Thành cổ Kish – Thành phố đầu tiên của những “vị thần” sau trận Đại Hồng Thủy
“Sau khi trận lũ quét qua và vương triều từ thiên thượng hạ xuống, vương quyền ngự ở Kish”. Và ở triều đại đầu tiên, có tổng cộng 22 vị vua đã cai trị thành phố Kish trong khoảng thời gian 16.480 năm…
Một trong những thành phố quan trọng nhất ở khu vực Lưỡng Hà cổ đại là thành phố Kish.
Thành phố này được cho là đang nằm đâu đó ở Tell al-Uhaymir, thuộc tỉnh Babylon cách thủ đô Baghdad, Iraq 80km về phía nam. Đây là nơi một vương triều đã hạ xuống từ thiên thượng sau khi thảm họa Đại Hồng thủy quét qua Trái Đất.
Trong Danh sách vua Sumer có viết rằng, khi đó, các vị thần đã đến và giúp người Sumer xây dựng lại vương triều đã bị hủy hoại bởi thiên tai.
Vị vua đầu tiên của vương triều này là Jushur, ông đã cai trị trong khoảng thời gian 1.200 năm.
Theo sau sự thống trị của Jashur, có 22 vị vua kế tiếp cai trị Kish. Tổng cộng, họ cai trị trong khoảng thời gian 16.480 năm, làm nên triều đại đầu tiên ở thành phố Kish.
Gần như tất cả những vị vua trị vì sau Đại Hồng thủy được nhắc đến trong danh sách đều có thời gian tại vị rất lâu dài.
>>> Trước Đại hồng thủy có 8 vị vua cai trị Trái Đất suốt 241.200 năm?
Trong đó vua Jashur trị vì trong 1.200 năm, vua Etana 1.500 năm, vua Barsal-nuna 1.200 năm, vua Iltasadum 1.200 năm, những người khác có thời gian trị vì ngắn hơn vào khoảng 140 – 960 năm. Vị vua cuối cùng là Aga trị vì trong 625 năm cho đến khi Kish bị đánh bại.
Những tài liệu khảo cổ đầu tiên về Kish cũng cho thấy vua En-me-barage-si khi đó sở hữu một vũ khí khá mạnh mẽ có tên là Elam. Ông cùng con trai mình là Aga được miêu tả là những đối thủ đương thời của Dumuzid, Fisherman, và Gilgamesh, những nhà cai trị đâu tiên của nền văn minh Uruk ở khu vực Lưỡng Hà.
Ngày nay, khu khảo cổ của thành phố Kish trải dài trên một diện tích hình bầu dục có kích thước khoảng 8 x 3km, quanh lưu vực sông Euphrates, bao gồm khoảng 40 ụ đất trong đó lớn nhất là ụ đất Uhaimir và Ingharra.
Danh sách vua Sumer mô tả những chi tiết chưa từng thấy về một kỷ nguyên, khi thế giới được cai trị bởi những sinh mệnh được gọi là ‘những vị thần’ trong hàng ngàn năm. Đây là một trong những lý do chính khiến các học giả chính thống cho rằng danh sách này là sự kết hợp của cách giải thích thời tiền sử và những huyền thoại. Các vị vua sống lâu lạ thường đó chỉ là một phần của văn hóa dân gian cổ.
Họ cho rằng, có thể các con số này thể hiện quyền lực, sự chiến thắng hay tầm quan trọng của các vị vua. Tuy nhiên, có người lại tin rằng các con số này căn cứ trên thực tế và các vị vua này là Thần nên có khả năng sống lâu hơn người bình thường.
Sau Đại Hồng Thủy, thời gian trị vì của các vị vua trong Danh sách Vua Sumer ngắn hơn nhiều so với thời kỳ trước thảm họa này. Vì vậy, danh sách này không chỉ là tài liệu ghi lại trận Đại Hồng Thủy trong lịch sử mà nó còn phản ánh những điều được ghi chép trong Kinh Thánh đó là tuổi thọ của con người sau nạn hồng thủy ngày càng ngắn hơn so với thời kỳ trước đó, theo học giả Wood nghiên cứu vào năm 2003.
Hoàng An t/h