Thủy xương bồ – Một loại thảo dược cổ đại được Thần Nông công nhận
Thủy xương bồ là một loại thảo dược đa công dụng được Thần Nông (3700 TCN) ghi nhận. Rễ cây thủy xương bồ thường được phơi khô để sử dụng chữa nhiều loại bệnh, có thể dùng để uống, xoa bóp, hoặc ngâm trong bồn tắm v…v.
Loài cây này được khen ngợi là loại thuốc tốt nhất cho dạ dày.
Trong những ghi chép y học của Ba Tư vào thế kỷ VII TCN và kinh Veda của người Ấn Độ trong thế kỷ III TCN, cây thủy xương bồ cũng được đề cập đến như là một loại thảo dược.
Cây có nguồn gốc ở châu Á, thủy xương bồ thường sinh trưởng tốt ở các vùng đất thấp. Loài cây này phát triển tập trung thành từng nhóm lớn trong các khu vực ẩm ướt, nơi có dòng nước chảy, hoặc các ao hồ nông cạn và vùng đất ngập nước.
Thủy xương bồ là loại cây thân rễ lâu năm và có dáng cao. Trong đó, thân cây phát triển mạnh và phân thành nhiều nhánh nhỏ. Riêng lá của nó có hình dạng lưỡi gươm và vươn lên cao khoảng 1 mét.
Hoa của cây Thủy xương bồ thường mọc giữa nách lá và có hình nón. Những bông hoa thường đạt độ dài từ 5 – 8cm và có màu vàng hơi xanh. Trong khi đó trái của cây Thủy xương bồ lại có màu đỏ.
Việc thu hoạch cây thủy xương bồ sẽ được tiến hành bằng cách cắt lấy phần rễ và lá, rồi mang chúng đi rửa sạch (Rhizoma Calama).
Công việc này thường được tiến hành vào cuối mùa hè hoặc mùa thu. Đây là lúc khu vực sinh trưởng của cây thủy xương bồ cạn nước.
Thông thường, phần thân rễ sẽ được cắt với chiều dài khoảng 7 cm. Nó sẽ được phơi khô trong bóng râm, sau đó được treo bằng sợi dây rồi đặt tại nơi thoáng mát.
Hầu hết thân rễ của nó sẽ được phơi khô với nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 35 độ C. Nếu việc sấy khô vượt quá nhiệt độ này, nó sẽ làm mất đi hàm lượng tinh dầu của cây thủy xương bồ.
Ngoài ra, thân cây còn được xử lý bằng cách bóc sạch lớp vỏ bên ngoài (Rhizoma Calama Decorticat). Khi này bạn cũng có thể sấy khô phần vỏ vừa được tước bỏ, vì nó chứa rất nhiều tinh dầu.
Bằng cách chưng cất cây thủy xương bồ bạn sẽ có được loại tinh dầu quý giá (Oleum Calama).
Mặc dù phần bên ngoài của thân rễ có màu nâu xanh, nhưng bên trong lại có màu trắng xốp và mềm. Nó có mùi thơm thoang thoảng và có vị hơi đắng. Nếu được sấy khô, trọng lượng của thủy xương bồ bị giảm đi đáng kể và trở nên rất nhẹ.
Về mặt mùi vị, thân rễ của cây thủy xương bồ có chứa nhiều hoạt chất akorin mang vị đắng. Riêng lớp nhựa Akoretin lại dồi dào tinh dầu và hoạt chất calamine-choline. Trong quá trình thảo mộc được sấy khô, một lượng tanin sẽ được tạo ra.
Trong các công thức chữa bệnh bằng cây thủy xương bồ được quy định và sử dụng chính thức, phần thân rễ của nó là bộ phận được tận dùng. Bộ phận này được sử dụng để chiết xuất dầu (chiết xuất dầu Calama) và pha chế rượu (Tinctura Calama).
Nó mang đến công dụng dùng điều trị các căn bệnh liên quan đến dịch dạ dày, dịch ruột, dạ dày yếu, chán ăn, biếng ăn. Cũng như giúp cân bằng hàm lượng men bên trong dạ dày.
Ngoài ra, nó còn mang đến công dụng tăng tiết nước tiểu, loại bỏ khí tích tụ, bình thường hóa sự tiết mật và tình trạng rỉ mật.
Thông qua đó thảo mộc sẽ loại bỏ các tác nhân gây cản trở quá trình trao đổi chất, tăng cường lưu thông máu và cải thiện tình trạng thiếu máu.
Khi này việc sử dụng thân rễ cây thủy xương bồ để điều trị bệnh được đánh giá là mang đến hiệu quả cao hơn loại thuốc Cortex Condurango, thuốc được bào chế từ cây Marsdenia Condurango Rchb.
Đây là loại thuốc được nhập khẩu từ Đông Phi hoặc Nam Mỹ.
Thông thường việc chữa bệnh bằng thân rễ thủy xương bồ được tiến hành bằng cách pha trà thảo mộc. Nó được thực hiện như sau:
Lấy một muỗng cà phê thân rễ thái nhỏ ngâm trong nước khoảng 8 giờ. Sau đó pha trà với nước nóng trong vòng 5 phút.
Hoặc bạn cũng có thể thay thế thân rễ khô bằng 20 – 30 giọt rượu, hay 3 – 5 gram bột rễ cây thủy xương bồ. Chúng sẽ được uống 3 lần mỗi ngày.
Và nếu như bạn nhai trực tiếp thân rễ của thủy xương bồ đều đặn, nó sẽ giúp những người nghiện thuốc lá cai nghiện thành công.
Ngoài ra, việc nhỏ vào mắt loại nước ép được làm từ thân rễ thủy xương bồ sẽ giúp tăng cường sự tinh anh và khả năng hoạt động của đôi mắt. Hay bạn cũng có thể sử dụng nó để xoa bóp lưng.
Nhưng tốt nhất bạn nên chọn mua các chiết xuất thủy xương bồ có sẵn trong hiệu thuốc. Nó sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ em, nhất là những bé thường xuyên bị căn bệnh viêm mũi hoặc co giật.
Không chỉ có thế, thủy xương bồ còn mang đến tác dụng cao trong việc điều trị các vết loét và mủ xương (viêm xương gây mủ).
Theo đó, cách điều trị hiệu quả nhất là bạn cần nhúng vải lanh vào nước ép thủy xương bồ. Sau đó đặt nó trên khu vực cần điều trị.
Cây thủy xương bồ cũng cho hiệu quả cao trong việc xoa dịu căng thẳng. Mặt khác, nó cũng mang đến công dụng hữu hiệu trong việc điều trị chứng mất ngủ, thần kinh suy nhược và nhiều căn bệnh của phụ nữ.
Cách điều trị như sau: Cho 500 gram thân rễ khô thái nhỏ vào 5 lít nước. Kế đến đun sôi hỗn hợp trong khoảng 15 phút. Sau cùng hãy đổ nước cây Thủy xương bồ vào bồn tắm.
>>> Tầm ma và những lợi ích sức khỏe bạn nên biết
Nhưng bạn cần lưu ý, không nên sử dụng cây thủy xương bồ để điều trị tiêu chảy dưới mọi hình thức.
Trong y học dân gian, trà Thủy xương bồ được xem là một phương pháp hữu hiệu giúp tăng cường trí nhớ. Nó cũng được dùng để chữa trị các căn bệnh ở dạ dày và thận. Khi này nó cần được kết hợp cùng với ngải cứu. Cụ thể như sau: Lấy một muỗng cà phê hỗn hợp pha thành 2 tách trà và sử dụng mỗi ngày. Loại trà này còn cho tác dụng làm mượt và dài tóc, vì nó tăng cường sự khỏe mạnh cho làn da trên đầu.
Đặc biệt, việc sử dụng nước ép của thân rễ Thủy xương bồ trộn lẫn với lòng trắng trứng, rồi bôi lên mắt trong 5 phút sẽ giúp tăng cường sự khỏe mạnh cho đôi mắt. Lưu ý nên rửa sạch mắt với nước sau khi dùng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng lá thủy xương bồ treo trong phòng còn giúp xua đuổi côn trùng.
Và nếu như bạn muốn loại bỏ các triệu chứng rối loạn tình dục ở nam giới trong giai đoạn sớm, bạn hãy cho 20 gram thân rễ Thủy xương bồ ngâm với 1 lít rượu táo. Sau đó, uống khoảng 250 ml/ngày trong 10 ngày. Tốt nhất bạn nên uống từng ngụm nhỏ.
Để khắc phục tình trạng khó chịu trong dạ dày và hiện tượng đầy hơi, bạn có thể tiến hành như sau: Lấy từ 5 đến 10 giọt chiết xuất cây thủy xương bồ cho vào một ít đường rồi sử dụng. Hoặc bạn cũng có thể lấy từ 3 đến 8 giọt tinh dầu thủy xương bồ trộn cùng với đường rồi dùng một lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp đường với 5 hoặc 10 giọt cồn hay rượu vang thủy xương bồ. Sau đó uống từng ngụm nhỏ. Lưu ý liều lượng hợp lý là khoảng 100 ml mỗi ngày.
Một công thức khác giúp tăng cường khả năng hoạt động của toàn bộ cơ thể và điều trị căn bệnh dạ dày yếu được tiến hành như sau: Dùng khoảng 30 gram lá thủy xương bồ khô ngâm với 1,5 lít rượu vang trắng và 1,5 lít rượu táo nguyên chất trong khoảng từ 6 – 8 tuần. Cuối cùng hãy sử dụng đều đặn mỗi ngày.
Trong trường hợp, bạn mắc chứng tay chân thường tê lạnh hay còn gọi là tình trạng lưu thông máu kém ở bàn tay và bàn chân, việc tắm trong chiếc bồn chứa nước thủy xương bồ sẽ giúp cải thiện hoạt động cho cánh tay và bàn chân. Cũng như giúp lưu thông tuần hoàn máu bên trong cơ thể.
Nhưng nếu như bạn đang bị đau răng hoặc viêm nha chu, bạn có thể súc miệng bằng trà Thủy xương bồ.
Trong y học dân gian, loại trà này còn được thêm vào bồn tắm để điều trị các vết loét, áp xe và ung nhọt tương tự như ung thư.
Chưa hết, nước của rễ cây thủy xương bồ còn giúp cho vết thương sau tiêm chủng mau lành hơn.
Theo y học dân gian, việc sử dụng từ 1 đến 2 tách trà Thủy xương bồ mỗi ngày sẽ giúp giải quyết hiệu quả các căn bệnh liên quan đến tim mạch và thần kinh.
Một số cách sử dụng cây Thủy xương bồ để trị bệnh cho động vật là:
Lấy lượng nhỏ bột rễ cây thủy xương bồ trộn cùng với thức ăn gia súc. Sau đó, đem nó cho vật nuôi đang biếng ăn sử dụng.
Đối với những con non, yếu ớt, bạn có thể trộn bột cùng với thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho nó.
Ngoài ra các hoạt chất có trong cây thủy xương bồ ở dạng viên nén còn được dùng để chữa lành vết thương và vết loét trên cơ thể động vật.
Tú Văn, theo marvelousherbs