Một nhóm các nhà khoa học đã dùng công nghệ quét bằng tia vũ trụ (muon) để khám phá ra một “khoảng không lớn” bí ẩn bên trong Đại kim tự tháp Giza.
Đại kim tự tháp Giza của Ai Cập đến nay vẫn là một trong những công trình bí ẩn nhất thế giới. Nó còn được gọi là Kim tự tháp Khufu, bởi vì các nhà khảo cổ học cho rằng nó được xây dựng bởi Pharaon Khufu (còn gọi là Cheops), vị vua đã trị vì Ai Cập từ năm 2509 đến năm 2483 TCN.
Phương pháp chính xác mà các kim tự tháp đã được xây dựng vẫn còn là một điều bí ẩn và người ta đã có nhiều bằng chứng cho thấy Đại Kim Tự Tháp này vốn không phải sản phẩm của Ai Cập, mà là thuộc về một nền văn minh cổ đại nhiều triệu năm trước đã bị chìm xuống đáy biển. Qua nhiều năm tháng, Đại Kim Tự tháp này nổi lên ở đúng vị trí của Ai Cập và người Ai Cập thấy nó có nhiều tính năng đặc biệt, đã sử dụng để đặt mộ các pharaoh và xây thêm những kim tự tháp nhỏ tương tự…
>>> Khám phá mới: Kim tự tháp Giza có niên đại 800.000 năm và từng bị ngập nặng trong Đại hồng thủy
Và mới đây, sau nhiều năm đào sâu tìm tòi, khoa học đã công bố một phát hiện có thể giúp họ giải mã được bí ẩn của Đại kim tự tháp. Đó là một đường hầm rỗng, ẩn giấu sau những bức tường ngàn năm tuổi.
Đường hầm này khá hẹp, nằm phía trên hành lang tại trung tâm của kim tự tháp. Nó được đặt tên là “The Big Void” (tạm dịch: Khoảng không lớn). Theo tính toán, đường hầm dài ít nhất 50m, cao 8m, nhưng khá hẹp với 1m chiều rộng. Đây được xem là phát hiện lớn nhất trong Đại Kim tự tháp Giza kể từ thế kỷ 19. Nhóm nghiên cứu thực hiện khám phá này thuộc ĐH Cairo, Tổ chức bảo tồn di sản thế giới (HIP), và Bộ Khảo cổ Ai Cập.
Các chuyên gia đã sử dụng các hạt bắn xuống Trái đất từ vũ trụ – được gọi là Muon. Các hạt Muon có thể xuyên qua đất đá tương tự như tia X, nhưng sâu hơn.
Bên trong kim tự tháp, nhóm nghiên cứu lắp đặt những thiết bị cảm nhận tia phản xạ. Nhờ vậy, khoa học có thể tái tạo lại hình ảnh những gì ẩn giấu đằng sau các lớp tường mà không cần trực tiếp đào xới hay phá hủy kết cấu xây dựng của kỳ quan này.
Được biết, kết quả do các hạt đem lại đã được phân tích 3 lần. “Đây không phải là một căn phòng hay mật thất – chúng tôi cũng chẳng biết nó nằm ngang, dọc hay kết hợp nhiều cấu trúc khác nhau, nhưng nó rất lớn”, Mehdi Tayoubi, chủ tịch viện HIP cho biết.
Dù phát hiện là rất lớn, nhưng các chuyên gia vẫn chưa thể tiếp cận Big Void. “Cấu trúc này không thể tiếp cận”, Tayoubi chia sẻ.
“Có vẻ đường hầm này đã được giấu đi từ khi xây dựng, nên chắc chắn không thể chạm đến nó. Chúng ta cần đến kỹ thuật mới này, đúng thời điểm, để xác nhận được sự tồn tại của nó”.
Trước kia, kỹ thuật hạt Muon đã từng được dùng để khám phá mật thất trong lăng mộ của Tutankhamun. Dù rất tự tin vào kết quả, nhưng Tayoubi cho rằng những gì ẩn giấu bên trong vẫn là bí ẩn, vì chưa ai được chứng kiến tận mắt. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học không cho rằng nó được dùng để chôn cất hoặc để chứa các hiện vật liên quan đến việc chôn cất Pharaon.
Các nhà nghiên cứu không biết mục đích của căn buồng này là gì, nhưng họ đang dự đoán theo nhiều hướng.
Kiến trúc sư người Pháp Jean-Pierre Houdin nghĩ rằng nó có thể là một không gian đã được dùng làm hệ thống cân bằng đối trọng. Các trọng vật sẽ trượt dọc theo sàn nhà trong buồng và giúp dịch chuyển các khối đá khổng lồ được dùng để xây dựng kim tự tháp. Tuy nhiên, chưa có lý thuyết cụ thể nào là thực sự thuyết phục cho tới thời điểm này.
Hồng Liên t/h