“Công thức” khoa học giúp bạn trở nên hài hước hơn

03/03/15, 10:40 Khoa học

Tiếng cười làm cho con người thấy vui vẻ lạc quan hơn, do đó hiếm ai lại không thích những người hài hước. Vậy làm thế nào để sở hữu bộ óc hài hước? Hãy cùng tìm hiểu “hài hước” dưới góc nhìn của khoa học để tìm ra “công thức” cho sự hài hước.

Lý thuyết sự hài hước ở góc độ tâm lý học

Có rất nhiều lý thuyết nghiên cứu về sự hài hước khác nhau. Các tín đồ của một số tôn giáo cho rằng “hài hước” là món quà của thần. Một nhóm người khác lại cho rằng “hài hước” là thứ gì đó vô cùng thần bí. Tuy nhiên, theo từ điển bách khoa toàn thư triết học Standford, 3 bộ lý thuyết thường thấy đúng nhất trong đa số các tình huống gây cười là: thuyết superiority, thuyết relief, thuyết incongruity.

1. Thuyết Superiority

Thuyết này được các triết gia Plato, Aristotle, Thomas Hobbes tán thành. Theo họ, hài hước được thể hiện trong thuyết này là do chúng ta thường có xu hướng cười trước những tình huống chúng ta may mắn hơn người khác, hoặc cười cợt chế giễu những người có địa vị xã hội thấp hơn chúng ta.

2. Thuyết Relief

Trong cuốn sách “Joke and their relation to the unconscious” của chuyên gia thần kinh Sigmund Freud có nói rằng: tiếng cười, cùng với sự hài hước là một hình thức giảm nhẹ những căng thẳng hay đau đớn về thần kinh, hoặc sự kìm nén cảm xúc của con người. Những câu chuyện gây cười này có thể dễ thấy ở những người lạc quan, khi mà họ luôn nói bóng gió về những khó khăn của bản thân.

3. Thuyết Incongruity

Hai triết gia Immanuel Kant và Soren Kierkegaard tin rằng, yếu tố gây cười sẽ xoay quanh sự bất ngờ trong các câu chuyện. Theo đó triết gia Kant đã giải thích: “Tiếng cười là ảnh hưởng của sự chuyển đổi giữa kết quả người nghe mong đợi sang một kết quả khác”. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, câu chuyện được kể sẽ gây cười nếu có tính bất ngờ. Có lẽ vì thuyết này mà hàng tá các cẩm nang “tán tỉnh” đều đưa ra những ví dụ dựa trên kịch bản này.

Mặc dù 3 bộ lý thuyết hài hước trên đều nêu được những nội dung khác nhau, nhưng trong tình huống thực tế, nhiều tình huống gây cười có thể cùng lúc thuộc về 2 hoặc cả 3 bộ lý thuyết. Thậm chí, nhóm chuyên gia tâm lý đến từ đại học Colorado, sau khi nghiên cứu về sự hài hước kết hợp cả 3 lý thuyết trên, cho rằng: “những trò đùa có thể châm biếm giá trị xã hội, nhưng không mang tính chất đe dọa”. Nhìn chung, chỉ cần kể chuyện có nội dung tựa như 3 bộ lý thuyết trên, cộng với cách diễn đạt là chúng ta dễ dàng “chế biến” ra một câu chuyện cười cho thính giả.

Lý thuyết sự hài hước trên góc độ sinh học

Một nhóm các nhà khoa học ở Darthmouth đã khảo sát “sự hài hước” thông qua kết quả ảnh cộng hưởng từ chức năng của các tình nguyện viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 vùng não tiếp nhận và cảm thụ các câu chuyện hài hước. Sau khi 2 vùng não này xử lý xong thông tin của mẩu chuyện cười, não sẽ lan tỏa ra một loại hóc môn thần kinh gây hưng phấn, thông qua vùng não hình quả hạnh. Khi tinh thần suy sụp, khả năng dẫn truyền của “van hóc môn” này giảm sút. Điều này giải thích vì sao chúng ta rất khó bị chọc cười khi buồn phiền lo âu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 vùng não tiếp nhận và cảm thụ các câu chuyện hài hước.

Giới tính quyết định mức độ hài hước như thế nào?

Theo kết quả nghiên cứu của Eiman Azim và các đồng nghiệp, phụ nữ thường phản ứng chậm hơn trước các câu chuyện cười. Ở chiều hướng ngược lại, trong cùng một hoàn cảnh, đàn ông thường cười nhiều hơn khi nói chuyện với mọi người, hay trong khi hẹn hò với phụ nữ.

Đàn ông thường cười nhiều hơn khi nói chuyện với mọi người, hay trong khi hẹn hò với phụ nữ.

Sau khi xem xét một số lý thuyết, vậy đâu mới là công thức cho sự hài hước

Cảm giác sảng khoái mà các câu truyện cười mang lại phụ thuộc chủ yếu vào hoàn cảnh chúng ta kể chuyện. Chắc hẳn chúng ta đều thừa hiểu, trò đùa đến từ bạn bè mang lại cảm giác khác xa so với trò đùa đến từ những người lạ. Một số yếu tố khác bên cạnh danh tính của người kể chuyện cười, là tuổi tác, ngôn ngữ, địa vị xã hội, và dân tộc.

Theo công bố của chuyên gia nghiên cứu Jim Holt về một khảo sát cho thấy: 11% tình huống con người cười bởi nhớ lại những câu chuyện cười trong quá khứ hoặc những thói quen buồn cười, 72% là các câu chuyện cười lại bắt nguồn từ chính chúng ta và những người xung quanh ta hàng ngày.

Về mặt nội dung thì mọi thứ đều có thể biến thành chuyện cười chỉ nhờ thay đổi cách diễn đạt. Diễn đạt có thể dựa theo 1 hoặc hơn 3 bộ lý thuyết cơ bản đã được trình bày ở trên. Tuy nhiên còn một cách đơn giản hơn rất nhiều là “ghi nhớ” thẳng những tình huống hài hước chúng ta gặp hàng ngày, rồi kể lại theo một cách phù hợp bởi có … vô số tình huống “hài kịch sống” quanh ta.

Theo GenK

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x