Mạnh Mẫu ba lần chuyển nhà

01/01/13, 11:29 Đọc & Suy ngẫm

Mạnh Tử là nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục lớn nhất Trung Quốc trong thời kỳ Xuân thu Chiến quốc. Ông đã viết bộ sách “Mạnh Tử” rất nổi tiếng và được nhân dân Trung Hoa tôn xưng là “Á thánh”, có địa vị chỉ sau Khổng Tử trong hệ tư tưởng chính thống của xã hội Trung Quốc xưa. Mạnh Tử có được thành công to lớn như vậy đều là nhờ vào mẹ ông: Mạnh mẫu.

Mạnh Tử

Mạnh Tử từ nhỏ đã mất cha. Mẹ ông là người cần cù tiết kiệm, một đời bà ngậm đắng nuốt cay để nuôi con khôn lớn. Cuộc sống của hai mẹ con rất kham khổ nhưng bà không bao giờ sao nhãng việc chăm sóc và giáo dục con. Bà đã dạy dỗ Mạnh Tử trở thành người tài giỏi và chính ông cũng đã để lại cho đời sau những bộ sách viết về các quan điểm giáo dục con cái trong gia đình. Bà trở thành một tấm gương mô phạm về việc dạy con đã được truyền từ đời này qua đời khác.

Những thành tựu của Mạnh Tử có liên quan chặt chẽ đến sự giáo dục ban đầu của mẹ.

Cha Mạnh Tử là một nho sinh có tài. Để làm rạng danh gia đình và dòng họ, ông đã từ biệt vợ con để sang nước Tống. Ba năm sau, mẹ con Mạnh Tử nhận được một tin như sét đánh ngang tai: ông đã bỏ mạng nơi đất khách quê người. Từ đó, mẹ goá con côi bắt đầu cuộc đời đầy gập ghềnh trắc trở. Mạnh mẫu với ý chí sắt đá đã quyết tâm dùng đôi bàn tay lao động của mình để nuôi nấng và dạy dỗ con nên người.

Mẹ Mạnh Tử biết rõ rằng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, vì vậy bà rất chú ý đến việc tạo cho con một môi trường sống lành mạnh.

Ban đầu, gia đình Mạnh Tử vốn sống trong một ngôi làng nhỏ dưới chân núi Mã Yên. Phía sau những ngọn núi là một khu nghĩa địa. Trẻ con trong làng ngày nào cũng nhìn thấy cảnh tang ma đưa đám. Một hôm, Mạnh mẫu nhìn thấy Mạnh Tử và năm đứa trẻ khác đang bắt chước người lớn chơi trò “đám tang”. Bà rất đau lòng và trong bụng thầm nghĩ: nếu cứ tiếp tục sống ở đây thì Mạnh Tử chắc chắn không thể trở thành một đứa trẻ tốt, vì vậy phải chuyển nhà thôi.

Một thời gian sau, hai mẹ con Mạnh Tử chuyển đến sống ở một ngôi làng nhỏ tên là Miếu Hộ Doanh, cách nơi ở cũ hơn mười dặm. Nơi đây là một khu chợ mua bán nhỏ. Cứ cách vài ngày, người dân trong vùng lại đem sản phẩm đến chợ để trao đổi mua bán. Khu chợ lúc nào cũng ồn ào với những tiếng mặc cả, thậm chí là cả tiếng chửi mắng nhau.

Môi trường sống mới ở đây càng dễ dàng hấp dẫn với Mạnh Tử và Mạnh Tử đã dần bị ảnh hưởng. Mạnh Tử và mấy đứa bạn học biết được kiểu so sánh từng li từng tí. Mạnh mẫu vẫn không yên tâm về Mạnh Tử, suy nghĩ tính toán mãi vẫn phải chuyển nhà lần nữa. Mạnh mẫu không muốn con trai trở thành người ít nói, cũng không muốn con bị nhiễm thói so bì chi li, chỉ chạy theo cái lợi ở ngoài chợ. Bà nhất định phải lựa chọn cho con một môi trường phát triển tốt. Vì vậy bà lại chuyển nhà lần thứ ba đến một nơi cách Thành Châu không xa. Nhà mới tuy hơi cũ nát nhưng ở gần trường học nên Mạnh mẫu yên tâm đưa con trai đến định cư.

Do từ nhỏ đã được tiếp xúc với các nhà học giả nên Mạnh Tử đã có sự ảnh hưởng tốt. Tất cả những điều đó đã tạo cơ sở vững chắc cho Mạnh Tử học tập lễ (lễ nghi), nhạc (âm nhạc) , xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (thư pháp), số (toán pháp) và việc trở thành học giả nổi tiếng sau này.

Môi trường sống có tác dụng đặc biệt đối với quá trình trưởng thành của mỗi con người. Môi trường sống khác nhau sẽ hình thành nên những thói quen khác nhau.

Mạnh mẫu sở dĩ ba lần phải chuyển nhà là vì muốn tạo cho con một môi trường sống tốt để con lớn lên khoẻ mạnh.

Mạnh mẫu không những cơi trọng sự ảnh hưởng của môi trường thế giới bên ngoài, mà còn biết được đạo lý “Cha mẹ là người thầy tốt nhất của con cái” và rất coi trọng việc giáo dục nhân cách phẩm hạnh của con.

Mạnh mẫu dạy Mạnh Tử: Muốn làm một người khi nói để cho người khác tin thì “nói là phải làm, làm là phải đạt kết quả”.

Khi gia đình nhà họ Mạnh còn ở ngôi làng nhỏ dưới chân núi Mã Yên, nhìn thấy nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử không hiểu hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con lợn của nhà hàng xóm đang khoẻ mạnh, tại sao lại phải giết nó đi?”, Mạnh mẫu lúc đó đang bận liền tiện mồm trả lời: “Giết cho con ăn”.

Mạnh Tử rất vui, cả buổi chiều chờ được ăn thịt lợn. Mạnh mẫu để không thất hứa với con trai đã lấy một phần tiền tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt sang nhà hàng xóm mua một miếng thịt đem về để cho con trai ăn thoả thích.

Lại một lần khác, khi Mạnh Tử đang đi học, hàng ngày mỗi khi tan học về nhà nhìn thấy mẹ đang dệt vải liền quẳng ngay cặp sách xuống, chuẩn bị đi chơi.

Mẹ gọi Mạnh Tử đứng lại và hỏi: “Việc học của con thế nào rồi?”. Mạnh Tử không thèm để tâm trả lời: “Vẫn như trước đây”. Mạnh mẫu thấy dáng vẻ không thèm quan tâm của con liền cầm kéo lên lập tức cắt đứt ngay mảnh vải vừa dệt và khuyên bảo nói với con: “Con sao nhãng việc học tập cũng giống như mẹ dệt vải. Bây giờ vải chưa dệt xong mà đã cắt đứt ở giữa thì sẽ không bao giờ dệt được một mảnh vải hoàn chỉnh”.
 

“Việc dệt vải, nhất định phải dệt từng sợi một, qua quá trình cố gắng liên tục mới có thể tích từng sợi vải thành “tấc”, tích từng “tấc” vải thành “thước”, cuối cùng mới có thể dệt thành mảnh vải hoàn chỉnh để dùng. Việc học tập cũng như vậy nếu luôn luôn cố gắng chịu khó học tập thì dần đần mới tích lũy được tri thức, mới có thành tựu, nếu không thì chẳng có tác dụng gì giống như việc dệt vải bỏ dở giữa chừng”.

Mạnh Tử nghe xong những lời của mẹ thấy rất có ích lợi cho bản thân. Từ đó ông chăm chỉ học tập cả ngày từ sáng đến tối, cuối cùng trở thành một nhà nho lớn trong thiên hạ.

Mạnh mẫu những năm cuối đời vẫn rất khoẻ mạnh, không bao giờ lơ là việc dạy dỗ con trai. Mạnh Tử cũng vô cùng kính yêu mẹ. Ngoài thời gian đi chu du liệt quốc, Mạnh Tử đã dành hầu hết thời gian sống bên mẹ. Để được gần mẹ Mạnh Tử không nỡ rời xa cố quốc đi tìm con đường phát triển cao hơn, mà chỉ đảm nhận một chức vị giáo sư thanh nhàn ở nước Tề.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ba mươi năm đã qua đi, lúc này Mạnh mẫu đã đến tuổi cổ lai hy và Mạnh Tử cũng đã quá tuổi “tri thiên mệnh”. Mạnh Tử cả ngày chẳng làm việc gì, thở ngắn than dài, buồn rầu không vui. Sau khi biết được nguyên nhân, Mạnh mẫu nói cho Mạnh Tử nghe một đoạn các câu nói nổi tiếng của xưa nay.

Mấy câu nói đó đã làm cho Mạnh Tử bỗng nhiên như tỉnh ngộ. Thế là Mạnh Tử thu xếp hành lý, chuẩn bị chu du liệt quốc lần nữa. Lần đi này, Mạnh Tử đã được nhân dân các nước tôn kính và hoan nghênh chưa từng thấy. Đáng tiếc là khi Mạnh Tử nở mày nở mặt thì Mạnh mẫu lại qua đời. Khi quy táng về quê ở núi Mã Yên, bà con làng xóm đều ra đứng chung điệu ở lề đường, vô cùng đau buồn tưởng nhớ người mẹ vĩ đại này.

Mạnh mẫu là một người phụ nữ vĩ đại. Sự vĩ đại của bà không chỉ là “tinh ngũ vị, trí tửu tương, dưỡng cựu cô, phùng y thường” mà còn là “đạo làm cha mẹ và quan trọng hơn cả là biết giáo dục con theo từng giai đoạn phát triển cụ thể”.

Theo Bách Khoa Tri Thức

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x