Thế giới không hoàn toàn giống như những gì chúng ta vẫn thấy. Có những vũ trụ thu nhỏ mà mắt thường không tài nào thấy được. Chúng luôn ở đó, vẫy gọi những con người to xác và tò mò như chúng ta đến tìm hiểu và khám phá.
Kính hiển vi mở ra cho chúng ta một cửa sổ để nhìn vào vũ trụ nhỏ xíu đó. Nhờ thế, các nhiếp ảnh gia và nhà quay phim tài năng từ khắp nơi trên thế giới đã sử dụng các công cụ này trong nhiều thế kỷ để ghi lại chi tiết vẻ đẹp của thế giới thu nhỏ này. Các thiết bị và kỹ thuật chụp ảnh qua kính hiển vi ngày càng trở nên tân tiến hơn.
Để tôn vinh vẻ đẹp và tầm quan trọng đối với khoa học của ảnh hiển vi, cuộc thi Nikon Small World quy tụ những hình ảnh đẹp nhất hàng năm và trao giải thưởng cho 20 bức ảnh xuất sắc nhất. Năm nay đã là năm thứ 44 cuộc thi này được tổ chức.
Việc đánh giá và trao giải cho các bức ảnh bao gồm công tác nghiên cứu miệt mài trên hàng ngàn bức ảnh. Sau đó, phải tìm ra bức nào là giả và bức nào không phải ảnh hiển vi. Rồi đến bước thẩm định kỹ thuật, chủ đề, và yếu tố gây bất ngờ của những bức ảnh đạt chuẩn.
Bức ảnh bạn thấy ở trên là hình ảnh đạt giải nhất, người chụp là Al Habshi ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Bức ảnh chụp hiển vi con mắt kép của một chú mọt cọ đỏ châu Á có chiều dài hơn 1cm, còn có tên khoa học là Metapocyrtus subquadrulifer, thân người của chúng được tô điểm bởi lớp vảy xanh rực rỡ.
Habashi cho biết: “Không phải ai cũng đánh giá cao các loài nhỏ bé, đặc biệt là côn trùng. Qua quang phổ học, chúng ta có thể khám phá ra một thế giới hoàn toàn mới, đẹp đẽ và chưa từng được thấy trước đây. Điều đó giống như khám phá những gì nằm dưới đáy đại dương vậy”.
-
Vũ trụ phải chăng cũng là một sinh mệnh? Hãy cùng nghe các nhà khoa học bàn về nó
-
Isaac Newton: Cả vũ trụ này đều do Thần tạo nên và không có gì là ngẫu nhiên
Hãy kéo xuống dưới để xem các bức ảnh đã xuất sắc đạt giải nhé.
Cụm tế bào sinh sản trong một cây dương xỉ giành được giải nhì.
Đây là vị trí thứ 3: Một con nhộng của loài bọ spittlebug đang rúc bên trong một lớp bảo vệ bằng bong bóng.
Bạn đã bao giờ quan sát một sợi lông công với khoảng cách gần như vậy chưa? Đây là bức ảnh đứng hạng 4.
Hạng 5: Một phôi nhện có bề mặt màu hồng và các vi ống màu xanh lục.
Hạng 6: Phần trung tâm của võng mạc linh trưởng.
Hạng 7: Một giọt nước mắt khô của con người.
Hạng 8: Bức chân dung nhăn nhúm của một chú bọ hạt giống xoài, hay còn gọi là Sternochetus mangiferae.
Hạng 9: Hình ba chiều bảo mật.
Hạng 10: Một cặp thân cây có chứa hạt phấn hoa.
Hạng 11: Một nguyên bào sợi của con người, yếu tố quan trọng giúp chữa lành các cơ quan bị hư hỏng, dưới sự phân chia tế bào. (ADN là màu đỏ tươi).
Hạng 12: Vảy trên cánh của một loài bướm đêm hoàng hôn Madagascar, có tên khác là Chrysiridia rhipheus.
Hạng 13: Một phần của con hà biển
Hạng 14: Một tế bào từ một con khỉ xanh châu Phi, đã được nhuộm màu để thể hiện cấu trúc ẩn của nó.
Hạng 15: Một con rận trên lưng của một con ong mật.
Hạng 16: Buồng trứng – cơ quan thụ thai của loài chuột.
Hạng 17: Mô vú, với các quả cầu đầy sữa (màu đỏ) được bao quanh bởi các tế bào cơ có nhiệm vụ vắt sữa (màu vàng), và các tế bào miễn dịch phát hiện nhiễm trùng (màu xanh lam).
Hạng 18: Các axit amin kết tinh – các phân tử tạo nên gen di truyền.
Hạng 19: Ối! Một con Ong bắp cày châu Á có nọc độc.
Hạng 20: Các lớp của võng mạc của người. Chúng cho phép con người có thể nhìn thấy mọi thứ.
Nikon Small World cũng công nhận “những thành tựu đáng nể khác”, sít sao với danh sách top 20. Đây là một con rận nước Daphnia đang mang đầy trứng.
Ấu trùng sên biển sử dụng miệng hình chén để lấy thức ăn.
Nấm mốc Penicillium vulpinum có cấu trúc đối xứng đáng kinh ngạc.
Vỏ trái vải được thắp sáng từ bên trong.
Cánh của một con bướm đêm.
Một mặt cắt ngang của một cây thông Bosnia.
Không ngờ rêu cũng có lúc đẹp đến thế!
Mảnh vải (màu đỏ) và bong bóng trên bề mặt của một tảng đá.
Một con tắc kè hoa.
Xuân Nhạn, theo BI