Tinh Hoa

Thiên tượng xuất hiện, có thể dự báo được lành dữ

Trong lịch sử dài đằng đẵng có ghi chép lại, mỗi khi sự vật ở nhân gian có thế cục mới xuất hiện, thiên tượng đều sẽ thể hiện ra ý chỉ đó. Rất nhiều sự tình phát sinh đều theo quy luật như vậy. Điều đó minh tỏ rằng, con người cần phải hành xử thuận theo ý trời, không thể làm trái.

Thời Xuân Thu, chiến tranh xảy ra liên miên. (Ảnh qua zhuixue.net)

Ví dụ về trường hợp thiên tượng phản ánh sự tình ở nhân gian, trong sách có ghi lại trận chiến Thành Bộc vào thời Xuân Thu (năm 632 TCN). Đây là một cuộc chiến quan trọng mà kết quả đã tạo nên thế cục ổn định của Trung Nguyên gần trăm năm, kéo dài sự phát triển của nền văn hóa Hoa Hạ.

Trước tiên hãy bàn về tình hình chung thời kì Xuân Thu

>>> Cao tăng triển thần uy khiến bậc đế vương cũng phải kinh sợ

Sau khi Chu Bình Vương dời đô về Lạc Ấp ở phía Đông, hoàng thất đã đánh mất đi sức khống chế đối với chư hầu; các nước lớn xưng bá, nước nhỏ dựng mưu tính kế, vùng đất Trung Nguyên trở nên hỗn loạn.

Có câu cửa miệng rằng, nội bộ hỗn loạn tất sẽ có hoạ ngoại xâm, sự suy yếu của Trung Nguyên khiến cho các bộ tộc chung quanh như Nhung, Địch, Sở Man có ý mong chờ thời cơ, chuẩn bị xâm lấn từ hai hướng Nam và Bắc vào Trung Nguyên, mở rộng chiến loạn; thời kỳ Xuân Thu trở thành một giai đoạn lịch sử tối tăm của Trung Quốc với chiến tranh trường kỳ.  

Tề Hoàn Công là vị minh chủ đầu tiên thời Xuân Thu, vì muốn hoàn thành ý nguyện ổn định thế cục tại Trung Nguyên, ông liên kết tất cả chư hầu cùng chống lại Nhung, Địch, Kinh, Sở. Sau khi Tề Hoàn Công mất, chư hầu ở Trung Nguyên thiếu mất sự lãnh đạo, thế cục lại phát sinh biến đổi lớn; lúc này nước Sở đã trở thành cường quốc lớn mạnh ở phía Nam, việc xâm lược vào phía Bắc Trung Nguyên hầu như không gặp nhiều cản trở.

May mắn bởi Tấn Văn Công nổi dậy, tiếp tục chính sách bài trừ di tộc của Tề Hoàn Công, đánh bại nước Sở tại Thành Bộc, chèo chống được toàn cục của Trung Nguyên.

Điềm lành báo trước sự quật khởi của Tấn Văn Công

Trong “Dịch – Hệ Từ” viết: “Thiên tượng xuất hiện, có thể biết được lành dữ”. Sử quan ở thời thượng cổ đoán được sao Mộc mười hai năm đi hết một vòng chu thiên, đem chia chu thiên thành mười hai tinh thứ, cũng đối ứng với mười hai quốc gia trên mặt đất, để nghiên cứu thảo luận mối quan hệ của biến hóa các hiện tượng thiên văn với sự thịnh suy của các quốc gia trên mặt đất.

Sách cổ ghi lại: “Nơi sao Mộc ở là nơi có người nhân đức, được trời cao bảo hộ, không thể tấn công, tấn công tất sẽ chịu tai ương”. Trước khi Tấn Văn Công Trùng Nhĩ lên ngôi, đã bị bức lưu vong 19 năm. Năm 644 TCN, cả nhóm người của Trùng Nhĩ chạy nạn đi ngang qua qua khu Ngũ Lộc của nước Vệ, vì đói khát không chịu nổi nên đã xin ăn một người nông dân ngoài đồng.

Người nông dân không đưa cơm lại cho bọn họ một nắm đất, Trùng Nhĩ tức giận muốn đánh người nông dân, Hồ Yển lại nói: “Đây là trời cao ban thưởng đấy! Dân chúng hiến đất tỏ vẻ thuận theo, sau mười hai năm nữa, khi Mộc tinh vận hành đến Thọ tinh và Thuần Vĩ tinh, mảnh đất này sẽ thuộc về đất nước chúng ta”.

Trùng Nhĩ trong lúc lưu vong đã đi qua tám quốc gia, cuối cùng được sự hộ tống của nước Tấn mới về nước Tấn tiếp ngôi vị. Năm 637 TCN, Tấn đại phu Đổng Nhân ở bên sông Hoàng Hà nghênh đón Trùng Nhĩ trở về đất nước. Trùng Nhĩ hỏi: “Ta có thể thành công không?”.

Đổng Nhân trả lời: “Hiện tại Mộc tinh xuất hiện ở thứ đại lương, tượng trưng cho việc đại sự của ngài tất sẽ thành công, năm sau khi ngài lên ngôi, Mộc tinh ở tại thứ thực trầm, chỗ cũ của thực trầm chính là nơi ở của người Tấn, nước Tấn sẽ như thế mà hưng thịnh trở lại.

Năm đó vào thời điểm mà ngài trốn đi, Mộc tinh tại thần (thứ đại hỏa), mà khởi tổ Đường Thúc của nước Tấn cũng là được sắc phong vào năm đại hỏa đó, đợi lúc ngài về nước lại gặp lúc Mộc tinh tại tham, những điều này đều là điềm lành báo trước của nước Tấn”.

“Ngũ Lộc khất thực” vào mười hai năm sau

Vì để giải cứu nước Tống, nên quyết định công đánh Tào, Vệ (là nước đồng minh của Sở). (Ảnh qua 886bl)

Tấn Văn Công vừa lên ngôi lại càng tích cực trùng tu việc triều chính, mà lúc này nước Sở đã như mặt trời ban trưa, Trung Nguyên ngoại trừ các nước lớn Tấn, Tề, Tần ra, các nước nhỏ còn lại có thể nói đều ở trong phạm vi thế lực của nước Sở.

Vào năm thứ tư sau khi Tấn Văn Công tiếp ngôi (năm 633 TCN), nước Sở lên phía Bắc tấn công nước Tống, nước Tống xin cầu viện nước Tấn. Lúc Tấn Văn Công lưu vong đã nhận ân huệ của nước Tống, vì để giải cứu nước Tống, nên quyết định công đánh Tào, Vệ (là nước đồng minh của Sở), dụ dỗ quân Sở đi cứu viện trước mà buông tha cho nước Tống.

Năm 632 TCN, nước Tấn xuất binh tấn công Tào, Vệ, cũng đánh hạ Ngũ Lộc. Nước Sở không có dấu hiệu động binh mà tiếp tục bao vây nước Tống. Nước Tống lần nữa cầu viện nước Tấn, nước Tấn lại thi hành một kế sách, để cho Tống hối lộ hai nước Tề, Tần, mời họ ra mặt cầu xin nước Sở lui binh; mặt khác lại đem những vùng đất thắng lợi thu hoạch được từ Tào, Vệ mà chia lại cho nước Tống, có dụng ý là chọc giận nước Sở khiến Sở cự tuyệt sự khẩn cầu của Tề, Tần.

Tề, Tần vui mừng vì nhận được sự hối lộ từ Tống, lại tức giận sự ngoan cố của Sở, thì sẽ ủng hộ nước Tấn có ý định muốn tấn công nước Sở. Thế cục phát triển tiếp tục sau đó, vua Sở cho rằng nếu tiếp tục như thế sẽ phát sinh mâu thuẫn trực tiếp với nước Tấn, thế là quyết định thu binh về nước, nhưng đại tướng Tử Ngọc kiên trì thỉnh binh tác chiến, đã diễn biến ra một trận chiến nổi tiếng trong lịch sử về dùng yếu thắng mạnh – trận chiến thành Bộc. Kết quả nước Sở chiến bại.

Tuế tinh tại thực trầm, Tấn quốc xưng bá

“Quốc Ngữ” ghi lại vào năm 644 TCN, lúc Trùng Nhĩ khất thực ở Ngũ Lộc, Mộc tinh ở thứ thọ tinh và thuần vĩ, Hồ Yển từng nói sau 12 năm nữa, khi Mộc tinh lại lần nữa về tới vị trí tương đồng, nước Tấn sẽ có được mảnh đất này, năm đó chính là năm xảy ra trận chiến thành Bộc (năm 632 TCN).

Các học giả đa số đều dùng máy tính để suy tính ra hiện tượng thiên văn thời cổ, phát hiện cùng với những ghi chép trong “Quốc Ngữ” về vị trí của Mộc tinh có chênh lệch, nhưng kết quả thực tế lại càng phản ánh ra mối quan hệ liên quan giữa thiên tượng và sự việc ở thế gian.

Năm khất thực ở Ngũ Lộc, vị trí thực sự của Mộc tinh tại thực trầm, thực trầm là giới hạn thiên khu của nước Tấn. “Nơi sao Mộc ở, người có nhân đức, có trời cao bảo hộ”, Hồ Yển xác thực nhìn thấy Mộc tinh ở thực trầm, cho nên mới nói hành động “nông dân cho đất” chính là điềm lành, mà nước Tấn cũng vào 12 năm sau, lúc Mộc tinh lần nữa về tới thứ thực trầm, thì: “Nơi sao Mộc ở, nước đó không thể phạt, nhưng lại có thể phạt người, thuận theo thế triển khai quân sự hành động lấy được Ngũ Lộc, sau đó đạt được thắng lợi trong trận chiến thành Bộc”.

Trong “Quốc Ngữ” sở dĩ ghi chép về thiên tượng có sự chênh lệnh, có thể giải thích là vì tác giả vẫn chưa nhận ra hiện tượng “Mộc tinh siêu thần” (thời thần mà sao Mộc vượt qua). Lúc đó người xưa cho rằng Mộc tinh vòng qua một chu thiên là 12 năm, thực tế chính là 11,86 năm, cho nên mỗi năm phạm vi di động của Mộc tinh so với một tinh thứ lại thêm một ít, nhưng tích lũy cho đến 84 năm sau, sẽ lại đi thêm một tinh thứ, cho nên tạo thành kết quả như vậy gây ra sự sai biệt về kết quả khi tìm hiểu về thiên tượng.

Trong u minh, trời cao đã có an bài! Còn có phát hiện rằng lúc Tấn Văn Công chiến thắng nước Sở được Chu Thiên Tử phong bá, vào đêm hôm đó, trên trời xuất hiện cảnh tượng hùng vĩ của tứ tinh hội tụ (Kim Mộc Thủy Hỏa), vị trí ở giữa hai chòm sao Dư Quỷ và Đông Tỉnh. Vị trí tương tự như vậy đã từng xuất hiện vào năm 1059 TCN và năm 205 TCN có ngũ tinh hội tụ thật sự hiếm có, hiện tượng ở trước chính là vào năm Chu Văn Công tiếp nhận thiên mệnh; hiện tượng sau chính là biểu tượng khi triều Hán quật khởi.

>>> Câu chuyện có thật về oan hồn thiếu nữ đòi mạng

>>> Tượng Thần Phật rơi lệ báo hiệu điều gì?

Theo Kan NewYork