Big Food trả tiền khủng để bạn tin “béo phì không phải do đồ ăn vặt”

07/09/18, 10:01 Sức khỏe

Mặc cho rõ ràng là đồ ăn vặt gây ra béo phì và các bệnh khác ở các nước phương Tây, Big Food vẫn nỗ lực truyền tải thông điệp: Căn bệnh béo phì là do thiếu luyện tập thể dục chứ không phải bởi đồ ăn vặt và hoạt động của cơ thể bị đảo lộn!

Big Food trả nhiều tiền để bạn tin “béo phì không phải do đồ ăn vặt”. (Ảnh qua Epoch Times)

Tờ New York Times năm 2017 cho biết, hiện nay trên thế giới có hơn 700 triệu người béo phì, trong đó có 108 triệu trẻ em. Tại Brazil, ông lớn ngành thực phẩm Nestle đã cho những người bán hàng đến từng nhà mời mua các món ăn vặt có hàm lượng calo cao, thậm chí cho khách hàng cả tháng để thanh toán. Nestle gọi đó là người bán hàng rong đồ ăn vặt, họ là những người béo phì, “những doanh nhân vi mô”.

Hiện tại Big Food đang dần chuyển hướng mục tiêu của mình sang các nước nghèo, “thị trường mới nổi”, để làm hài lòng Phố Wall và các cổ đông. Có lẽ nguyên nhân là vì nhiều người đã béo phì và thị trường đồ ăn vặt tại các nước giàu có đã bình ổn.

Theo đó họ đã thay thế chế độ ăn uống dành cho người bản địa ở các quốc gia nghèo khó bằng thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói, nước giải khát. Đây được xem là một hành vi phi đạo đức vì nhiều lý do, Epoch Times bình luận.

Một trong những lý do nổi bật nhất là các loại thực phẩm kể trên ngoài việc gây ra bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch, bệnh mãn tính và bệnh sâu răng nha khoa, nó còn gây ra nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm, nhất là khi thành phần chính của thực phẩm được chế biến từ những sinh vật biến đổi gen (GMO) như ngô và đậu nành.

Mặc dù ngay cả tổ chức từ thiện như Quỹ Bill & Melinda Gates nói rằng dòng sản phẩm nước giải khát Kool-Aid của Big Food được làm từ GMO đang “nuôi sống thế giới”, nhưng trên thực tế GMO đã khiến cho ngành nông nghiệp tại những cộng đồng nghèo bị ô nhiễm (đặc biệt là ở vùng biển) do việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu độc hại.

Mặt khác sự bóc lột người nghèo của Nestle đã quay trở lại hơn 40 năm qua khi họ thuyết phục những người mẹ nghèo rằng không nên cho trẻ nhỏ bú sữa của mình, thay vào đó họ ủng hộ việc sử dụng sữa bột cho trẻ sơ sinh. Sau đó nhiều nhóm hoạt động phi chính phủ đã báo cáo về tình trạng trẻ sơ sinh tử vong tăng cao ở các quốc gia nghèo tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ – La Tinh. Có lẽ là bởi các bà mẹ đã sử dụng loại sữa dành cho trẻ sơ sinh giống như ở phương Tây.

Nestle và Coca-Cola mở rộng hoạt động ở Mỹ La Tinh. (Ảnh qua TruthTheory)

“Những nhà tài trợ lớn nhất cho các ứng cử viên Quốc hội là công ty sản xuất thịt lớn nhất Brazil – JBS. Tập đoàn này đã cung cấp 112 triệu USD trong năm 2014 cho các ứng cử viên”, tờ Times đưa tin về ảnh hưởng của Big Food tại Brazil.

(Năm 2007, JBS mua lại SWift & Company, công ty xử lý và chế biến thịt bò và thịt lợn đứng thứ ba tại Hoa Kỳ. Từ đó, JBS đã giết chết một số lượng động vật đáng kể, 51.400 con/ngày).

Chưa hết, năm 2014 tập đoàn Coca-Cola đã chi 6,5 triệu USD để đóng góp cho chiến dịch ở Brazi, còn công ty McDonald tặng 561.000 USD.

Vài năm trước Reuters cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Châu Mỹ (PAHO) đã nhận hàng trăm nghìn USD của các công ty sản xuất đồ ăn vặt và nước giải khát để đưa ra các lời khuyên về căn bệnh béo phì. Theo đó, điều không hề gây ngạc nhiên là những lời khuyên này nhấn mạnh đến việc luyện tập thể dục và đưa ra các hoạt động tiếp thị nhắm đến trẻ em.

Vậy có mấy ai ngạc nhiên khi sản phẩm của Coca-Cola trở thành loại nước ngọt bán chạy nhất Mexico dưới thời cựu chủ tịch, giám đốc điều hành và cũng là Tổng thống Mexico, ông Vicente Fox?

Chưa hết, Coca-Cola còn dùng tiền để đặt dấu chân kinh tế khổng lồ trên mảnh đất Hoa Kỳ. Cụ thể nó đã cung cấp kinh phí cho các hiệp hội tim mạch của Mỹ, Hiệp hội phổi Hoa Kỳ, các trường cao đẳng tim mạch Hoa Kỳ, Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ và trường y khoa Harvard/Cộng tác y tế. Nó cũng quyên tiền cho các trường đại học lớn, các nhóm hoạt động giải trí và luyện tập thể thao, các cơ quan phục vụ dân tộc và nhóm dân tộc thiểu số, nơi có những thành viên đặc biệt thách thức căn bệnh béo phì.

Ngoài ra Coca-Cola còn cung cấp chi phí cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thông qua quỹ CDC phi lợi nhuận. Đây là nguồn quỹ được Quốc hội Mỹ thành lập năm 1992, để khuyến khích phát triển “các mối quan hệ” giữa ngành công nghiệp và chính phủ.

Thậm chí truyền thông báo chí cũng bị mua chuộc. Điển hình như năm ngoái, Tạp chí Y khoa Anh quốc BMJ đưa tin về những ảnh hưởng bí mật của Coca Cola đối với các tờ báo y tế và khoa học. Nó được sự tài trợ của hội nghị báo chí và những người có uy tín tại Washington D.C, dựa trên Tổ chức báo chí quốc gia.

Khi này không có câu hỏi được đặt ra về vấn đề “bệnh béo phì là do ít tập luyện thể dục” chứ không phải do những loại nước ngọt gây ra. Đó là những gì được nghe thấy không chỉ từ các chính phủ, các chuyên gia y tế và còn từ cả các phóng viên.

(Phóng viên Martha Rosenberg của tờ Epoch Times tiết lộ rằng bà đã từng mời Big Food tham gia tài trợ liên hoan báo chí tại cuộc tham quan trại trứng công nghiệp ở Colorado. Nhưng sau đó họ đã khước từ lời mời khi đọc bài báo của bà).

Trong năm 2014, thông qua bộ phim “Fed Up”, cô Katie Couric đã bóc mẽ cách mà chính phủ Mỹ khuyên nhủ mọi người nên ăn uống đúng cách, nhưng lại thúc đẩy việc tiêu thụ các loại thực phẩm khiến cho họ trở nên béo phì. Và có lẽ như thế nào đó các nhà ăn trưa tại trường học cũng đã bị Big Food mua chuộc.

>>> Nên quan tâm đến “Big Food” vì sức khỏe của chính mình

Bộ phim cũng tiết lộ cách mà các loại thức ăn như trứng, đường và các ngành công nghiệp thực phẩm lớn đã tiến hành sửa đổi những hướng dẫn bên trong Báo Cáo McGovern năm 1977. Đó là báo cáo khuyến cáo mọi người nên ăn ít những thực phẩm giàu chất béo và có hàm lượng đường cao để tăng cường sức khỏe.

Nhưng đáng tiếc là sau đó họ đã đánh bại Thượng nghị sĩ McGovern và nhấn chìm bản báo cáo này.

Năm 2006, Big Food cũng đã giành được một chiến thắng tương tự như thế. Cụ thể là khi Big Food phải đối mặt với các khuyến nghị thực phẩm của WHO và Liên Hợp Quốc, (nó tương tự như những báo cáo của ông McGovern), thì ngay lập tức Bộ trưởng y tế và dịch vụ vệ sinh Hoa Kỳ (HHS), ông Tommy G. Thompson bay đến bang Genveva để đưa ra lời đe dọa rằng nếu WHO tiếp tục phổ rộng những nguyên tắc đó, Mỹ sẽ rút lại toàn bộ sự hỗ trợ tài chính dành cho tổ chức này.

Điều đó cho thấy đối với chính phủ Mỹ sự hỗ trợ dành cho ngành nông nghiệp quan trọng hơn sức khỏe người dân.

Mùa hè năm ngoái, tiết lộ của tờ New York Times chỉ ra sự tàn phá nặng nề do đồ ăn vặt, bệnh béo phì và tiểu đường gây ra với dân nghèo ở khu vực dãy Appalachia của Hoa Kỳ. Hầu hết họ đều có mức sống tối thiểu và không được chăm sóc sức khỏe.

Các số liệu cho thấy những người ở dãy Appalachia mắc những bệnh nghiêm trọng hơn so với các quốc gia ở Trung Mỹ, lưu ý của bác sĩ Joseph Smiddy, tình nguyện viên sức khỏe tại bang Virginia.

Ông nói rằng: “Ở Trung Mỹ mọi người đang ăn đậu và gạo. Chúng phổ biến ở khắp mọi nơi. Họ không uống Mountain Dew và ăn kẹo. Họ không đối mặt với bệnh béo phì và tiểu đường”. Dĩ nhiên vị bác sĩ này đang nói đến các khu vực chưa bị những tập đoàn lớn như Nestle, Coca-Cola và McDonald xâm chiếm rộng rãi.

Năm ngoái ở Chicago đã nổ ra cuộc chiến gay gắt hơn khi luật thuế mới xuất hiện. Theo đạo luật này, mỗi một ml nước ngọt đều bị đánh thuế. Nhưng ngành công nghiệp đồ uống đã chi ra 1,4 triệu USD cho những quảng cáo trên truyền hình để cố gắng đảo ngược tình thế. Cuối cùng họ đã đánh bại được đạo luật thuế và giành chiến thắng.

Thông qua chiến thắng đó, ngành công nghiệp nước giải khát mong muốn các loại thức uống giàu calo gây nên căn bệnh béo phì, tiểu đường và sâu răng sẽ là “sự lựa chọn của người tiêu dùng”. Và những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho việc bãi bỏ đạo luật thuế chính là các cộng đồng dân cư nghèo ở Chicago (nơi này không có sẵn các loại thức ăn lành mạnh nên họ bị nước giải khát và “các loại thức ăn vô vị” làm tổn hại nặng nề nhất).

Thực tế cho thấy chế độ dinh dưỡng thông thường dành cho một người là 2.000 calo/ngày. Trong đó con người chỉ nên dung nạp 200 calo/ngày đường, tương đương với với 400ml nước ngọt. Nhưng hầu hết người Mỹ lại tiêu thụ ít nhất gấp 2 lần con số được đề nghị. Thậm chí vài người còn có thói quen uống một ly nước ngọt mỗi ngày. Một số người thừa nhận họ bị nghiện nước ngọt.

Quay trở lại thời kỳ xa xưa, khi nhắc đến “đường” người ta thường hiểu rằng đó là đường mía hoặc đường củ cải. Nhưng từ năm 1980 các nhà sản xuất nước giải khát đã ủng hộ việc dùng siro bắp có hàm lượng fructose cao (HFCS). Hầu hết họ đều nhận được sự hỗ trợ của các nhà sản xuất thực phẩm lớn có những bộ vi xử lý hiện đại.

Khi này chính sự hạn chế về thương mại của các nước khác cho thấy việc bảo vệ và sản xuất đường theo cách thức địa phương khá tốn kém. Và ngay cả khi người nông dân Mỹ sản xuất ra dư một lượng ngô khổng lồ do được trợ cấp nông nghiệp và hạt giống biến đổi gen, thì chi phí sản xuất, lưu trữ và vận chuyển HFCS vẫn rẻ hơn so với cách làm đường truyền thống.

Cái giá phải trả: HFCS có mối liên kết với căn bệnh béo phì, tiểu đường, tổn thương gan, các vấn đề về trí nhớ và thậm chí nó có thể chứa nhiều thủy ngân.

HFCS có mối liên kết với căn bệnh béo phì, tiểu đường, tổn thương gan, các vấn đề về trí nhớ và thậm chí nó có thể chứa nhiều thủy ngân. (Ảnh qua Steemit)

Chưa hết, việc gia tăng sử dụng hoạt chất aspartame đã được tìm thấy trong dòng thực phẩm coca ăn kiêng và cả chất sucralose cũng được tìm thấy trong Pepsi One. Chúng đều là những thứ có mối tương quan trong việc gia tăng số lượng người béo phì, theo báo cáo của tờ Yale Journal of Biology and Medicine.

Nhưng bất chấp tất cả những điều này, Big Food vẫn sản xuất hàng triệu món đồ ăn vặt cho người tiêu dùng và họ vẫn nói với hàng triệu khách hàng rằng đó không phải là thứ khiến cho họ béo phì. Liệu có bao nhiêu người sẽ tin điều này?

>>> 10 rủi ro khi cho bé uống sữa công thức

Tú Văn, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

x