10 điểm giống nhau giữa Bạc Hy Lai và Giang Thanh – vợ của Mao Trạch Đông
Nghiên cứu cuộc đời chính trị và tính cách cá nhân của Bạc Hy Lai, không khó mà phát hiện rằng, Bạc rất giống với Giang Thanh vợ Mao Trạch Đông. Bài viết này chọn ra 10 điểm tương đồng đặc biệt nhất giữa hai người, từ đó có thể nhìn rõ hơn con đường làm quan cho đến ngày tàn của Bạc Hy Lai.
1. Đều là nhà chính trị dã tâm tràn trề
Nói đến chỗ tương đồng giữa Bạc Hy Lai và Giang Thanh, “dã tâm” là điểm chung lớn nhất của họ. Sau khi thành lập chính quyền năm 1949, Giang Thanh đã có danh hiệu “đệ nhất phu nhân” Trung Quốc, nhưng Giang Thanh lại không thỏa mãn với hư danh vốn không có chút thực quyền này, muốn có thế lực lớn mạnh hơn. Ngay cả Mao Trạch Đông cùng đã nói “Giang Thanh có dã tâm, bà ấy muốn để cho Vương Hồng Văn làm ủy viên, còn bản thân bà ta thì muốn đứng đầu đảng”.
Dã tâm trên chính trường, Bạc Hy Lai hiển nhiên có mục tiêu cuối cùng giống như Giang Thanh. Được biết, sau khi Vương Lập Quân phản bội chạy trốn đến tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ có trụ sở ở Thành Đô đã từng nói với quan viên của Mỹ rằng, dã tâm chính trị của Bạc Hy Lai, bước đầu tiên là tiến nhập vào Thường ủy Cục chính trị, sau đó bước lên vị trí quyền lực tối cao.
2. Đều là người ngang ngược hống hách
Điểm giống nhau giữa Bạc Hy Lai và Giang Thanh, còn ở phong cách hành sự, hai người đều hống hách ngang ngược. Bạc Hy Lai hành sự cứng rắn, thủ đoạn tàn độc, không kể là ở Đại Liên hay là Liêu Ninh, ở Bộ thương mại hay là Trùng Khánh, đều đã thể hiện ra một cách hết sức rõ ràng. Cũng chính với tác phong hành sự ngông cuồng của Bạc, dẫn đến con đường làm quan có bước chuyển ngoặt – từ Bộ trưởng Bộ thương mại xuống Trùng Khánh, cuối cùng thân vào ngục tù.
Còn Giang Thanh, sau khi Đại Cách mạng Văn hóa bắt đầu, đã đứng ra đảm nhiệm phó trưởng ban đứng đầu, trưởng ban đại diện, cố vấn tiểu đội giải phóng quân của tiểu tổ Cách mạng Văn hóa trung ương. Bà hiệu triệu Hồng Vệ Binh đánh đổ một nhóm lớn những người có công lớn đối với việc thành lập chính quyền cộng sản Trung Quốc, những người có tư cách chính trị hơn bà, cũng bao gồm rất nhiều người đã từng phát sinh những chuyện khiến bà không vui hoặc nắm rõ cuộc sống riêng tư của bà.
3. Đều là lòng dạ tiểu nhân có thù tất báo
Lê Cường vốn là một thương nhân Trùng Khánh, chỉ vì trong cuộc gặp gỡ hòa giải cuộc bãi công taxi đã vô tình trêu chọc một câu “Bí thư Bạc” mà đã gieo phải mầm họa. Một năm sau Lê Cường bị khép tội danh là thủ lĩnh của xã hội đen mà lĩnh án 20 năm tù. Vụ án của Lý Trang càng được mọi người biết đến, ông ấy và Bạc Hy Lai vốn không có chút dây mơ rễ má nào, chỉ vì đưa ra lời biện hộ cho bị cáo trong vụ án ở Trùng Khánh mà bị phán tội oan hai lần.
Mao Trạch Đông từng phái Giang Thanh đi thăm Tống Khánh Linh, giải thích “Đại Cách mạng Văn hóa” với bà. Tống Khánh Linh nói với Giang Thanh rằng: “Nên có khống chế đối với hành động của Hồng vệ binh, không nên làm hại người vô tội”. Thế là Giang Thanh, người có dã tâm chính trị bành trướng, lòng dạ lại cực kỳ hẹp hòi, đối với Tống Khánh Linh đã từ ghen ghét chuyển thành thù hận.
Năm 1966, tròn 100 năm ngày sinh của Tôn Trung Sơn, nhà xuất bản Nhân Dân đã tái bản lại “Tôn Trung Sơn tuyển tập”, đồng thời xuất bản “Tống Khánh Linh tuyển tập”, phân phát cho các thành viên trong tiểu tổ Văn Cách trung ương mỗi người một bộ. Khi thư ký vừa đặt một cuốn “Tống Khánh Linh tuyển tập” ở trên bàn trước mặt của Giang Thanh, Giang Thanh nhìn thấy mặt bìa có lời dẫn của Chu Ân Lai, liền tức điên lên quăng cuốn sách xuống sàn, dùng hai chân dẫm đạp lên.
Giang Thanh vừa gắng sức dẫm đạp, vừa nói: “Thủ tướng thật là! Còn viết chữ cho bà ta nữa!”. Ngoài ra, Giang Thanh từng nói với Diệp Quần, vợ của Lâm Bưu rằng: “Bây giờ hãy nhân lúc còn loạn, bà hãy bắt cho tôi kẻ thù này, còn bà có kẻ thù nào, tôi cũng bắt thay cho bà”.
4. Đều là con hổ lớn núp bóng hậu trường
Bạc Hy Lai – thai stử đảng nổi tiếng của Trung Quốc, là con trai của Bạc Nhất Ba, nguyên lão của ĐCSTQ. Với vốn liếng chính trị sâu dày và chỗ dựa lớn mạnh, đã đặt định cơ sở thuận lợi trên con đường làm quan của Bạc. Tuy trong thời gian Bạc đảm nhận thị trưởng thành phố Đại Liên, tỉnh trưởng Liêu Ninh, đã tham ô nhận hối lộ, nhưng vẫn là nhẹ nhàng thuận lợi làm đến chức Bộ trưởng Bộ thương mại, Ủy viên Cục chính trị trung ương, Bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh, mãi đến tranh chấp nội bộ mới ngã ngựa bị điều tra.
Còn Giang Thanh, có thể từ một diễn viên hạng 3 của bến Thượng Hải, trở thành phó trưởng ban đứng đầu, trưởng ban đại diện, cố vấn tiểu đội của giải phóng quân Cách mạng Văn hóa trung ương, nắm quyền sinh sát trong tay vào thời Đại Cách mạng Văn hóa, cuối cùng làm đến chức Ủy viên Cục chính trị trung ương, tiến nhập vào hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ; hoàn toàn là dựa vào lực lượng của Mao Trạch Đông làm chỗ chống lưng.
5. Đều là tù nhân thân ở trong ngục tù
Bạc Hy Lai và Giang Thanh còn có một trải nghiệm nhân sinh giống nhau: đã từng ngồi tù hai lần. Điều kịch tính là, Bạc Hy Lai lần đầu tiên vào tù lại chính là do lệnh của Giang Thanh. Trong khoảng thời gian diễn ra Đại Cách mạng Văn hóa, Giang Thanh đích thân phê chỉ thị: “Bắt Bạc Hy Lai, con cún con của Bạc Nhất Ba nhốt lại”, Bạc Hy Lai vì vậy đã bị nhốt trong tù suốt 5 năm ròng.
Năm 1934, Giang Thanh bị chính phủ quốc dân bắt ở Thượng Hải, về sau đã được cứu ra khỏi ngục. Bạc Hy Lại bị phán tù chung thân. Còn Giang Thanh năm 1981 bị lấy tội danh là kẻ đầu sỏ của tập đoàn phản cách mạng phán tội tử hình, tạm hoãn thi hành án hai năm. Năm 1983, giảm nhẹ thành tù chung thân.
6. Đều là nhà diễn xuất có tài hoa ngôn xảo biện
Còn về điểm chung có sở trường diễn xuất này, mọi người cũng rất ngạc nhiên. Nói Giang Thanh giỏi diễn xuất, đó là nghề chính của bà, không kể là tại hiện trường thẩm vấn có thể nói bản thân mình thành người bị hại, hay là biểu đạt sự bất đắc dĩ của bản thân, chỉ làm theo chỉ thị của Mao Trạch Đông; đó đều là bản sắc diễn xuất của Giang Thanh.
Còn tài diễn xuất của Bạc Hy Lai là đến từ đâu đây? Trên thực tế, Bạc Hy Lai là xuất thân thạc sĩ tin tức quốc tế của Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, lại từng nhậm chức Bộ tuyên truyền thành phố Đại Liên, là cao thủ tuyên truyền, có kinh nghiệm giao tiếp xã hội rất phong phú. Ví như Bạc trong Hội nghị hiệp thương chính trị và Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc năm 2012, trước hết là nói dối trước mặt mọi người rằng việc vắng mặt ở hội nghị hôm trước là bởi vì người không được khỏe (thực tế là Bạc đi suốt đêm trở về Trùng Khánh khắc phục hậu quả vụ án giết người của Cốc Khai Lai).
Sau đó Bạc đột nhiên gần như chửi ầm lên, công khai đánh trả những lời tuyên bố liên quan đến gia đình mình của giới chức bên ngoài, kiên quyết thề rằng học phí của con trai ông ta là đến từ quỹ học bổng. Đối chiếu với hành vi phạm tội sau vụ việc, những lời lẽ ngay chính nghiêm minh và khí tráng hùng hồn tại tòa, thật khiến người ta không khỏi cảm phục tài nghệ diễn xuất của Bạc.
7. Đều là ủy viên cục chính trị không ai bì nổi
Bạc Hy Lai và Giang Thanh trước khi bị bắt đều có thân phận chính trị khá tương đồng: Ủy viên cục chính trị trung ương.
Giang Thanh là một trong những nhân vật chính trị có sức ảnh hưởng nhất vào những năm cuối đời của Mao Trạch Đông. Năm 1969, trong Đại hội lần thứ 9 của ĐCSTQ, Giang Thanh tiến vào Cục chính trị trung ương ĐCSTQ, Đại hội ĐCSTQ lần thứ 10 tiếp tục đảm nhiệm ủy viên cục chính trị. Mao Trạch Đông tuy hơn một lần trong Hội nghị đại hội đại biểu toàn quốc khóa 4 năm 1975 đã phê bình tác phong của Giang Thanh, nhưng trên thực tế lại ngấm ngầm giúp đỡ Giang Thanh và phe cánh của bà có được quyền lực lớn hơn.
Còn Bạc Hy Lai sau khi cha ông ta là Bạc Nhất Ba được rửa oan, con đường làm quan cứ mãi thăng tiến không ngừng. Năm 2007, được bổ nhiệm làm ủy viên cục chính trị trung ương khóa 17. Trong khoảng thời gian nắm quyền ở Đại Liên, Liêu Ninh, Bộ thương mại, Trùng Khánh, những báo cáo liên quan đến Bạc Hy Lai làm dụng quyền riêng không ngừng được nêu ra. Phong cách hành sự phách lối, hung hăng tàn độc của Bạc cũng không tha cho những đối thủ chính trị khác.
8. Đều là nhân vật chính của sự kiện “bạt tai”
Bạt tai là sự kiện trọng đại hiếm thấy trong lịch sử của ĐCSTQ. Tháng 12/1967, Giang Thanh lấy tội danh “nghi phạm đặc biệt”, bắt Kim Sơn là chồng của Tôn Duy Thế – cô con gái nuôi của Chu Ân Lai vào ngục. Lấy cớ điều tra “chứng cứ phạm tội” của Kim Sơn, Giang Thanh đã tiến hành lục soát nhà của Tôn Duy Thế, chặn được lá thư Tôn Duy Thế định gửi cho Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông, và trách mắng Chu Ân Lai dung túng con gái nuôi phản đối Đại cách mạng văn hóa, lúc đó Giang Thanh còn giáng cho Chu Ân Lai một bạt tai.
Còn sức ảnh hưởng trong sự kiện “cái bạt tai” của Bạc Hy Lai còn vượt xa cả Giang Thanh. Vương Lập Quân phụ tá của bạc Hy Lai trong khi điều tra vụ án của Neil Heywood, đã báo cáo với Bạc Hy Lai về sự nghi ngờ đối với Cốc Khai Lai từ phía cảnh sát. Điều này khiến cho Bạc Hy Lai đùng đùng nổi giận, hung hãn giáng cho Vương Lập Quân một bạt tai, đồng thời cho bắt hết thuộc hạ của Vương Lập Quân tham gia điều tra vụ án này.
Tháng 2/2012, Vương Lập Quân bị cách chức cục trưởng cục công an. Vương Lập Quân cảm thấy bất an và sợ hãi, dường như đã biết trước được chuyện gì sẽ đến với mình. Vì để tự cứu lấy mình, Vương Lập Quân đã lái xe đi vào tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ đóng trụ sở ở Thành Đô, ở đó suốt cả một đêm, đây chính là vụ án Vương Lập Quân phản bội chạy trốn chấn động cả thế giới.
9. Đều là chủ mưu của tập thể gây án
Giang Thanh và Bạc Hy Lai am hiểu sâu sắc về việc liên minh chính trị. Trong thời gian diễn ra Đại cách mạng văn hóa, Giang Thanh và Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn kết thành liên minh, tức là “bè lũ bốn tên” mà mọi người đều đã nghe quen tai. Dưới sự ủng hộ của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, bà đã tiến hành đấu tranh quyền lực với Đặng Tiểu Bình, và trong năm 1975 đã thành công đá Đặng Tiểu Bình xuống đài lần nữa.
Bạc Hy Lai về phương diện liên minh chính trị cũng không thua kém Giang Thanh chút nào. Cuối năm 2007, Vương Lập Quân lúc đó nhậm chức Cục trưởng cục cảnh sát thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh đã quen biết với Cốc Khai Lai, giúp bà ta phá được “vụ án bị người ta hạ độc”. Sau đó được Bạc Hy Lai, chồng của Cốc Khai Lai, vừa mới điều động đến nắm quyền ở thành phố Trùng Khánh khen ngợi. Sau khi Bạc Hy Lai chuyển đến Trùng Khánh, Bạc – Vương hai người liên thủ với nhau, khiến cho Trùng Khánh ‘long trời lở đất’.
10. Đều là tội phạm có tài phản cung trước tòa
Giang Thanh và Bạc Hy Lai đều là những người có tài giảo biện.
Đối với phiên tòa thẩm vấn Giang Thanh, nhiều người hẳn vẫn còn nhớ như in, trung ương tố cáo Giang Thanh lợi dụng Mao Trạch Đông phát động Đại Cách mạng Văn hóa, nhưng Giang Thanh trước sau vẫn tin tưởng bản thân mình vô tội. Ở trước tòa vừa kêu vừa la hét, kiên quyết không nhận tội, và còn ngang nhiên gào thét trách mắng chánh án. Chính ngay lúc GiangThanh còn muốn nói tiếp, chánh án hạ lệnh một tiếng, bà ấy lập tức bị lôi ra khỏi tòa.
Xét xử vụ án Bạc Hy Lai cũng kịch liệt giống như thẩm vấn Giang Thanh. Ngày công thẩm đầu tiên diễn ra vào ngày 22/8/2013, đối diện với tố cáo của công tố viên, Bạc Hy Lai cực lực ngụy biện, tránh nặng tìm nhẹ, thường dùng những mánh khóe để ngụy biện như “không nhớ rõ”…, gần như phủ nhận toàn bộ sự thật phạm tội của mình. Một nhân vật nổi tiếng trong giới truyền thông theo dõi buổi xét xử nói: “Những lời lẽ phản bác và cưỡng từ đoạt lý mà Bạc Hy Lai biểu hiện trước tòa thật không khỏi khiến người ta cảm phục tài nghệ diễn xuất như thần của ông ta. Không ngờ cảnh giới nói dối lại cao đến mức như vậy”.
Theo secretchina