Big Food cũng giống Big Tobacco, đều là những con cá mập săn đón lợi nhuận bất chấp sức khỏe con người. Họ vẫn đang áp dụng những chiêu thuật quảng bá giống nhau đến không ngờ.
Thực phẩm khác với thuốc lá, bởi con người chúng ta từ khi được sinh ra đã cần thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể, nhưng không ai cần hút thuốc. Tuy nhiên cộng đồng y tế lại vô cùng lo ngại về chế độ ăn uống và sử dụng thuốc lá của mọi người.
Lý do là vì, trong suốt cuộc đời của một người, chế độ ăn uống và hút thuốc lá kém lành mạnh sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm cả căn bệnh tiểu đường, tim và ung thư.
Từ đây ta có thể nhận ra những điểm tương đồng giữa việc sử dụng thực phẩm không lành mạnh và hút thuốc lá đối với sức khỏe con người.
Nhưng khi nói đến trách nhiệm của các công ty sản xuất, giám đốc điều hành tại một số công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất nước Mỹ dường như đã học được rất nhiều điều từ các đối tác của họ tại Big Tobaco.
Cụ thể họ đã học được cách thúc đẩy mạnh tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh và trong cùng một giọng điệu họ đổ lỗi cho người tiêu dùng.
Có vẻ như Big Food và Big Tobaco có chung một dòng máu. Thậm chí cách đây không lâu một số công ty ở hai ngành này còn có vẻ rất giống nhau.
Ví dụ điển hình là RJR Nabisco, một tập đoàn gồm cả công ty sản xuất thuốc lá Camel và công ty sản xuất bánh quy Chips Ahoy.
Cho đến giữa thập niên 2000, các công ty sản xuất thuốc lá Marlboro và Virginia Slims vẫn là công ty con của tập đoàn Phillip Morris (nay là Altria), đơn vị sản xuất Kraft Macaroni & Cheese và Kool Aid.
Nhưng sau đó các công ty này đã phân tách thuốc lá ra khỏi doanh nghiệp thực phẩm của mình. Tuy nhiên việc tiếp thị sản phẩm mạnh tay có thể vẫn đang ăn sâu trong máu của các công ty này.
Có một điều mà chúng ta cần nhớ là, kể cả khi chúng ta cần thức ăn để sống, thì chúng ta cũng không hẳn là cần đến nhiều món đồ ăn vặt như vậy, những thứ dành cho trẻ em được các nhà chế biến và nhà hàng phục vụ sẵn.
Trong đó nước ngọt và các loại đồ uống có đường là loại thực phẩm mang đến nhiều tác hại.
Bởi vì thức uống có đường là nguồn cung cấp calo lớn nhất trong chế độ ăn uống của người Mỹ. Đó cũng là thủ phạm chính gây ra các bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tương tự như Big Tobaco, Big Food cũng có lịch sử lâu đời trong việc nhấn chìm và xóa mờ mối liên hệ giữa Soda và bệnh tật.
>>> Big Food trả tiền khủng để bạn tin “béo phì không phải do đồ ăn vặt”
Trong quá khứ, lời khẳng định “Các sản phẩm của chúng tôi không gây ra những tổn hại cho sức khỏe” là câu quảng bá mà Ủy ban nghiên cứu ngành công nghiệp thuốc lá đưa vào trong quảng cáo năm 1954.
Năm 2012, Hiệp hội nước giải khát Hoa Kỳ đã phát biểu rằng: “Đồ uống có đường không dẫn đến căn bệnh béo phì”.
Riêng bà Katie Bayne, giám đốc điều hành của Coca cola cũng nói điều tương tự với tờ USA Today: “Không có bằng chứng khoa học nào kết nối đồ uống có đường với căn bệnh béo phì”.
Bên cạnh việc phủ nhận mối liên hệ giữa sản phẩm độc hại và bệnh tật, các công ty thực phẩm và thuốc lá còn sử dụng chung một cách nói để đổ lỗi cho khách hàng trước những tổn hại do sản phẩm của họ gây ra.
Điển hình như năm 1988, giám đốc điều hành của công ty American Tobacco, ông Robert Heimann nói rằng: “Những gì mà mọi người muốn làm đó là quyết định riêng của họ”.
Gần đây ông Don Thompson và sau đó là giám đốc điều hành của McDonald’s khẳng định: “Tất cả chúng ta phải đưa ra lựa chọn cá nhân”.
Nhưng sự thật là họ đã bỏ qua những tác động mà mình mang đến cho khách hàng qua việc thuyết phục, thu hút và thao túng người dùng. Trong đó đối tượng mua hàng của họ bao gồm cả trẻ em, những người phải đưa ra quyết định chính xác theo đúng những gì mà họ nói là “tùy thuộc vào khách hàng”.
Và mặc dù các công ty thực phẩm, thuốc lá đều là những nhà tiếp thị khét tiếng cho trẻ em, nhưng dường như họ đều ưa thuyết phục các bậc cha mẹ rằng: “Đó là trách nhiệm của mọi phụ huynh trong việc khuyến khích con em họ quyết định đưa ra lựa chọn đúng đắn về lối sống”. Đây cũng chính là lời phát biểu mà công ty thuốc lá RJ Reynolds Tobacco sử dụng những năm 1990.
Câu nói này được hiểu rộng ra là chính phủ liên bang không có vai trò gì trong việc ngăn cản trẻ em hút thuốc lá.
Năm 2011, giám đốc điều hành của McDonald, ông Jim Skinner cũng nói rằng: “Sự lựa chọn tùy thuộc vào (trẻ em) và cha mẹ của chúng. Đó là trách nhiệm của họ”.
Tuy nhiên, ông Jim Skinner, người từng sử dụng các con thú hoạt hình để thu hút trẻ em tìm đến với thuốc lá đã phải nghỉ hưu vào năm 1997 dưới áp lực của các luật sư nhà nước nói chung.
Khi đó thỏa thuận dàn xếp tổng thể giữa các tổng chưởng lý các tiểu bang của Hoa Kỳ và ngành công nghiệp thuốc lá đã loại bỏ phần lớn các quảng cáo thuốc lá dành cho trẻ em.
Thậm chí họ đã phải giải tán Viện thuốc lá – lực lượng vận động tích cực cho ngành công nghiệp này.
Nhưng hiện tại ngành công nghiệp thực phẩm vẫn sử dụng các nhân vật hoạt hình để tiếp thị sản phẩm gây bệnh cho trẻ. Và các nhóm ngành công nghiệp thực phẩm vẫn tung ra hàng triệu USD để ngăn cản sự tiến bộ và bảo vệ pháp quyền của mình.
Như vậy có thể thấy mặc dù Big Tobacco và Big Food là các ngành công nghiệp khác nhau, nhưng chiêu bài mà họ sử dụng thì giống nhau đến ngỡ ngàng. Tuy nhiên số phận những ngành công nghiệp này kết thúc như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân chúng ta – những khách hàng nuôi sống họ.
>>> Donald Trump ngụ ý vụ khủng bố 11/9 là một vụ phá hủy có kiểm soát
>>> Big Food và Big Pharma có thực sự “giết người” vì lợi nhuận?
Tú Văn, theo HP