Tiết Tiểu Thử: Thời điểm mấu chốt áp dụng phương pháp dưỡng sinh “Đông bệnh Hạ trị”

18/08/17, 17:04 Dưỡng sinh, Sức khỏe

Các chứng bệnh mùa Đông thường do dương hư âm hàn nên phải chú ý bảo vệ và bồi dưỡng dương khí, tuân thủ nguyên tắc “Đông bệnh Hạ trị”.

“Đông bệnh Hạ trị” là tiến hành chữa trị các chứng bệnh mùa Đông từ trong mùa Hạ. (Ảnh: LinkedIn)

Tên “Tiểu thử” có nghĩa là nóng nhẹ, thường bắt đầu vào khoảng ngày 6 đến ngày 8 tháng 7 dương lịch, tiểu thử năm 2017 rơi vào ngày 7 tháng 7. Theo hoàng lịch, tiểu thử là tiết tháng 6.

Có một câu ngạn ngữ về tiết tiểu thử rằng: “Qua tiểu thử, một ngày nóng ba phần“, tỏ ý đã qua tiểu thử một ngày, thời tiết sẽ nóng lên thấy rõ! Tiểu thử, kế tiếp sau đó là đại thử, là thời điểm Mặt trời chiếu sáng mạnh trong năm. Vậy vào tiết khí này thường nghĩ đến cái gì? Làm việc gì đây? Nên bảo dưỡng cơ thể và tinh thần như thế nào?

Thi nhân nổi tiếng thời nhà Đường Nguyên Chẩn từng làm bài thơ về tiết khí này với tiêu đề “Vịnh nhập tứ khí thi – Tiểu thử lục nguyệt tiết”:

Thúc hốt ôn phong chí,

Nhân tuần tiểu thử lai.

Trúc huyên tiên giác vũ,

Sơn ám dĩ văn lôi.

Hộ dũ thâm thanh ải,

Giai đình trường lục đài.

Ưng chiên tân tập học,

Tất xuất mạc tương thôi.

Tạm dịch:

Bỗng nhiên gió nóng thổi,

Do theo tiểu thử tới.

Trúc lay như mưa rơi,

Núi tối nghe sấm rền.

Cửa sổ sâu mây trôi,

Sân thềm mọc rêu xanh.

Ưng, chiên non luyện tập,

Con dế không cần giúp.

Gió nóng mang theo tiểu thử đến, mưa dông kết bạn đuổi theo, sân thềm mọc rêu xanh, mọi người tránh sâu trong cửa nhà để nghỉ mát. Chim ưng mạnh mẽ mới sinh đã không sợ nắng nóng bắt đầu học tập kỹ năng chiến đấu, dế mèn vì nóng mà cũng lớn rất nhanh.

Dưỡng sinh tam phục

Tiết tháng 6 hoàng lịch hóa ra là tiểu thử. Tháng nóng nhất trong mùa Hè gọi là “phục hạ”, trong đó có ba ngày đặc biết là sơ phục, trung phục, mạt phục, gọi tắt là “tam phục”, chính là ba ngày canh trong khoảng thời gian từ sau Hạ chí đến sau lập Thu.

Trong hoàng lịch, ngày tháng được ký hiệu theo hệ thống can chi. Mỗi ngày đều có cách gọi tên riêng, ví dụ như ngày giáp tý, ngày ất sửu, ngày bính dần… Như vậy ngày canh là ngày bắt đầu bằng chữ canh, cứ 10 ngày xuất hiện một lần. Sơ phục là ngày canh thứ ba sau Hạ chí, tiếp đến ngày canh thứ tư là trung phuc, và ngày canh đầu tiên xuất hiện sau tiết lập Thu sẽ là ngày mạt phục.

Bộ thứ hai “Dật văn tập lục” trong bản ghi chép phong tục Nam Bắc triều “Kinh sở tuế thì kỷ” viết về tam phục như sau: lập Thu lấy Kim thay Hỏa, Kim sợ Hỏa nên đến ngày canh tất nhiên phục.

Kinh nghiệm truyền lại từ người xưa dạy rằng trong tam phục, phương pháp tìm chỗ tránh nóng là lui nấp, trong khi người tu tâm lại nói rằng “lòng yên tĩnh tự nhiên sẽ thấy mát“. Theo dưỡng sinh ngũ hành, trong thời tiết nóng như lửa, vì Hỏa khắc Kim nên kim phải “ẩn nấp”. Thi nhân thời nhà Minh Bàng Chú cũng có câu thơ tương ứng với đạo dưỡng sinh này:

Tiểu thử bất túc úy, thâm cư như thối tàng.

Tạm dịch:

Tiểu thử chưa đáng sợ, ở chỗ sâu như lui nấp.

Tam phục dán Đông bệnh Hạ trị 

“Đông bệnh Hạ trị” là một phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y, đã lưu truyền trong dân gian từ thời cổ đại. Phương pháp này cũng được đề cập trong sách “Bản thảo Cương mục” của Lý Thời Trân và trình bày một cách hệ thống trong sách “Trương Thị Y thông” của Trương Lộ.

Dựa theo nguyên tắc dưỡng sinh “Xuân Hạ dưỡng dương”, “Đông bệnh Hạ trị”, một số bệnh mạn tính thường phát tác vào mùa Đông lấy dương hư âm hàn làm chủ, như chứng ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính ở người già, hen phế quản (thể hư hàn), ỉa chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tả), viêm khớp (thể hàn tý), viêm mũi dị ứng (thể phong hàn),… Dạng bệnh “gặp lạnh thì phát tác” này cần lợi dụng “phục hạ” tràn đầy dương khí để tiến hành điều dưỡng, tức là tiến hành chữa trị các chứng bệnh mùa Đông từ trong mùa Hạ.

Trong Đông y, tạng phế có thuộc tính ngũ hành là “Kim”. “Đông bệnh” thường liên quan đến chức năng của tạng phế. Theo thuyết ngũ hành, ngày “canh” cũng thuộc hành Kim. Vì vậy tiết tiểu thử giữa “tam phục” đúng là thời điểm mấu chốt để dùng dường khi điều chỉnh sức khỏe, cường tráng thân thể.

“Tam phục dán” trong Đông y chính là vào “tam phục” dán thuốc lên các huyệt vị đặc biệt trên cơ thể, thẩm thấu và truyền vào kinh mạch để điều chỉnh chức năng tạng phủ, nhằm tăng cường dương khí trong thân thể giúp phòng bệnh, chữa bệnh. Đây chính là cách thức chữa bệnh của “Đông bệnh Hạ trị”.

“Tam phục dán” chính là dán thuốc lên các huyệt vị đặc biệt trên cơ thể vào “tam phục”. (Ảnh: Epoch Times)

Văn hóa dân gian trong tiết tiểu thử

“Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” ghi lại ba hiện tượng sinh thái liên quan đến tiết tiểu thử: Gió nóng đến, con dế cư ngụ vách tường, Ưng non công kích. Dưới đây là những phương pháp chống nóng ẩm vào tiết tiểu thử trong dân gian:

1. Phơi nắng vật dụng ngăn ngừa nấm mốc

Trong tiết tiểu thử có gió nóng và nhiệt độ cao, các triệu chứng lên nấm ở chân tay, ngứa mẩn cũng dễ dàng xuất hiện. Người xưa có câu: “Sáu tháng sáu, nhà nhà phơi nắng lớn“, theo truyền thuyết thì ngày này này là ngày long cung phơi long bào. Ngày này có nhiệt độ rất cao, nắng chiếu rất mạnh, đem quần áo tranh sách ra phơi nắng, có thể tiêu trừ ẩm ướt, ngăn ngừa nấm mốc, phòng sâu mọt.

2. Ăn canh bánh trừ ác ngày sơ phục

Tuy thời tiết phục hạ khá nóng bức, nhưng ăn canh bánh nóng giúp bảo vệ vị khí, trừ tà khí, cũng là phương pháp dưỡng sinh tốt. Canh bánh là bột nhào véo thành từng miếng nhỏ cho vào nồi nước dùng nấu chín. Theo bản ghi chép phong tục Nam Bắc triều “Kinh sở tuế thì kỷ”, tập tục ăn canh bánh “trừ ” có từ thời nhà Ngụy.

Một số địa phương cũng có tập tục “ăn đồ theo mùa sau tiểu thử”. Ngày mới thứ nhất sau tiểu thử, nấu gạo mới thu hoạch, cung cúng thần Ngũ cốc và tổ tiên, cảm tạ đã phù hộ thu hoạch thuận lợi, sau đó mới mọi người mới ăn đồ ăn mới này. Ngày mới ăn “thực phẩm theo mùa” ngụ ý “ăn mới”, cảm niệm mỗi một hạt gạo, mỗi một bữa cơm đều không dễ có được.

Cũng có địa phương có câu tục ngữ: “Ngày sơ phục ăn sủi cảo, trung phục ăn mì, tam phục ăn bánh nướng áp chảo tráng trứng“. Trong phục hạ, không ăn uống đầy đủ sẽ dễ dàng gầy đi, sức đề kháng suy yếu, mà vào tiết này vụ lúa mì, lúa nước mới đã thu hoạch. Như vậy ăn sủi cảo, mì hoặc là bánh nướng tráng trứng khai vị chính là ăn theo mùa, đây chẳng phải là một phương pháp bảo vệ sức khoẻ.

Ngày sơ phục ăn sủi cảo, trung phục ăn mì, tam phục ăn bánh nướng áp chảo tráng trứng… (Ảnh: Fotolia)

3. Ban băng

Ngày nay, các món ăn giải nhiệt từ đá rất xinh đẹp, kỳ thực người xưa từ sớm đã biết sử dụng băng trong sinh hoạt hàng ngày, trong đó công dụng đứng đầu là giải nhiệt. Các bậc đế vương cổ đại thường ban thưởng băng cho quần thần, cụ thể từ thời nhà Chu đã có chức quan “Lăng nhân” quản lý “ban băng”.

4. Tiểu thử bảo vệ môi trường, làm sạch cơ thể và tinh thần

Tiết tiểu thử đất nóng ẩm, thường đổ mưa lớn, cây cối tuy phát triển tươi tốt nhưng không được chặt hạ, để tránh trời giáng tai ương. Sách “Hoài Nam Tử” thời Tây Hán có lý niệm bảo vệ môi trường, thuận theo thiên thời mà làm việc.

Thì tắc huấn – Hoài Nam Tử nói tháng cuối mùa hè: Là tháng cây cối phát triển mạnh, chớ đốn hạ, không thể hợp chư hầu, khởi Thổ Công, động chúng dấy binh, tất có tai ương trời giáng. Lợi dùng đất nóng ẩm, mưa to đúng lúc để diệt cỏ bón phân cho đồng ruộng, giúp đất màu mỡ.

Vào tiết tiểu thử, từ cơ thể và tinh thần đến môi trường đều phải hết lòng bảo vệ, để ý phòng ngừa. Trong ngày “tam phục”, ở chỗ sâu cần tiêu trừ nóng ẩm, mưa lũ, dựa theo thiên thời bảo hộ ruộng đồng, nắm giữ thời điểm mấu chốt áp dụng “Đông bệnh Hạ trị”.

Tú Văn biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

x