Chuyến tàu của những đứa trẻ “bị bỏ rơi” ở Trung Quốc

01/09/15, 10:18 Cuộc sống

Tại Trung Quốc, rất nhiều bậc phụ huynh phải để con cái lại vùng miền xa xôi để lên thành phố kiếm việc làm. Những đứa trẻ này được gọi là “bị bỏ rơi”, “ma xó” hay “chim di cư”, điều hoàn toàn trái ngược với văn hóa coi con là quan trọng nhất trong gia đình ở quốc gia này.

Hiện nay có tới 61 triệu trẻ em ở trong tình trạng này, theo Hội liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc.

Trong đó, nhiều trẻ không gặp cha mẹ mình trong nhiều năm trời. Chỉ có khoảng 10 triệu trẻ có cơ hội được tới gặp cha mẹ vào kỳ nghỉ hè nhờ vào trợ giúp của các quỹ từ thiện, vì vé tàu với chúng có giá quá đắt đỏ.

Những bức ảnh này được chụp tại ga tàu Nghĩa Ô và Hàng Châu, tại tỉnh Chiết Trang vào 20/8 và 28/8 vừa rồi, khi các em trở về nhà một mình.

Cha mẹ bé Lưu Tông Ba, 6 tuổi, nói đã từng nghĩ đến việc đưa con tới thành phố sống chung, nhưng điều này gần như là không thể. Cả hai mất vài tháng mới tìm được công việc thứ cấp  tại Bắc Kinh và nếu đưa con lên, một trong hai phải nghỉ việc, điều đó sẽ càng làm cuộc sống mưu sinh đã áp lực lại thêm nặng nề. Căn hộ họ thuê chưa tới 7m² và giá thuê thì ngày càng đắt đỏ so với đồng lương, chưa kể những chi phí phát sinh.

Mẹ cậu nói: “Khi chúng tôi về quê và nấu ăn, nó tỏ ra thích thú và cũng không quá buồn khi chúng tôi quay về Bắc Kinh“. Cả gia đình liên lạc với nhau qua điện thoại. Giờ cậu bé trở nên gần gũi với bà ngoại hơn.

Trên thực tế, cậu bé có thể ở cùng bố mẹ nếu có hộ khẩu tại đây, tuy nhiên dân ngoại tỉnh không thể nhập hộ khẩu tại Bắc Kinh.

Tuy thế, thành phố này đã có chính sách nhập học dành cho con cái những công nhân từ tỉnh khác để hỗ trợ giáo dục tốt hơn, nhưng khi thi vào cấp III, những học sinh này vẫn phải về điểm thi tại quê nhà. Các rắc rối khác như thích nghi với môi trường mỗi khi chuyển cấp cũng khiến các bậc cha mẹ lo ngại và chọn giải pháp an toàn là để con mình sinh sống tại quê hương.

Theo vntinnhanh

 

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x