Armata không phải tên xe tăng trong khi pháo chính của phương tiện này có khả năng bắn xuyên thép dày 1 m.
|
Armata không phải tên xe tăng mà là tên dự án khung gầm tiêu chuẩn, được phát triển cho hàng loạt phương tiện quân sự mới của Nga bao gồm xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành và hệ thống phòng không. Tăng chủ lực mới của Nga là sự kết hợp giữa tháp pháo hiện đại trên khung gầm tiêu chuẩn. Tên đầy đủ của nó là T-14 Armata. Ảnh: RT
|
|
T-14 là xe tăng đầu tiên của Nga được phát triển sau khi Liên Xô sụp đổ. Dự án phát triển siêu tăng mới kéo dài 6 năm và được bảo mật gần như tuyệt đối và chỉ xuất hiện công khai khi tổng duyệt cho lễ duyệt binh lịch sử. Ảnh: RT
|
|
Tháp pháo và xe tăng có thể hoạt động nhờ điều khiển từ xa. Đây là mẫu tăng chủ lực đầu tiên trên thế giới sở hữu công nghệ không người lái. Theo lý thuyết, kíp chiến đấu trên xe sẽ được bảo vệ tốt nhất khi họ vận hành cỗ máy từ xa. Ảnh: RT
|
|
T-14 Armata có máy quay chất lượng cao và cảm biến gắn quanh thân để đảm bảo tầm nhìn cho kíp chiến đấu. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, những thay đổi cần thiết sẽ giúp T-14 trở thành xe tăng không người lái. Ảnh: Itass |
|
Theo quan chức quốc phòng Nga, tháp pháo 152 mm của siêu tăng có khả năng bắn thủng thép dày 1 m. Nó vượt trội hơn pháo trên các xe tăng thế hệ cũ hay xe tăng của Mỹ hoặc Đức. Ảnh: AP
|
|
Hệ thống phòng vệ chủ động của T-14 Armata có khả năng phát hiện đạn hoặc tên lửa của đối phương nhờ radar. Nó cũng tự động phóng các quả đạn để vô hiệu hóa vũ khí của đối thủ. Theo nguồn tin Nga, hệ thống này có thể đánh chặn tên lửa chống tăng từ trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ. Ảnh: RT
|
|
Trọng lượng nhẹ giúp T-14 di chuyển nhanh và linh hoạt hơn các loại xe tăng phương Tây. Theo RT, mẫu xe tăng này có khả năng chạy với tốc độ 90 km/h, nhanh hơn 20 km/h so với tăng chủ lực M1A2 Abrams của Mỹ. Ảnh: RT
|
|
Dù chưa được sản xuất hàng loạt nhưng T-14 có giá khoảng 400 triệu ruble, tương đương 8 triệu USD. Đây là mức giá khá “mềm” so với xe tăng phương Tây. Xe tăng của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng không thể cạnh tranh với xe tăng Nga về giá. Ảnh: RT
|
|
Nga có khoảng 20 nguyên mẫu T-14 nhưng sẽ tăng lên 500 chiếc trong 1 năm tới. Theo kế hoạch, quân đội Nga sẽ đưa khoảng 2.300 chiếc T-14 vào biên chế. Ảnh: RT
|
|
Ấn Độ là khách hàng mua các xe thiết giáp lớn nhất của Nga. Nhiều khả năng, New Delhi sẽ là khách ngoại đầu tiên mua T-14 thay thế những chiếc T-90 đang hoạt động. Trung Quốc, các nước châu Á và Nam Phi cũng có khả năng đặt mua mẫu xe tăng này. Ảnh: RT
|
Hồng Duy
|
Theo Zing