Những tấm bảng Tjipetir bí ẩn được tìm thấy trên bờ biển châu Âu

23/03/15, 07:15 Bí ẩn

Một người phụ nữ ở Carnwall, Anh vào năm 2012, tình cờ phát hiện một tấm bảng màu tối trong cát, ghi một từ lạ. Cô nhún vai tò mò không biết là gì, nhưng vài tuần sau đó cô lại phát hiện vài tấm khác ở nơi khác. Vào thời điểm đó, cô không biết rằng hàng thập niên qua, rất nhiều người châu Âu như cô được nhìn thấy tấm bảng Tjipetir bí ẩn.

Tấm bảng ‘Tjipetir’ đã trôi dạt đến các bờ biển châu Âu trong các thập kỷ.

Không biết làm thế nào mà những tấm bảng mỏng giống cao su này có mặt ở rất nhiều bãi biển khác nhau, và làm mọi người bối rối vì dòng chữ khắc trên nó: TJIPETIR. Nhà nghiên cứu bãi biển Tracey William đã bắt đầu một số điều tra đối với tấm bảng bí ẩn thường xuyên xuất hiện ở bãi biển này.

Williams nhận thấy rằng Tjipetir (được phát âm là cheep-a-teer) là tên một ngôi làng ở tây Java, Indonesia. Hiện nay ngôi làng có tên là Cepetir, nó từng là đồn điền trồng cây Gutta-percha trong những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. “Tấm” Gutta-percha được làm từ cao su của cây Palaquium. Chất nhựa cao su có màu tối đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các mặt hàng như: đồ chơi, bóng golf, răng giả, các thiết bị phẫu thuật, đồ trang sức, đồ nội thất, và là chìa khóa cho sự phát triển của các loại cáp điện báo dưới nước.

Ở Malaysia, người dân bản địa sẽ sử dụng gỗ và cao su của cây để làm tay cầm dao và gậy đi bộ, trước khi nó được sử dụng ở phương Tây.

Cuối thế kỷ 19, đồn điền trồng Gutta-percha ở Indonesian với các tấm bảng giống như cao su xếp chồng lên nhau. (Nguồn Wikipedia)

Trong nhiều thập kỷ người ta đã tìm thấy các tấm bản trôi dạt vào các bãi biển trên khắp Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan và Thụy Điển. Nhưng câu hỏi còn lại là: Các tấm bảng đi từ Indonesia đến các bãi biển của châu Âu như thế nào?

Câu trả lời vẫn còn chưa chắc chắn, nhưng có thể suy đoán rằng chúng đã đổ vào đại dương vào năm 1912, khi con tàu Titanic chìm và khiến tấm bảng Gutta-percha và các kiện hàng cao su khác đổ ra.

Minh họa chìm tàu Titanic, 1912.

Ngoài ra, các tấm bảng có thể đến từ một chiếc thuyền bị nạn khác là tàu chở khách của Nhật có tên Miyazaki Maru. Tàu Miyazaki Maru có thể đã chở theo những tấm bản cao su từ Yokohama đến London, nhưng tàu này bị ngư lôi của tàu ngầm Đức đánh chìm vào Tháng 9/1917.

Các tấm bảng chui ra từ bất cứ khoang bị vỡ nào, rồi nổi trên mặt nước khi tàu chở hàng chìm dưới đáy biển.

Con tàu xấu số Miyazaki Maru có phải là nguồn gốc của các tấm bảng Tjipetir? Nguồn: Uboat.net

Mất khoảng 25 năm để các mảnh vỡ của tàu chìm theo dòng nước đi khắp thế giới, do đó những lập luận trên không thể chứng minh được nguồn gốc thật sự của các tấm bảng Tjipetir này, khi chúng đã có mặt trên biển hơn một thế kỷ qua. Trong khi đó, nếu chúng là sản phẩm tự nhiên, thì đây là lúc các tấm bảng này sẽ mục rữa và trở về cát bụi.

Những người may mắn nhặt được chúng lại không xem chúng đơn thuần chỉ là một vật vô giá trị, bởi những tấm bảng từ nhà máy Tjipetir ở đồn điền Gutta-percha được người chủ trông coi rất cẩn thận. Người có tên là Marina de Jesus trên trang facebook của Cộng đồng Bí ẩn Tjipetir miêu tả đây là “món quà thần thoại từ đại dương”.

Chắc chắn những tấm bảng sẽ tiếp tục được tìm thấy trên các bãi biển. Tuy nhiên, nhiều khối Tjipetier vẫn chưa được tìm thấy, sẽ tiếp tục di chuyển trên biển và một lúc nào đó sẽ trôi dạt vào bờ nhờ sự lôi kéo của thủy triều.

Thanh Phong – Dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

x