Thế giới kỷ niệm 17 năm sự kiện Đại diệt chủng tại Trung Quốc

24/02/17, 13:37 Tin Tổng Hợp

Sau 17 năm kể từ khi Trung Quốc phát động cuộc “Đại diệt chủng” nhắm vào những người tu luyện Pháp Luân Công, ngày càng nhiều người dân thế giới biết đến tội ác này và đồng loạt lên án chính quyền Trung Quốc.

Vào ngày 20/7/1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động cuộc đàn áp đối với những người theo tập môn khí công Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), nhằm mục tiêu loại bỏ môn tập khỏi đất nước này.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, đây một chiến dịch tuyên truyền nhiều mặt, và một loạt những biện pháp cưỡng chế ngoài vòng pháp luật như bắt giữ tùy tiện, cưỡng bức lao động, tra tấn thể xác cho đến chết.

Cuộc đàn áp này cũng khiến 1,5 triệu người vô tội bị mổ cướp nội tạng để phục vụ cho ngành kinh doanh siêu lợi nhuận của Trung Quốc suốt 17 năm qua.

Ngày 20/7 chính là ngày mà nhiều người dân trên thế giới tham gia cùng các học viên Pháp Luân Công tưởng niệm các nạn nhân của cuộc bức hại, đồng thời lên tiếng kêu gọi chấm dứt tội ác diệt chủng này.

Australia: Nhân tài Trung Hoa một đi không trở lại

Ông David Yu, nghiên cứu sinh đại học Queensland và vợ con tại sự kiện kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công (thành phố Brisbane, Úc, ngày 16/7/2016)
Ông David Yu, nghiên cứu sinh đại học Queensland và vợ con, tham gia sự kiện kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công (thành phố Brisbane, Úc, ngày 16/7/2016)

Ông David Yu là một học viên Pháp Luân Công hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Queensland. 17 năm trước, ông là nghiên cứu sinh của Đại học Thanh Hoa. Ông kể lại thời gian ông tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc: “Tôi đã hưởng lợi rất nhiều từ việc tập Pháp Luân Công – tiêu chuẩn đạo đức, sức khỏe của tôi, tất cả đều cải thiện rất nhiều”.

Khi biết tin Đảng Cộng sản Trung Quốc cấm tập Pháp Luân Công, ông đã cùng các học viên khác đi thỉnh nguyện tới chính quyền với lời thông điệp “các học viên Pháp Luân Công là người tốt”. Vì điều này mà ông đã bị bắt giam 6 năm liền.

Ông Yu chỉ là một trong số hàng nghìn trí thức đã phải rời bỏ Trung Quốc vì cuộc đàn áp của chính quyền đối môn khí công mà họ theo tập.

John Meng (ngoài cùng bên trái), kỹ sư phần mềm hiện làm việc tại Brisbane, Australia.
John Meng (ngoài cùng bên trái), kỹ sư phần mềm hiện làm việc tại Brisbane, Australia.

Một trường hợp khác là ông John Meng, kỹ sư phần mềm hiện làm việc tại Brisbane (Australia). Khi còn ở Trung Quốc, ông từng là giảng viên Đại học Tsing Hua, sau đó bị đuổi việc và bắt giam nhiều năm vì tập Pháp Luân Công.

Học viên Pháp Luân Công Xie Weiguo, nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland, hiện đang sống cùng gia đình tại Úc. Ông không thể trở về Trung Quốc vì đã bị liệt vào “danh sách đen” của chính quyền. Ông Xie bắt đầu luyện Pháp Luân Công từ năm 1994 khi còn là sinh viên của Đại học Thanh Hoa.

Phòng 610, tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyên đàn áp Pháp Luân Công, định biến ông thành ví dụ điển hình cho chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” nhằm khiến những người khác khiếp sợ. Ông là một trong số ít người may mắn thoát khỏi cuộc bức hại vì nhận được học bổng tiến sỹ của Đại học Manchester.

Ông được cấp visa và bay sang Anh vào cuối năm 1999. Năm 2004, hộ chiếu của ông bị hết hạn, ông trở thành người “vô quốc tịch”. Một số nghị sỹ Anh đã viết thư đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc cấp hộ chiếu mới cho ông, nhưng bị từ chối.

Hoa Kỳ: Nghĩ sỹ Mỹ lên án cuộc đàn áp của Trung Quốc

hoc vien Phap Luan Dai Phap dieu hanh 13
Học viên Pháp Luân Công phía đông nước Mỹ đã tổ chức diễu hành tại thủ đô Washington để kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.

Chiều ngày 14/7, hơn một nghìn học viên Pháp Luân Công phía đông nước Mỹ đã tổ chức diễu hành tại thủ đô Washington để kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.

Tham gia sự kiện, Nghị sỹ Mỹ Ileana Ros-Lehtinenphát biểu: “Chúng tôi đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng tới Đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng chúng tôi yêu cầu chấm dứt ngay lập tức cuộc đàn áp Pháp Luân Công, yêu cầu thả tự do tất cả các học viên Pháp Luân Công và tù nhân lương tâm khác bị giam giữ, đồng thời chúng tôi kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức hoạt động mổ cướp nội tạng vô nhân tính và vô đạo đức của họ”.

Luật sư David Cleveland đã so sánh hoạt động ghép tạng của Mỹ và Trung Quốc, rằng ở Mỹ, khoảng 3.000 người đang đợi suốt 5 năm để được cấy ghép gan, ngược lại, ở Trung Quốc, ông nói: “Vấn đề là thiếu bác sỹ, chứ không phải là thiếu nội tạng”.

Ông cho biết, bệnh nhân được lên lịch cấy ghép trong vòng chưa đầy 24h, điều này có nghĩa là một tù nhân lương tâm bị lôi ra mổ cướp nội tạng.

Các học viên Pháp Luân Công luyện trước Tòa thị chính San Francisco (Mỹ) vào ngày 19/7/2016.
Các học viên Pháp Luân Công luyện trước Tòa thị chính San Francisco (Mỹ) vào ngày 19/7/2016.

Tháng trước, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công và chấm dứt ngay lập tức hoạt động mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Mỹ cũng là một trong những quốc gia tiếp nhận số lượng nhiều nhất những người tị nạn vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Xoay quanh sự kiện 20/7, nhiều nơi trên thế giới đã tổ chức kỷ niệm và ký tên thỉnh nguyện yêu cầu Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Anh: Diễu hành trên đường phố Luân Đôn

2016-7-18-minghui-falun-gong-london720-04--ss
Cuộc diễu hành tại thủ đô Luân Đôn (Anh) hôm 16/7/2016 nhằm kêu gọi Trung Quốc chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.

Hàn Quốc: Lễ kỷ niệm tại Quảng trường Seoul

Các học viên Pháp Luân Công tập luyện tại Quảng trường Seoul, Hàn Quốc ngày 17/7/2016 (Ảnh: Cộng tác viên Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt)
Các học viên Pháp Luân Công tập luyện tại Quảng trường Seoul, Hàn Quốc ngày 17/7/2016

Pháp: Ký tên thỉnh nguyện tại Quảng trường Nhân quyền

Người dân Pháp ký tên thỉnh nguyện yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công (Quảng trường Nhân quyền dưới chân Tháp Eiffel, ngày 17/7/2016)
Người dân Pháp ký tên thỉnh nguyện yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công (Quảng trường Nhân quyền dưới chân Tháp Eiffel, ngày 17/7/2016)

Đài Loan: Diễu hành tại Đài Bắc

Học viên Pháp Luân Công diễu hành tại Đài Bắc (Đài Loan) vào ngày 17/7/2016.
Học viên Pháp Luân Công diễu hành tại Đài Bắc (Đài Loan) vào ngày 17/7/2016.

Hồng Kông

Bất chấp bị chính quyền Đại Lục sách nhiễu và đe dọa, nhiều người dân Hồng Kông vẫn tổ chức các cuộc diễu hành quy mô lớn. Cảnh sát cũng ra sức ngăn cản các nhóm ủng hộ Bắc Kinh tới quấy phá đoàn diễu hành.

%image_alt%
Các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông tổ chức một buổi diễu hành để phản đối cuộc bức hại kéo dài ở Trung Quốc.
%image_alt%
Hàng trăm học viên biểu diễn các bài công pháp trên Quảng trường Golden Bauhinia ở Loan Tử vào sáng ngày 20/7.
%image_alt%
Các bài động tác nhẹ nhàng, chậm rãi của các học viên đã thu hút sự chú ý của khách du lịch cũng như người dân địa phương.
%image_alt%
Khán giả chụp ảnh các học viên Pháp Luân Công đang diễu hành.

(Ảnh: Minghui.org)

2

2

Buổi diễu hành đã thu hút nhiều khách du lịch và người dân địa phương.

Theo Daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x