp theo đó, cô đã đạo diễn hàng loạt các phim khác với nhiều thể loại khác nhau như kinh dị, hành động rượt đuổi và cả tâm lý. Năm 2012, cái tên Kathryn Bigelow một lần nữa xuất hiện trong danh sách đề cử Oscar với bộ phim Zero Dark Thirty. Jane Campion Nữ đạo diễn người New Zealand cũng giành được một tượng vàng Oscar dành cho Biên kịch xuất sắc nhất với bộ phim The Piano (1993). Jane Campion là một trong những nữ đạo diễn nước ngoài hiếm hoi thành công được tại Hollywood. Phim ngắn đầu tay của Jane Campion – Peel (1982) – đã đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1986. Mới đây nhất, bà đã nhận đề cử Emmy với bộ phim truyền hình Top of the Lake năm 2013, đề cử BAFTA năm 2014 dành cho Đạo diễn xuất sắc nhất. Nora Ephron Nữ đạo diễn người Mỹ là cái tên quen thuộc cho nhiều khán giả Việt Nam khi là tác giả của những bộ phim hài tình cảm như Sleepless in Seattle (Đêm trắng ở Seattle), When Harry Met Sally…(Khi Harry gặp Sally) hay tác phẩm mới nhất Julie & Julia. Nora Ephron đã nhận 3 đề cử Oscar với các bộ phim Silkwood, When Harry Met Sally… và Sleepless in Seattle. Tuy Nora Ephron được biết đến với vai trò là một biên kịch nhiều hơn đạo diễn, song không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của nữ biên kịch/đạo diễn này đến điện ảnh Hollywood. Julie Taymor Julie Taymor là nữ đạo diễn người Mỹ. Sở trường của cô không chỉ có những tác phẩm điện ảnh Hollywood mà còn cả kịch sân khấu và Opera. Bộ phim nổi tiếng nhất của Julie là Frida (2002) nói về cuộc đời của họa sĩ người Mexico Frida Kahlo. Sở trường của Julia là các bộ phim ca nhạc. Ngoài đạo diễn phim, Julie Taymor còn là một trong số ít những nữ đạo diễn của sân khấu kịch Broadway. Những vở kịch tiêu biểu của cô gồm có The Lion King (1997), The Green Bird (2000) và thậm chí cô còn đưa cả siêu anh hùng Người Nhện lên sân khấu Broadway vào năm 2007 với vở nhạc kịch Spider-Man: Turn Off the Dark. Sofia Coppola Sofia Coppola là nữ đạo diễn, biên kịch, sản xuất, diễn viên người Mỹ. Bộ phim Lost in Translation (Lạc lối ở Tokyo) đã giúp Sofia trở thành nữ đạo diễn thứ 3 trong lịch sử điện ảnh Mỹ có đề cử Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất và đồng thời nhận được giải Oscar cho biên kịch xuất sắc nhất. Trước khi trở thành một nữ đạo diễn xuất sắc, Sofia Coppola bắt đầu sự nghiệp điện ảnh của mình với tư cách là một diễn viên. Cô có mặt trong các bộ phim kinh điển như phần 1 của Star Wars: The Phantom Menace hay phần 3 bộ phim The Godfather (Bố già). Tuy nhiên, diễn xuất của Sofia không hề được đánh giá cao, thậm chí cô còn nhận được danh hiệu Nữ diễn viên phụ dở nhất trong giải Mâm xôi vàng lần thứ 11. Sau khi từ bỏ con đường diễn xuất và trở thành một nhà làm phim, sự nghiệp của Sofia đã phát triển đáng kể. Ngoài Lost in Translation, cô còn có các bộ phim xuất sắc khác như Somewhere (2010) hay Marie Antoinette (2006). Nancy Meyers Cô là một trong những nữ biên kịch tài năng tại Hollywood. Bộ phim Private Benjamin (Binh nhì Benjamin) đã giúp Nancy có 1 đề cử Oscar dành cho kịch bản phim xuất sắc nhất năm 1981. Nancy cũng đã “chắp bút” cho hàng loạt các bộ phim tình cảm hài như Father of the Bride (1991), The Parent Trap (Bẫy phụ huynh), The Holiday (Nơi tình yêu bắt đầu). Bộ phim mới nhất của Nancy – The Intern với sự tham gia của hai diễn viên Anne Hathaway và Robert De Niro sẽ được phát hành trong năm 2015. Sarah Greenwood Những bộ phim như Pride & Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến), Sherlock Holmes, Sherlock Holmes: A Game of Shadows, Anna Karenina… đều do Sarah Greenwood thiết kế sản xuất. Sarah phải chịu trách nhiệm về tất cả những khâu như phục trang, dựng cảnh, hóa trang, đạo cụ…của các bộ phim. Đây là công việc của một thiết kế sản xuất. Sarah cũng đã nhận được 4 đề cử Oscar cho Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất với 4 bộ phim: Pride & Prejudice, Atonement, Sherlock Holmes và Anna Karenina. Eve Stewart Cùng với Sarah Greenwood, Eve Stewart cũng là một nữ thiết kế sản xuất được nằm trong danh sách đề cử Oscar dành cho thiết kế sản xuất xuất sắc nhất với 3 bộ phim Topsy-Turvy (1999), The King's Speech (2010) và Les Misérables (2012). Eve bắt đầu công việc thiết kế sản xuất của mình với bộ phim Naked của đạo diễn Mike Leigh, tiếp đó là hàng loạt các bộ phim như Career Girls, Topsy-Turvy, Fifty Dead Men Walking… Tuy nhiên, khi tham gia sản xuất trong bộ phim The King's Speech, Eve mới gặt hái được nhiều thành công với một loạt các giải thưởng. Sharon Calahan Nếu yêu thích các bộ phim hoạt hình, đặc biệt là những bộ phim của hãng Pixar, nhiều khán giả có thể dễ dàng nhận ra cái tên Sharon Calahan. Cô là quay phim, đạo diễn hình ảnh và hiệu ứng cho hàng loạt các bộ phim hoạt hình của Pixar như Toy Story 1,2,3, A Bug's Life, Finding Nemo… Sharon Calahan vừa trở thành một trong những thành viên nữ hiếm hoi của hiệp hội những nhà quay phim vào năm ngoái. Ellen Kuras Ellen Kuras là một trong những nữ quay phim ít ỏi tại Hollywood có những tác phẩm để lại dấu ấn cho khán giả. Các bộ phim nổi bật của cô là Eternal Sunshine of the Spotless Mind, The Betrayal – Nerakhoon, Swoon. Cô cũng nhận được 1 đề cử Oscar dành cho phim tài liệu xuất sắc nhất với bộ phim The Betrayal – Nerakhoon. |
Theo Dân Việt