10 điều một chủ nhân Android nên và không nên làm

14/08/15, 18:15 Tin Tổng Hợp

ICTnews – Đừng thay đổi ứng dụng khóa màn hình gốc của hệ điều hành, và cũng đừng cài ứng dụng diệt virus của bên thứ ba… ngoài ra còn nhiều lời khuyên hữu ích khác mà một chủ nhân smartphone Android nên lưu tâm.

Sở hữu một chiếc smartphone Android đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều lựa chọn. Thế nhưng nên hay không nên làm gì đôi khi cũng là một quyết định khó khăn.

Nên: Thiết lập lượng dữ liệu di động tối đa

Tất cả smartphone Android đều có một công cụ trong phần cài đặt chính để quản lý và hạn chế lưu lượng dữ liệu di động sử dụng. Hãy dành ra một chút thời gian để thiết lập và sử dụng chế độ này. Bạn có thể hạn chế mức khoản tiền dành cho các hóa đơn 3G, và đặt cảnh báo nếu lưu lượng 3G bạn sử dụng đã đạt đến mức tối đa.

Không nên: Sử dụng ứng dụng khóa màn hình của các bên thứ 3

Nhiều thành phần trên chiếc điện thoại bạn có thể thoải mái tùy biến và thậm chí thay thế theo ý thích. Tuy nhiên, có một phần bạn thực sự không nên “đụng” vào, đó chính là khóa màn hình. Trên Play Store có rất nhiều ứng dụng khóa màn hình nhưng không có một phương thức nào có thể thực sự thay thế khóa màn hình của Android. Điều đó có nghĩa là tất cả các ứng dụng khác đều chỉ là những trò hack hoặc buộc bạn phải hy sinh khả năng bảo mật. Tất cả các biện pháp nhằm nắm quyền kiểm soát chức năng khóa màn hình đều có khả năng khiến máy bị lag khi bạn đánh thức điện thoại.

Nên: Thiết lập và sử dụng chức năng “OK Google”

“OK Google” là một từ khóa giúp bạn nhanh chóng khởi động chức năng tìm kiếm bằng giọng nói trên Android. Cách thức khởi động chức năng này sẽ khác nhau tùy theo mỗi sản phẩm, tuy nhiên với hầu hết các thiết bị, bạn chỉ cần nói “OK Google” khi chiếc điện thoại đang hoạt động là tính năng này sẽ được kích hoạt. Nếu bạn chưa kích hoạt chức năng này trong phần cài đặt, hãy vào ứng dụng settings của Google và mở phần thiết lập giọng nói, dành chút thời gian để luyện tập cho chiếc smartphone chỉ nhận lệnh với giọng nói của bạn mà thôi. Một số thiết bị như Nexus 6 còn có khả năng nghe lệnh của người dùng khi màn hình đang tắt.

Không nên: Cài APK từ những nguồn không đáng tin

Một trong số những điều thú vị nhất về Android đó là bạn có thể nhận ứng dụng từ rất nhiều nguồn bên ngoài Google Play như Amazon và thậm chí cả F-Droid. Tuy nhiên đừng cài đặt bất cứ APK nào bạn tìm thấy trên các diễn đàn và cũng đừng bao giờ tải các ứng dụng hoặc game ăn cắp bản quyền về máy nếu không muốn gặp phải phần mềm độc hại hoặc spam.

Nên: Tắt các ứng dụng không mong muốn

Hầu hết các smartphone và máy tính bảng đều được cài sẵn một vài ứng dụng bạn không cần hoặc không muốn. Thậm chí bạn có khi chẳng bao giờ dùng tới nhưng chúng vẫn ở đó, ngay trên màn hình của bạn. Thông thường, bạn sẽ không thể xóa các ứng dụng này.

Vậy nếu không muốn bạn có thể tắt chúng đi. Không cần phải root hay làm bất cứ điều gì phức tạp, chỉ cần mở phần cài đặt ra, tìm phần quản lý ứng dụng, xem danh sách những ứng dụng nào thường làm phiền bạn sau đó chọn tắt. Đơn giản thôi mà!

Không nên: Tắt những ứng dụng chạy ngầm

Khác với những gì bạn thường nghe, Android quản lý những ứng dụng chạy ngầm khá tốt. Bạn không cần phải dùng ứng dụng quản lý tác vụ hoặc bất cứ cách thức nào đó để đẩy nhanh tốc độ máy. Nếu bạn không dùng một ứng dụng, Android đủ thông minh để tắt chúng đi. Trên thực tế, việc tắt các ứng dụng chạy ngầm còn làm chậm tốc máy vì mỗi lần khởi động lại một ứng dụng nào đó, thiết bị sẽ tốn nhiều điện năng cũng như hiệu suất cho việc khởi động.

Nên: Thiết lập chế độ khóa màn hình an toàn và sử dụng Smart Lock

Một trong những tính năng hấp dẫn nhất của Android chính là Smart Lock (xuất hiện trên Android 5.0 trở lên). Bạn có thể thiết lập một chuỗi PIN để khóa màn hình tránh những ánh mắt tò mò soi mói, và sau đó sử dụng khóa thông minh để tự động quay trở lại với phương thức “gạt để mở” tiện lợi trước kia. Ví dụ, bạn có thể giữ chế độ gạt để mở khi bạn ở nhà nhưng nếu bạn đi ra ngoài, hãy sử dụng chức năng khóa màn hình. Bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị phát Bluetooth tin cậy hoặc khuôn mặt để mở khóa điện thoại.

Không nên: Sử dụng các ứng dụng diệt virus của các bên thứ 3

Internet có thể là một nơi nguy hiểm. Rất nhiều chiếc điện thoại được cài sẵn các ứng dụng diệt virus của bên thứ 3 nhưng thực sự mà nói, bạn không cần đến chúng. Chúng sẽ chỉ xuất hiện trên màn hình điện thoại của bạn và phí phạm tài nguyên máy để quét tất cả các ứng dụng bạn đã cài đặt thậm chí kể cả khi Google đã quét virus trước tất cả ứng dụng thông qua Play Store rồi.

Nên: Lên kế hoạch sử dụng ứng dụng Device Manager

Google trang bị các tính năng tìm lại smartphone cho tất cả các thiết bị Android thông qua Device Manager. Bạn có thể sử dụng tính năng này thông qua website của Device Manager . Nếu một ngày nào đó bạn mất điện thoại, công cụ này sẽ lần theo dấu vết, bật chuông, khóa máy và thậm chí xóa toàn bộ dữ liệu trong điện thoại từ xa khi bạn cho rằng mình sẽ không bao giờ tìm được “dế yêu” nữa. Để sử dụng các chức năng này, hãy vào Settings , kích hoạt Device Manager . Vào Security > Phone administrator .

Không nên: Khởi động lại máy ngay sau khi thay đổi mật khẩu Google

Từ hệ điều hành Android 5.1 trở lên, Google bổ sung thêm hệ thống bảo vệ thiết bị để khiến những chiếc smartphone bị đánh cắp trở nên vô dụng. Sau khi khởi động lại máy, Android sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin về tài khoản Google được sử dụng gần đây nhất trên thiết bị nếu bật chế độ Device Protection. Một số thiết bị hiện đã hỗ trợ tính năng này nhưng hầu hết các máy tính bảng và điện thoại sẽ được trang bị tính năng này ở dạng mặc định trong tương lai gần.

Một điều có thể bạn không biết về tính năng này đó là nó sẽ tự động khóa thiết bị ba ngày nếu bạn khởi động lại máy sau khi thay đổi mật khẩu Google. Điều này được thực hiện để đề phòng có ai đó xâm nhập vào tài khoản của bạn, thay đổi mật khẩu và khởi động lại máy để vượt qua khóa bảo vệ. Do đó, bạn sẽ không thể đăng nhập vào thiết bị trong vòng 72 giờ kể từ khi mật khẩu bị thay đổi.

Theo ICTNews

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

x