Theo các nhà nghiên cứu “Trái đất là một sinh linh”

21/05/14, 07:14 Bí ẩn

Ngược lại với niềm tin rằng trái đất này chỉ đơn giản là một hành tinh đặc và chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là cung cấp tài nguyên cho con người, hành tinh của chúng ta biết thở và là một sinh linh thực sự.

 Hình ảnh tích hợp từ dữ liệu của NASA

Khi chúng ta nghĩ đến trái đất một cách tổng thể, như là một nhân vật sống, thay vì một vài mảnh nhỏ rời rạc, chúng ta sẽ thấy một ý nghĩa khác. Hành tinh của chúng ta là một sinh linh có chức năng giữ gìn các điều kiện sống cần thiết.

James Lovelock vào năm 1979 đã xuất bản một quyển sách cung cấp những bài học thú vị về sự tương tác lý, hoá, địa, sinh trên trái đất.

Trong suốt lịch sử, khái niệm Mẹ Trái Đất đã là một phần của văn hoá loài người bằng cách này hay cách khác. Mỗi người ít nhất đã từng nghe về Mẹ Trái Đất nhưng bạn đã thực sự dừng lại và suy nghĩ Mẹ Trái Đất là ai chưa?

Gaia là gì? 

Lovelock định nghĩa về Gaia như sau “… một nhân vật phức tạp bao gồm hệ sinh thái, bầu khí quyển, đại dương và đất; sự tổng hợp cấu thành hệ phản ứng hay điều khiển, tìm kiếm những điều kiện môi trường lý hoá căn bản nhất cho sự sống trên hành tinh”.

Qua Gaia, trái đất duy trì sự cân bằng nội tại và sự bảo trì của những điều kiện tương đối ổn định.

Yếu tố đáng ngạc nhiên của giả thuyết Gaia là khái niệm trái đất là một nhân vật sống độc lập. Đây không phải là một khái niệm mới. James Hutton (1726 – 1797), cha đẻ của ngành địa chất học, một lần nọ đã định nghĩa trái đất như là một nhân vật siêu nhiên. Và ngay trước Lovelock, Lewis Thomas, một bác sỹ y khoa và là một nhà văn giỏi, đã viết những dòng này trong một bộ sưu tập các bài luận nổi tiếng của ông, ‘Cuộc sống của Tế Bào’:

“Nhìn lên mặt trăng, ta nhận ra điều đáng kinh ngạc của trái đất làm cho ta phải nín thở đó là nó sống. Những bức ảnh cho thấy bề mặt khô và vụn vỡ của mặt trăng, khô như là một nấm xương tàn.

“Trôi trong khoảng không tư do dưới tầng khí ẩm lấp lánh, bầu trời căng sáng màu xanh, đó là trái đất, một tinh cầu phong phú duy nhất trong vùng này của vũ trụ. Nếu bạn có thể nhìn lâu hơn nữa, bạn sẽ thấy những xoắn mây trắng, bao bọc và để lộ ra một phần ẩn hiện của một vùng đất.

“Nếu bạn từng ngắm nhìn trái đất một thời gian địa lý rất dài, bạn sẽ thấy các lục địa di chuyển, tách ra trên bề mặt, trôi nổi trên ngọn lửa ở phía dưới. Nó có tổ chức, có bề ngoài của một sinh vật tự tồn tại, đầy rẫy những thông tin, và những kỹ năng kỳ diệu để thao tác ánh mặt trời”.

John Nelson minh hoạ “Trái đất thở”, (hình bên dưới) được tạo ra dưới dạng ảnh GIFs mà ông ta tự thiết kế để có cái nhìn một năm về trái đất với những sự chuyển mùa từ ngoài không gian.

Nelson – một người hình ảnh hoá dữ liệu, đã hợp tác cùng website của NASA để tao ra 12 bức ảnh chụp vệ tinh không dính mây, được thực hiện trong vòng một năm, mỗi tháng 1 tấm. Khi những tấm ảnh này được kết nối lại với nhau, một chuỗi hành động đầy mê hoặc được tạo ra mà Nelson gọi là “sóng hàng năm của thảm thực vật và băng đá”.

Khi khí hậu thay đổi, tinh cầu trở nên sống động. Trái đất hiện ra như đang thở khi những khối băng phủ phát triển và tan chảy – vào ra, vào ra.

Băng giá màu trắng toả ra từ đỉnh của địa cầu và vươn về phía nam theo mọi hướng. nó lan đến Siberia, Canada và bắc Âu, chạy xuống phía xích đạo ở rìa vòng tròn, nhưng rồi dừng lại ở trên đỉnh của Châu Phi.

Địa Trung Hải là một cơ thể hữu hình của nước ở phía góc trên bên trái, và cụm Hồ Lớn tạo ra một mạng lưới nhỏ của những hình thù màu xanh đen trên vùng đất phía bên phải.

Trái Đất sống như là một hệ thống – nó là một hệ thống tự quản, mạch lạc, và tổng hợp của quá trình lý, hoá, địa, sinh tương tác với nhau để duy trì một sự cân bằn giữa năng lượng đầu vào từ mặt trời và bồn năng lượng nóng rót vào không gian.

Trong cấu hình căn bản nhất, Trái Đất hoạt động để trôi chảy hoá những dòng năng lượng và tái sử dụng vật chất. Năng lượng đầu vào từ mặt trời xuất hiện liên tục và được sử dụng vô tận cho mọi mục đích.

Năng lượng này được Trái Đất hấp thụ như là quá trình nhiệt hoặc quang, và trở lại không gian như là một bước sóng dài lan toả. Mặt khác, vật chất của Trái đất, những sở hữu nguyên liệu, là một đại lượng hạn chế (trừ những vật chất cộng vào Trái đất bởi các thiên thạch). Vì vậy, khi các dòng năng lượng chảy qua trái đất (từ mặt trời qua trái đất vào không gian), vật chất tái sinh trong Trái đất.

Khái niệm Trái Đất hoạt động như là một hệ thống chủ thể đã bổ trợ cho lý thuyết Gaia và tổng hợp lại những hiểu biết của sự kết nối trong của vạn vật trên hành tinh và sự tác động của con người lên quá trình toàn cầu. Chúng ta không thể xem những phần khác nhau của trái đất là một phần độc lập được nữa. Chúng ta không thể nghĩ đến hành động của chúng ta trên một phần nào đó của trái đất là một hoạt động độc lập được nữa.

Tất cả mọi thứ xảy ra trên tinh cầu này – sự mất mát và tái sinh của những rừng cây, sự tăng giảm của CO2, sự loại bỏ và trồng trọt của đất canh tác – tất cả đều có một ảnh hưởng lên hành tinh. Phần khó nhất của khái niệm này là làm thế nào để khiến cho chất lượng của các tác động tăng lên, nghĩa là xác định sự tích cực và tiêu cực của các tác động.

Nếu trái đất là một sinh vật tự sống, nó sẽ điều chỉnh tác động của con người. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng sự điều chỉnh này có ý nhằm loại bỏ con người, cũng như sự bơm Oxy vào khí quyển bởi các khuẩn quang học là để loại bỏ các khuẩn kỵ khí. Đây là điểm then chốt của lý thuyết Gaia.

Một trong những dự đoán sớm của lý thuyết này là một hỗn hợp khí Sulfuric được tạo ra bởi những sinh vật trong đại dương, có tính bền vững đủ để chống lại sự oxy hoá trong nước và lan vào trong bầu khí quyển.

Cả hỗn hợp Sulfuric và các sản phẩm oxy hoá trong bầu khí quyển, sẽ chuyển Sulfur từ biển vào bề mặt đất. Một trong số những sản phẩm hữu hiệu nhất có thể là chất dimethyl sulfide.

Một nghiên cứu chính thức từ đại học Maryland mà tác giả đầu tiên là Harry Oduro, cùng với nhà địa hoá học UMD James Farquhar và nhà sinh học Kathryn Van Alstyne của đại học tây Washington, đã cung cấp một công cụ có thể tìm vết và đo lường sự di chuyển của sulfur qua các sinh vật trong đại dương, bầu khí quyển và đất đai, nhằm giúp chứng minh hoặc bác bỏ lý thuyết Gaia đang được bàn cãi.

Nghiên cứu xuất hiện trong số mới nhất của tạp chí mạng ‘Sự phát triển học thuật khoa học quốc gia’ (PNAS)

‘Câu chuyện của nước’ của tác giả Alice Bartholomew, là một xuất bản đặc biệt thể hiện hiểu biết sâu sắc của tác giả về những yếu tố trong hệ thống địa lý tổng thể. Nó có thể giúp chúng ta hiểu rõ Trái Đất như là một hệ thống Gaia thống nhất bảo vệ sự sống của chúng ta.

Cuốn sách này bắt đầu bằng việc miêu tả cái nhìn thông thường của những nhà khoa học phương tây đối với nước. và sau đó, khéo léo chuyển sang biên giới khoa học mà xem nước là nguồn sống trong hệ sinh học, trường lượng tử, trường ether, xoắn ốc, xoáy năng lượng và những thứ liên quan đến giao tiếp và trí nhớ.

Một hiểu biết về những yếu tố này có thể dẫn đến những chiến lược đứng đắn trong việc bảo vệ nguồn nước bằng những cách chắc chắn và bền vững hơn cho tương lai của nhân loại.

Gaia hoạt động như thế nào?

Sự nội cân bằng được điều chỉnh bởi Trái Đất rất giống với quá trình nội duy trì của cơ thể chúng ta; những qui trình bên trong cơ thể bảo đảm nhiệt độ, độ pH trong máu, cân bằng hoá điện, v..v..

Sự hoạt động nội tại của Gaia, do vậy, mà có thể được xem là một ngành nghiên cứu sinh lý của trái đất, nơi những đại dương, sông ngòi là máu, bầu khí quyển là phổi, và đất là xương, và những sinh vật trên trái đất là những cơ quan cảm thụ. Lovelock gọi khoaa học này là địa sinh lý – nghiên cứu sinh lý của trái đất (và các hành tinh khác).

Để hiểu rõ làm thế nào mà trái đất có thể sống được, hay nhìn vào cách ta định nghĩa cuộc sống. Những nhà vật lý học định nghĩa cuộc sống là một hệ thống giảm entropy (*) cục bộ (cuộc sống là một cuộc chiến chống lại entropy). Những nhà sinh học nguyên tử nhìn cuộc sống như là một sao y của chuỗi DNA hoàn thiện để sống và phát triển hơn để tăng cường sự sống trong việc thay đổi môi trường.

Những nhà sinh lý học có thể nhìn đời như là một hệ thống hoá sinh có thể dùng năng lường từ nguồn ngoài để phát triển và tái sinh. Lovelock, một nhà địa sinh lý, nhìn đời như là một hệ mở tuôn trào vật chất và năng lượng nhưng lại duy trì một một trạng thái cân bằng nội tại.

Xa hơn những yếu tố khoa học mà chúng ta thảo luận trong bài này, chúng ta có thể xét trên phương diện tư duy văn thơ của người nghĩ ra lý thuyết này:

“Nếu Gaia tồn tại, mối quan hệ giữa nàng và con người, một giống loài ưu việt bên trong một hệ thống đời, và sự xoay chuyển cân bằng của sức mạnh giữa họ, là những câu hỏi hiển nhiên quan trọng…

“Lý thuyết Gaia dành cho những ai muốn đi hoặc đởn giản là đứng và ngắm nhìn, tự hỏi về trái đất và sự sống mà nó chứa đựng, và phán đoán những hệ quả của sự tồn tại của chúng ta nơi đây.

“Nó là một lựa chọn khác đi so với cái nhìn tiêu cực cho rằng thiên nhiên là một thứ nguyên thuỷ và cần bị chinh phục và chiếm lĩnh. Nó cũng là một lựa chọn khác cho những hình ảnh u ám của tinh cầu này như là một con tàu không gian điên cuồng, mãi mãi du hành, không biết đi về đâu, không có mục đích, xung quanh mặt trời.”

Lý thuyết Gaia mạnh mẽ khẳng định rằng cuộc sống trên trái đất tạo điều kiện để phù hợp với trái đất. Cuộc sống tạo ra trái đất, chứ không phải trái đất tạo ra cuộc sống.

Khi chúng ta tìm hiểu về hệ mặt trời, thiên hà và hơn thế nữa, một ngày kia chúng ta sẽ có thể thiết kế được những thử nghiệm nghiên cứu xem có phải cuộc sống đã thao tác trên trật tự của các hành tinh vì một mục đích nào đó, hay là cuộc sống chỉ là một quá trình tiến hoá để thay đổi sự vật trong một thế giới chết.

Theo Zeroenergy 

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x