Một hạt bụi, trong mắt con người thường chỉ là một điểm nhỏ, nhưng bên trong nó lại là một thế giới phức tạp, giống như là vũ trụ này bao lấy vũ trụ khác, có vô số vũ trụ!
Hạt bụi là một thứ rất nhỏ, nó là mảnh li ti của bụi đất, nham thạch, kim loại v.v… trôi nổi trong không trung, tùy vào những nơi khác nhau mà thành phần cũng khác nhau.
Hiện tại, phạm vi có thể nhìn thấy của vũ trụ có đường kính là 93 tỷ năm ánh sáng, có khoảng 2.000 đến 10.000 tỷ hệ ngân hà trong vũ trụ, mà một hệ ngân hà thì có 200-400 tỷ ngôi sao, Mặt Trời chỉ là một ngôi sao trong mấy trăm tỷ ngôi sao khác, mà thể tích Trái Đất chỉ bằng 1/1300000 của mặt trời, bạn thử nói xem vụ vũ trụ này lớn đến thế nào?
Nguyên tử là hạt đầu tiên mà nhân loại phát hiện ra, sau đó là đến hạt electron, proton, neutron, v.v… Các nhà khoa học còn phát hiện vài hạt bên trong còn có kết cấu thể hiện sự phân cấp, vì vậy gọi chung chúng là vi hạt.
Về sau, các nhà khoa học tìm ra thêm cả trăm loại hạt khác, hơn nữa số lượng vẫn không ngừng tăng thêm! Hiện tại, đối với một số hạt, chúng ta vẫn chưa xác định được chúng có thể chia nhỏ thêm nữa không!
Nói về tỷ lệ, một hạt bụi nếu phóng đại lên 10 tỷ lần, đương nhiên cũng không thể vĩ đại như vũ trụ. Nhưng một hạt bụi, phải chăng cũng chứa thông tin, nguyên lý giống như cấu tạo của vũ trụ rộng lớn. Tiểu nguyên tử, đại vũ trụ, một bông hoa một thế giới, một chiếc lá một bồ đề.
Từ khi vũ trụ được sinh ra đến nay, những quy luật cơ bản của nó bắt đầu hình thành, tức là tất cả biến đổi của vật chất đều phải tuân theo quy luật cơ bản của vũ trụ, dù là ở tầm cỡ vĩ mô hay vi mô. Thế giới vi mô khắc họa thế giới vĩ mô, chúng đều là vật chất cơ bản của vũ trụ.
Sự hình thành của vũ trụ là song song, cấp độ cao thấp chứa đựng lẫn nhau. Từ hạt vi mô đến ngân hà, tinh cầu vĩ mô, đều có cấu tạo như vậy. Nguyên tử cấu tạo nên hơn 100 loại nguyên tố, là một cấp độ vi mô, mà nguyên tử lại có thể phân thành hơn 100 loại hạt, lại là một cấp độ khác.
Nhân loại hiện tại biết về cấp độ nhỏ nhất của vật chất, là nhờ dùng hạt vi lượng đại diện cho cấp độ hạt, cao hơn nguyên tử là cấp độ phân tử, rất nhiều phân tử tạo thành nhóm phân tử, sau đó nhóm phân tử cấu thành nên vật chất, rồi mới đến cấp độ vật chất mà mắt thường chúng ta có thể thấy được. Như tinh vân là vật chất ở cấp độ này, tinh vân lại biến đổi thành tinh cầu, tinh hệ, vẫn tiếp tục xếp thứ bậc theo tầm cỡ vĩ mô.
Hệ ngân hà là do mấy trăm tỷ hệ hằng tinh và chòm sao cấu thành, hệ hằng tinh lại do rất nhiều hệ hành tinh quay xung quanh tạo nên, như hệ Mặt Trời bao gồm có chín hành tinh lớn, vành đai tiểu hành tinh, vành đai Kuiber, đám mây Oort, và sao chổi. Nó có cấu tạo giống như hơn 100 loại nguyên tố và hơn 100 loại hạt!
Cấu tạo của hệ hành tinh cũng tương tự như vậy. Hệ Thổ tinh không chỉ có cả tá vệ tinh tự nhiên, còn có các vật chất tự nhiên để dính kết vòng vật chất. Lớn hơn nữa, thiên hà, các thiên hà cấp độ cao hơn và các siêu đại thiên hà, mãi cho đến vũ trụ mà con người nhìn thấy, chỉ là một phần nổi của khối băng. Nhưng dù cho cấu thành nên vật chất cấp độ gì, nguyên lý của chúng đều giống nhau.
Về bản chất, vũ trụ, nhân loại, Mặt Trời, ngôi sao… đều do hạt bụi tạo nên, mà hạt bụi dù sao cũng là không thấy. Đó để nói, vũ trụ của chúng ta chỉ là một biểu tượng trong mắt con người. Vì vậy, một hạt bụi trong không khí đối với chúng ta mà nói có thể là một vũ trụ song song hoặc có thể là một không gian khác.
Tuệ Tâm (Theo Aboluowang)