Bảo tàng lâu đời nhất thế giới thuộc về người Babylon

02/08/18, 10:43 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Không chỉ con người ngày nay mới quan tâm đến các di vật lịch sử và thiết lập nên các bảo tàng. Cách đây 2.500 năm, người Babylon cũng với tinh thần đó đã xây dựng bảo tàng lịch sử đầu tiên trên thế giới. 

Vua Nabonidus của Babylon và di tích thành cổ Ur. (Ảnh qua thevintagenews.com)

Sir Charles Leonard Woolley (1880-1960) là một trong những nhà khảo cổ học nổi bật nhất giai đoạn đầu thế kỷ 20; các phương pháp nghiên cứu rất kỹ lưỡng và bài bản của ông đã đặt nền tảng cho ngành khảo cổ học hiện đại và tạo niềm cảm hứng cho thế hệ các nhà khoa học trong tương lai.

Sir Woolley nổi tiếng nhất là nhờ những phát hiện đột phá về thành bang cổ đại Ur của nền văn minh Lưỡng Hà, toạ lạc ở Iraq ngày nay. Thành cổ Ur do vua Nabonidus – người cai trị cuối cùng của Đế quốc Tân Babylon – xây dựng vào khoảng năm 500 TCN. Di tích này gồm những lăng mộ lộng lẫy của hoàng tộc Sumer được bảo tồn khéo léo, cùng tác phẩm điêu khắc Con Bò Đồng oai vệ có niên đại từ năm 2.600 TCN nhằm vinh danh Ninhursag, Nữ thần Đất Mẹ của người Sumer cổ đại.

Tranh miêu tả sự phồn thịnh của nền văn minh Lưỡng Hà. (Ảnh qua googleusercontent)
Di tích thành Ur, ở phía nam Iraq. (Ảnh: M Lubinski Flickr)

Năm 1925, khi đang nghiên cứu một cung điện ở ngoại ô thành cổ Ur, Sir Woolley vô tình gặp được một “viên ngọc” vô giá khác của lịch sử cổ đại, đó là một viện bảo tàng lâu đời nhất thế giới. Công trình này là minh chứng rõ ràng cho thấy những nền văn minh cổ đại đã rất chú ý đến công cuộc bảo tồn di vật lịch sử và nghiên cứu nguồn gốc nhân loại.

Khám phá này hoàn toàn tình cờ và không hề được mong đợi từ trước. Qua nhiều căn phòng thông nhau trong khu di tích cung điện, Sir Woolley và các cộng sự đã tìm ra một số di vật còn lâu đời hơn cả khu di tích đó; thậm chí chúng còn tồn tại trước cả Đế quốc Tân Babylon.

Những di vật được tìm thấy gồm một mảnh vỡ của bức tượng đá hình người có khắc tên “Dungi”, vị vua cai trị Đế quốc Sumer trong khoảng năm 2029 đến 1989 TCN; các tấm bảng đất sét của thành phố Sumer cổ Larsa có niên đại từ năm 1.700 TCN,…

Những ghi chép đầu tiên của Sir Woolley về khám phá này, vốn là một phần của quyển sách của ông “Ur of the Chaldees: A Record of Seven Years of Excavation”, tiết lộ rằng ban đầu ông rất bối rối trước những phát hiện bất thường này: “Chúng ta nên nghĩ thế nào đây? Ở nơi này có cả nửa tá di vật khác nhau nằm trên mặt lát sàn bằng gạch còn nguyên vẹn từ thế kỷ thứ 6 TCN, nhưng cái mới nhất tồn tại trước mặt lát sàn đến 700 năm và di vật xưa nhất có thể tồn tại trước cả 1.600 năm”.

Trụ đất sét được chạm khắc những dòng chữ với ba thứ tiếng được tìm thấy ở bảo tàng Ennigaldi-Nanna; đây là một trong những hiện vật xưa nhất của bảo tàng. (Ảnh qua thevintagenews.com)

Tuy nhiên, những nghiên cứu tiếp sau đó đã sớm giải được bức màn bí ẩn này. Nghiên cứu đã xác định các di vật trên nằm trong bộ sưu tập khổng lồ của Công chúa Ennigaldi, được biết tới với danh hiệu Bel-Shalti-Nanna, con gái vua Nabonidus.

Hầu hết các vật phẩm này do các cận thần của vua Nabonidus khai quật. Họ vốn có nhiệm vụ khảo sát các khu vực cổ đại. Một số di vật khác được cho là do những viên quan của Vua Nebuchadnezzar II khai quật trước đó.

Nabonidus, vua của Babylonia. Tấm đá này được lưu trữ tại Bảo tàng Anh quốc. (Ảnh: Jona lendering)

Công chúa Ennigaldi là một người phụ nữ đặc biệt và có tầm ảnh hưởng khá lớn. Bà là Nữ Đại Tư Tế của thành Ur, đồng thời là người điều hành một trường dạy học cho các nữ tư tế. Theo Sir Woolley, những căn phòng nơi tìm thấy cổ vật được xây theo yêu cầu đặc biệt của công chúa Ennigaldi, do đó bà chính là người quản lý của bảo tàng cổ nhất thế giới này. Ngày nay nó được gọi là bảo tàng Ennigaldi-Nanna.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu thời điểm đó thường dân có được phép vào bảo tàng này không, nhưng giai cấp quý tộc chắc chắn có thể thoả thê nhìn ngắm bộ sưu tập độc đáo này.

Thời hoàng kim của công chúa Ennigaldi bất ngờ chấm dứt vào năm 539 TCN, khi Đế quốc Tân Babylon tan rã, sát nhập vào Đế quốc Ba Tư rộng lớn đang trên đà bành trướng dưới nhiều hình thức khác nhau.

Những thành tựu văn hoá của Công chúa Ennigaldi nhanh chóng chìm vào bóng tối, bảo tàng của bà cũng bị chôn vùi dưới cát bụi thời gian.

Đoàn khảo cổ tại Ur năm 1929, từ trái qua phải gồm: Max Mallowan, Hamoudi, Leonard Woolley, Katharine Woolley, and Eric Burrows. (Ảnh được lưu trữ tại Hồ sơ Viện bảo tàng Penn)

Tuy vậy, chúng ta phải cảm ơn những nỗ lực của Sir Woolley cùng nhiều nhà khảo cổ học và nhà nhân loại học khác đã cống hiến các khám phá, mà nhờ đó người ta mới biết người Tân Babylon là một dân tộc tiến bộ, ham học hỏi. Đó là những người yêu mến nguồn gốc dân tộc cũng như lịch sử lâu dài của mình. Đó là nơi có một viện bảo tàng lâu đời nhất thế giới do một người phụ nữ vô cùng mạnh mẽ điều hành.

>>> Bí ẩn tàn tích Marcahuasi: Một nền văn minh tiến bộ bị thất lạc trong thời gian dài?

>>> Tháp Etemenanki: “Nấc thang lên thiên đường” của người Babylon cổ đại

Trung Hiếu, theo TVN

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

x