Chồng mất, vợ thất nghiệp trước Tết, 3 đứa con thơ không biết tương lai ra sao

05/12/22, 10:42 Việt Nam

Thắp nén nhang lên bàn thờ cho người chồng vừa ra đi vì căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, nhìn 3 đứa con thơ đang chia nhau phần cơm nguội và ngây ngô hỏi mình ‘cha… lên thiên đàng rồi hả mẹ?’, chị Trúc bật khóc.

Chồng đột ngột qua đời khiến cả gia đình chị Trúc chìm trong bế tắc. (Ảnh: Tri Thức Trẻ)

Theo chuyên trang Tri Thức Trẻ, gia đình chị Lâm Thị Hồng Trúc (31 tuổi, ngụ ấp Lò Ngò, xã Song Lộc, huyện  Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) thuộc diện khó khăn.

Sau khi chồng chị Trúc là anh Hưởng mất vì bạo bệnh, một mình chị phải gồng gánh nuôi 3 đứa con thơ dại cùng mẹ chồng già yếu.

Cuộc sống chìm trong bế tắc

“Lúc trước cả 2 vợ chồng em đều làm công nhân rồi ảnh bệnh, em cũng nghỉ ở nhà để chăm sóc. Giờ ảnh mất rồi, em cũng không biết làm sao để xoay xở nữa”, chị Trúc khóc nghẹn.

Theo chị Trúc, cả 2 vợ chồng chị lên TP.HCM làm công nhân, mỗi tháng gom góp tiền gửi về quê cho mẹ chồng để lo cho 3 đứa con. Sau khi làm công nhân, anh Hưởng còn đi chạy thêm xe ôm công nghệ để trang trải chi phí. Dù cuộc sống khó khăn nhưng cả gia đình luôn hạnh phúc.  

Tuy nhiên bất hạnh đã bất ngờ dội xuống, sau một thời gian đau nhức khắp người, huyết áp tăng đột ngột, anh Hưởng đi khám bệnh thì phát hiện bị mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối.

“Ảnh nghĩ ảnh khỏe, ảnh ráng đi làm để mua bảo hiểm cho mẹ, chứ ảnh không dám mua vì tiếc tiền. Ảnh nghĩ nếu bệnh thì cũng lướt qua thôi, nhưng bệnh nặng quá. Bác sĩ nói phải nhập viện để chạy thận, nhưng một tuần 3 – 4 lần, mỗi lần cả triệu, nhà không có đủ khả năng. Ảnh xin bác sĩ về nhà rồi kiếm thuốc nam uống cầm cự”, chị Trúc đau đớn nói.

Một tháng sau kể từ khi biết mình mắc bệnh nan y, cơ thể anh Hưởng ngày một yếu đi. Không chịu được cảnh nhìn chồng đau đớn trên giường bệnh, chị Trúc xin vay nợ bà con xóm làng được 3 triệu để một lần nữa đưa chồng vào viện. 

Bà Hồng khóc nghẹn khi nói đến đứa con trai xấu số. (Ảnh: Tri Thức Trẻ)

Vậy nhưng đến đầu tháng 11, anh Hưởng đã ra đi mãi…

Nhìn di ảnh người con trai trên bàn thờ, bà Thạch Thị Hồng (65 tuổi, mẹ của anh Hưởng) gục đầu vào tường, nấc nghẹn: “Nó ngủ ngồi không à, cả tháng trời không ngủ được, đau đớn rồi mất. Thấy con như vậy, cô xót lắm. Đến lúc mất rồi, nhà cũng không có tiền mà mua hòm, phải đi xin từ thiện. Trước giờ nó chỉ biết lo làm ăn, lo con cái, mà ông trời lại bắt nó đi như vậy”.

Kể từ lúc anh Hưởng mất, cuộc sống của gia đình chị Trúc chìm trong bế tắc. Lo ma chay xong cho chồng, chị Trúc thất nghiệp, không thể quay lại làm công nhân như trước. Mấy mẹ con chị biết trông chờ vào công việc làm mướn ‘bữa có, bữa không’ để xoay xở.

‘Cha… lên thiên đàng rồi hả mẹ?’

Bưng tô cơm nguội ăn ngon lành, bé Trân (7 tuổi) chốc chốc nhìn về phía mẹ. Trong khi Hân (13 tuổi), đứa con lớn nhất của chị Trúc chỉ biết ngồi lặng một góc, hướng mắt lên bàn thờ của cha, nước mắt lăn dài trên gò má.

Hân (13 tuổi) phải nghỉ học lớp 6 để ở nhà phụ giúp mẹ công việc nhà, chăm sóc cho 2 em. (Ảnh: Tri Thức Trẻ)

“Em không nghĩ cha em mất như vậy đâu, em buồn nhiều lắm. Cha dặn em ở nhà phụ bà nội, lo cho mẹ và 2 đứa em rồi cha đi…”, Hân bật khóc.

Cũng vì hoàn cảnh khó khăn, sau khi anh Hưởng mắc bệnh, dù còn dang dở việc học năm lớp 6 nhưng bé Hân đành nghỉ để ở nhà phụ mẹ chăm sóc 2 em. Nói đến ước mơ của mình, đứa trẻ 13 tuổi thỏ thẻ: “Em cũng muốn đi học lại lắm nhưng em nghĩ mình phải đi làm kiếm tiền lo cho gia đình. Cha em mất rồi, em không thể làm gánh nặng cho mẹ nữa”.

Đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn mẹ, Huy (9 tuổi) cho biết từ nhỏ, cha mẹ đã phải đi làm xa, mấy chị em ở nhà với nội. Lúc trước, em thích được cha mẹ về thăm, nhưng lần này, cha em về nhà rồi đi mãi.

Huy nhớ đến lời dặn của cha, em ước mình mau lớn để có thể thay cha gánh vác gia đình. (Ảnh: Tri Thức Trẻ)
Từ lúc cha mất đi, tương lai của 3 đứa trẻ cũng mờ mịt, chẳng biết đến ngày mai… (Ảnh: Tri Thức Trẻ)

“Lúc cha con bệnh nặng, con nói chuyện với cha mà cha không trả lời. Chỗ nào ở người cha cũng đau hết. Con chỉ ước cha con đi làm cũng được chứ đừng bỏ con mà đi như vậy, con nhớ cha nhiều lắm”, Huy rơi nước mắt nói.

Ôm đứa con gái nhỏ vào lòng, chị Trúc cho biết điều chị mong muốn nhất là có thể kiếm được một công việc làm ổn định để thay chồng nuôi nấng, chăm sóc 3 đứa con và người mẹ già.

Trong căn nhà xập xệ, 4 mẹ con ngồi sát lại gần nhau, tiếng thỏ thẻ của cái Trân (7 tuổi): “Cha con lên thiên đàng rồi hả mẹ?” khiến chị Trúc lại không kìm được nước mắt.

Trong những ngày sắp tới, chị Trúc không biết phải xoay xở như thế nào khi không có việc làm, 3 đứa con còn quá thơ dại.

Theo Tri Thức Trẻ

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x