Vô số quan chức Trung Quốc “ngã ngựa” vì đàn áp Pháp Luân Công

Theo số liệu của Chính phủ Trung Quốc, từ tháng 12/2012 đến tháng 11/2015, có gần 800 “con hổ” cấp cao đã bị kết tội tham nhũng, trong đó 133 quan chức cấp nhà nước và cấp tỉnh, 656 quan chức cấp thấp hơn.

Nhưng có một điều ít khi được đề cập trên truyền thông chính thống ở Trung Quốc và quốc tế là hầu hết những “con hổ” sa lưới đều liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công trong 16 năm qua, ở các mức độ khác nhau.

Những quan chức sa lưới này, tất cả đều là “chân rết” của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, và ủng hộ ông thực thi theo chính sách đàn áp Pháp Luân Công.

Bối cảnh cuộc đàn áp – Sự hoang tưởng của cựu độc tài Giang Trạch Dân

Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân tuy là người nắm quyền lực tối cao nhưng thực chất ông thăng quan tiến chức phần lớn là nhờ thói nịnh bợ và khai gian lý lịch. Do đó, ông Giang thực ra là người thiếu thành tích với khả năng chính trị chưa bằng một trưởng thôn. Cũng vì thế mà ông luôn luôn lo sợ sẽ bị đánh bật khỏi vị trí quyền lực trong cuộc đấu tranh tàn nhẫn của ĐCSTQ.

Là người ủng hộ vụ thảm sát sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn vào 4/6/1989, ông Giang tuyên bố: “Thanh trừ tất cả các nhân tố bất ổn định từ trong trứng nước”. Cũng sau thời kỳ này, tức năm 1992, khi phong trào khí công đang thời kì nở rộ, Pháp Luân Công được giới thiệu ở Trung Quốc. Đầu tiên, nhiều người coi đây là môn khí công với khả năng đặc biệt để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Sau đó, mọi người dần dần nhận ra cốt lõi của Pháp Luân Công là dạy con người trở nên tốt hơn dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Giang Trạch Dân thường bị châm biếm và ví với hình con cóc. (Ảnh: Internet)

Chính vì vậy mà trong 7 năm ngắn ngủi từ 1992 đến 1999, môn học này đã lan truyền khắp Trung Quốc với hơn 70 triệu người theo học (đông hơn số đảng viên khi đó là 60 triệu), trong đó có rất nhiều người là đảng viên và cán bộ cấp cao. Điều này đã chạm đến dây thần kinh “hay lo sợ” của Giang Trạch Dân, ông từ sớm đã cho người điều tra nhưng không tìm thấy “sơ hở” của Pháp Luân Công, thậm chí nhiều nhân viên sau khi điều tra đã bước vào học một cách nghiêm túc.

Buổi tối ngày 19/7/1999, Giang Trạch Dân chủ tọa một cuộc họp gồm những quan chức cấp cao nhất của ĐCSTQ. Với quyền lực chính trị bất chấp luật pháp, lấy tư cách cá nhân “thống nhất” nhận định của tất cả các thành viên có mặt, ông Giang đã phát động cuộc đàn áp quy mô lớn đối với Pháp Luân Công và tuyên bố: “Đảng cộng sản nhất định phải chiến thắng Pháp Luân Công”. 

Thực chất, cuộc đàn áp này còn là công cụ mà ông Giang muốn dùng để huy động lực lượng cũng như quyền lực trước thời điểm mãn nhiệm.

Bộ máy đàn áp – Tập hợp những thành phần thủ ác, làm mưa làm gió, tham nhũng và hủ bại

Bằng cách lợi dụng nguyên tắc tổ chức của ĐCSTQ là “toàn Đảng phải tuân theo Ban chấp hành Trung ương”, Giang Trạch Dân đã lợi dụng bộ máy nhà nước do ĐCSTQ kiểm soát để phục vụ mục đích đàn áp bao gồm: Quân đội, các cơ quan truyền thông đại chúng, công an, cảnh sát vũ trang, các lực lượng an ninh quốc gia, hệ thống tư pháp, Quốc hội, các nhân viên ngoại giao, cũng như các nhóm ngụy tôn giáo.

Tất cả bộ máy nhà nước được đem ra để đối phó với những học viên tay không tấc sắt chỉ vì tín ngưỡng chân chính của mình: Phỉ báng, vu khống, bắt cóc, tra tấn tàn bạo và nhiều hình thức khác. Đặc biệt Giang Trạch Dân đã ra lệnh thiết lập Phòng 610 – phòng xử lý vấn đề Pháp Luân Công trực thuộc Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ. Tuy nhiên, sự tồn tại của Phòng 610 là không hề có cơ sở pháp lý, mọi chỉ thị chỉ được truyền miệng. Hơn nữa, nó quy định tất cả những ai nhận lệnh đều bị cấm ghi âm, ghi hình và thậm chí không được ghi chép lên giấy.

Theo báo cáo từ Minh Huệ Net, có trên 3.900 trường hợp xác nhận bị tra tấn đến chết trong trại giam, trong khi con số thực tế rất lớn chưa thể thống kê. Tội ác lớn nhất trong cuộc bức hại tàn bạo này là thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống để bán thu lợi nhuận. Sự tàn ác này được gọi là “một dạng ma quỷ mới chưa từng có trên Trái Đất”.

Giang Trạch Dân đã dùng “lợi và dục” để lôi kéo người khác đứng về phe mình. Nhiều quan chức nhìn thấy cơ hội thăng tiến và tiền thưởng khi thực hiện các chủ trương đàn áp. Khi tích cực đàn áp Pháp Luân Công, họ có thêm vị thế chính trị và có cơ hội giành được các khoản lợi lộc. Bắt giữ và tra tấn học viên Pháp Luân Công đã trở thành con đường thăng tiến phổ biến ở Trung Quốc.

Cuộc đàn áp vẫn tiếp tục leo thang kể từ năm 1999, thời điểm Giang còn tại nhiệm. Tuy nhiên sau khi rút khỏi chiếc ghế quyền lực, ông vẫn cài cắm rất nhiều “chân rết” trong bộ máy chính trị để duy trì cuộc đàn áp này từ Trung Ương đến địa phương.

Tuy nhiên, đời có vay có trả, luật nhân quả là công bằng:

“Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo

Không phải không báo, mà thời gian chưa đến

Năm khỉ tháng ngựa, thời gian sẽ đến

Hết thảy đều báo ứng”.

(nguồn: Chánh Kiến)

Giờ đây chính các quan chức này lại bị truy tố vì tội tham nhũng.

Ở Trung Quốc, rất nhiều người thuộc mọi giai tầng đều hiểu rằng: Các quan chức tham gia đàn áp Pháp Luân Công đều là những tay tham nhũng.

Ai là những con hổ sa lưới?

Báo cáo dưới dây tóm tắt 106 quan chức cấp nhà nước và cấp tỉnh đã bị bắt, bị điều tra. Mỗi quan chức này đều từng tham gia tích cực vào chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.

I. Quan chức cấp nhà nước:

1. Chu Vĩnh Khang

Cựu trùm An ninh Chu Vĩnh Khang bị tuyên án chung thân trong phiên tòa xét xử ngày 11/6/2014. (Nguồn: YouTube)

Ông Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, là trường hợp điển hình của kẻ cơ hội chạy theo phong trào đàn áp. Nhờ tích cực tham gia chiến dịch bức hại Pháp Luân Công, ông được thăng chức nhiều lần, và trở thành thành viên Ban Thường trực Bộ Chính trị – trung tâm quyền lực ở Trung Quốc. Khi đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật cả nước, ông Chu cũng phụ trách Phòng 610.

Ông Chu bị kết tội vào tháng 7/2014 vì hối lộ, lạm dụng quyền lực, và tiết lộ bí mật nhà nước, và nhận án tù chung thân từ tháng 6/2014. Các tay chân của ông trong các cơ quan khác nhau như Ủy ban Chính trị và Pháp Luật, ngành Dầu khí, ban lãnh đạo tỉnh Sơn Đông, cũng đều bị mất chức.

2. Quách Bá Hùng

Ông Quách Bá Hùng – con hổ lớn nhất trong quân đội – từng là Thượng tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Ương. Ông Quách là cấp phó của Giang Trạch Dân trong lĩnh vực quân đội và là nhân vật quân đội tích cực tham gia đàn áp.

Ông bị bắt vào tháng 4/2015, và bị chuyển sang Tòa án quân sự từ tháng 7/2015.

3. Từ Tài Hậu

Từ Tài Hậu (bên phải) cùng Bạc Hy Lai tại một hội nghị ở Bắc Kinh năm 2012. Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai đã thiết lập mạng lưới thu hoạch nội tạng ép buộc ở tỉnh Liêu Ninh (Ảnh: The Epoch Times)

Giống như ông Quách Bá Hùng, ông Từ từng là Thượng tướng, Ủy viên Bộ Chính trị và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Cùng với ông Quách, ông Từ thúc đẩy chiến dịch đàn áp và cho các tổ chức quân đội thu hoạch nội tạng người.

Ông Từ bị điều tra từ tháng 3/2014. Vào tháng 6/2014, ông bị xét xử tại tòa án binh. Cuối năm 2014, tờ báo quân đội lớn nhất Trung Quốc gọi ông Từ là “kẻ đào mỏ”, “kẻ xấu xa nhất đất nước”. (Ngày 15/3/2015, ông này đã chết vì bệnh ung thư)

4. Bạc Hy Lai

Nhieu-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc-dan-ap-phap-luan-cong-bi-sa-luoi-va-bao-ung4
Bạc Hy Lai bị xử chung thân. (Ảnh: Internet)

Ông Bạc Hy Lai là kẻ thực hiện chính chương trình cưỡng bức mổ cướp tạng. Ông ta từng là Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư tỉnh Trùng Khánh.

Khi ông Bạc phụ trách tỉnh Liêu Ninh, ông đã tích cực chỉ đạo chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công và là người thúc đẩy cưỡng bức mổ cướp tạng. Ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, ông lập lên một “nhà máy tử thi”, nơi nhựa hóa các tử thi, phục vụ cho các cuộc triển lãm “cơ thể” lớn trên thế giới. Hầu hết tử thi là các học viên Pháp Luân Công bị giết hại.

Ông Bạc bị điều tra về tội danh tham nhũng từ tháng 3/2012, và kết tội vào tháng 10/2012. Tháng 9/2013, ông ta bị kết án tù chung thân.

5. Lệnh Kế Hoạch

Nhieu-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc-dan-ap-phap-luan-cong-bi-sa-luoi-va-bao-ung5

Ông Lệnh Kế Hoạch là Phó Chủ tịch Chính hiệp và Trưởng ban Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng. Ở vai trò thứ 2, ông Lệnh đã mở rộng chính sách đàn áp ra bên ngoài Trung Quốc. Ông kiểm soát các cơ quan tấn công Pháp Luân Công ở Mỹ, Hồng Kông, và Đài Loan.

Ông Lệnh bị điều tra vào cuối năm 2014 và bị bắt vào tháng 7/2015 vì tội hối lộ.

6. Trần Lương Vũ

Ông Trần Lương Vũ (Ảnh: Internet)

Ông Trần Lương Vũ là Ủy viên Bộ Chính trị và là Bí thư Thành ủy Thượng Hải. Là thành viên thân cận của Giang Trạch Dân, ông Trần đã tích cực chỉ đạo đàn áp Pháp Luân Công ở Thượng Hải.

Ông Trần Lương Vũ bị truy tố vì tội hối lộ và lạm dụng quyền lực vào tháng 9/2006. Tháng 4/2008, ông bị kết án 18 năm tù.

7. Tô Vinh

Nhieu-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc-dan-ap-phap-luan-cong-bi-sa-luoi-va-bao-ung7

Ông Tô Vinh là Phó Chủ tịch Chính hiệp, đã tích cực thực hiện đàn áp khi ông ta là Bí thư tỉnh Giang Tây và Cam Túc. Ông Tô là Trưởng Phòng 610 cấp tỉnh và trực tiếp điều hành các trung tâm tẩy não ở Giang Tây. Tháng 11/2004, ông bị các học viên Pháp Luân Công kiện khi đang thăm Zambia.

Tháng 6/2014, ông Tô Vinh bị điều tra, và tháng 2/2014 bị truy tố vì tội hối lộ.

8. Lý Đông Sinh

Nhieu-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc-dan-ap-phap-luan-cong-bi-sa-luoi-va-bao-ung8
Lý Đông Sinh. (Ảnh: Internet)

17 quan chức cấp bộ tham gia tích cực vào đàn áp Pháp Luân Công đã bị kết tội tham nhũng. Một trường hợp điển hình là ông Lý Đông Sinh, cựu Trưởng Phòng 610 (cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công), cũng là Thứ thưởng Bộ Công an.

Là Phó Phòng 610 từ năm 1999 khi phòng này được thành lập, ông Lý Đông Sinh cũng là phó Giám đốc của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Trong vai trò này, ông chịu trách nhiệm tiến hành chiến dịch tuyên truyền toàn quốc chống lại Pháp Luân Công để thu hút sự ủng hộ dư luận cho chiến dịch nhằm loại bỏ môn tu luyện tinh thần này. Vào tháng 10/2009, ông Chu Vĩnh Khang đã bổ nhiệm ông Lý Đông Sinh làm Thứ trưởng Bộ Công An, phụ trách toàn bộ Phòng 610.

Ngày 20/12/2013, các báo chí Trung Quốc đưa tin ông Lý Đông Sinh bị điều tra vì hành vi sai trái. Ngày 12/1/2016, ông bị kết án 15 năm tù.

II. Quan chức cấp Tỉnh

Ở cấp tỉnh, có 84 quan chức cấp cao từng tham gia tích cực vào chính sách đàn áp và đã bị truy tố. Các con hổ sa lưới này phân bổ trên khắp các tỉnh thành trực thuộc Chính phủ, trừ khu vực tự trị Tây Tạng và Tân Cương. Đặc biệt tỉnh Hắc Long Giang có nhiều nhất với 9 quan chức bị kết tội.

Một ví dụ là Quách Hữu Minh (Guo Youming), Phó Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc, đã tích cực tham gia đàn áp để thăng tiến quan trường. Ông bị kết án 15 năm tù vì tội hối lộ vào ngày 9/12/2015.

Việc ông Quách rớt đài liên quan mật thiết đến các hoạt động của ông từ khi là Chủ tịch thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc). Tháng 3/2004, ông Quách đưa ra một bài viết trên báo chí nhà nước ở Nghi Xương, trong đó cam kết thực hiện các biện pháp chống lại các học viên Pháp Luân Công địa phương.

Ông Quách Hữu Minh. (Ảnh: Internet)

Các học viên Pháp Luân Công ở Nghi Xương đã phải chịu đàn áp tàn bạo dưới bàn tay chính quyền thời kỳ của ông Quách Hữu Minh. Số liệu của thành phố cho thấy ít nhất 7 trường hợp học viên qua đời, trong số rất nhiều học viên bị tra tấn đến tàn phế hoặc mất trí nhớ trong thời gian giam giữ.

III. Gần 700 quan chức cấp thấp hơn

Không lâu sau khi đàn áp diễn ra từ năm 1999, ông Bành Khải Pha (Peng Kaifa), Phó Bí thư của huyện Kỳ Dương, tỉnh Hồ Nam, từng nói với công an huyện rằng: “Các anh có thể ngược đãi học viên Pháp Luân Công mà không cần theo luật và các anh không phải chịu trách nhiệm về việc này”. Nhưng trong một cuộc họp của Ủy ban Chính trị và Pháp luật năm 2001, khi đang nói về các hành động bức hại học viên Pháp Luân Công, ông đã ngã gục trên sàn nhà và rơi vào tình trạng sống thực vật ở bệnh viện Changsha.

Ông Lý Thiệu Vũ (Li Shaoju), Giám đốc Công an thành phố Phố Lan Điếm tỉnh Liêu Ninh, đã trực tiếp bức hại nhiều học viên Pháp Luân Công. Ngày 9/2/2015, ông chủ trì cuộc họp đề xuất làn sóng bắt giữ mới. Khi đang lớn tiếng la hét về Pháp Luân Công, ông ta đã ngã gục và chết vì xuất huyết não. Cái chết của Giám đốc Công an khiến các nhân viên cấp dưới lo sợ, và cả hai Phó Giám đốc đều không muốn thay thế vị trí của ông này.

Dưới đây là biểu đồ các trường hợp báo ứng trong năm 2015, theo thống kê của Minh Huệ. Các trường hợp phổ biến gồm: Bị sa thải, bệnh tật nghiêm trọng, ung thư, tai nạn giao thông, bị kết án tham nhũng và bị chết đột tử.

IV. Người cầm đầu Giang Trạch Dân

Từ năm 2015, làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân Kể từ đầu tháng 4/2015, nhiều học viên Pháp Luân Công đã đệ đơn kiện hình sự lên tòa án tối cao của Trung Quốc. Bị đơn trong các đơn thư này là cùng một người: Giang Trạch Dân – nguyên lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), do ông này đã áp đặt ý muốn cá nhân cho các cơ quan nhà nước để phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7/1999.

Tòa án tối cao nhiều nước cũng đã phát lệnh truy nã ông ta về tội diệt chủng và vi phạm nhân quyền.

Khi xưa đế chế La Mã hùng cường cũng bị sụt đổ vì đàn áp tín đồ Cơ đốc giáo. Hoàng đế La Mã Nero, ông đã khiến cho đế quốc Rome trở nên tàn lụi. Ông đã đốt cháy nhiều thành phố, giết hại hàng ngàn người bao gồm cả cô ruột, vợ cũ, mẹ, vợ và anh em cùng cha khác mẹ. Sau đó lại đổ lỗi cho các tín đồ Cơ đốc để trấn áp nhân dân và đẩy họ vào cuộc thảm sát tàn bạo. Xã hội La Mã sớm bắt đầu bước vào con đường suy thoái và sụp đổ.

Những bài học chính diện trong lịch sử có rất nhiều, chúng ta cần tỉnh táo nhìn nhận lại chặng đường lịch sử này để không vô tình thành đồng lõa của cái ác. Napoleon từng có câu nói: “Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt”.

Dưới đây là số liệu các trường hợp được tin rằng đã gặp quả báo, nhóm theo các trường hợp liên quan đến nhân sự trong các bộ phận chức năng khác nhau của chính quyền:

screen_shot_2016-02-23_at_01.52.40
Báo cáo trên Minh Huệ net

Số liệu tương tự cũng có thể được phân loại theo cấp bậc:

screen_shot_2016-02-23_at_01.46.40
Báo cáo trên Minh Huệ net

Ghi chú:

Cấp bậc của những sỹ quan này là: cấp tỉnh (chủ tịch tỉnh hoặc tương đương), cấp cục (giữa cấp tỉnh và quận/huyện), cấp quận/huyện (chủ tịch quận/huyện), và cấp thị trấn (chủ tịch thị trấn).

** Ba trong số 135 người là sỹ quan cấp tỉnh.

Con số chi tiết của cả hai bộ phận và cấp bậc được tóm tắt trong bảng tính dưới đây:

screen_shot_2016-02-23_at_02.14.03
Báo cáo trên Minh Huệ net

Bảng này chỉ ra rằng các sỹ quan cảnh sát (chịu trách nhiệm việc bắt giữ các học viên) có số người tử vong cao nhất, trong khi Phòng 610 và Viện kiểm sát (định tội hoặc quyết định thời hạn giam giữ) có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x