Thiên lý có câu rằng ‘Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’. Tội ác làm từ kiếp trước, ắc kiếp sau phải trả. Con người đừng vì không thấy được quả báo trước mắt mà xem thường đạo lý này, không câu thúc ước chế bản thân mà tự hành ác để khi nhận báo ứng thì ta thán bi ai. Âu cũng là trong mê mà tự hướng Thiện.
Theo ký giải trong “Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh”, khi Đức Phật còn tại thế, có một vị ni cô (Nữ tăng tu hành Phật gia) rất đặc biệt, đã tu thành quả vị La Hán. Có một lần, cô ngồi cùng các ni cô khác và thuật lại về quả báo ác nghiệp mà cô đã phải chịu trong quá khứ.
Hóa ra cô đã từng là vợ của một trưởng lão, gia đình giàu có đầy đủ, nhưng cô lại không thể sinh con, vì đố kỵ đứa con trai của người tiểu thiếp, cô đã âm thầm giết chết đứa bé.
Người tiểu thiếp đau đớn mà oán hận khóc than, cô ta liền đứng trước mặt người tiểu thiếp mà thề rằng: “Nếu như ta thật sự giết con của em, thì chồng của ta sẽ bị rắn cắn chết, con của ta sinh ra sẽ bị nước lớn cuốn trôi, bị sói lang ăn thịt, ta còn phải ăn thịt chính đứa con của mình, thân thể của ta thì sẽ bị chôn sống, phụ mẫu toàn gia sẽ bị lửa thiêu chết hết”.
Cô ta sau khi chết, bị đày xuống địa ngục, chịu đau khổ vô cùng. Sau khi chịu tội ở dưới địa ngục xong, đầu thai trở lại thành một người nữ Bà La Môn (quý tộc). Sau khi xuất giá không lâu thì mang bầu, sắp đến ngày sinh, cô cùng chồng về nhà thăm bố mẹ, đang trên đường đi thì sinh con, phải ngủ lại dưới gốc cây. Lúc ấy đột nhiên xuất hiện ở đâu một con rắn độc, cắn chết chồng của cô. Cô khóc nhiều đến mức chết đi sống lại.
Sau đó có một hôm, cô một tay dắt đứa con trai lớn, một tay bế đứa con trai nhỏ, vừa đi vừa khóc. Ở phía trước có một con sông lớn, không có thuyền để sang sông, cô bèn để đứa con lớn ở lại bờ bên này, sau đó bế đứa con nhỏ chạy qua sông trước, để đứa nhỏ ở bờ bên kia, sau đó quay lại đón đứa con lớn.
Đứa con lớn nhìn thấy mẹ đang quay lại, vội vàng chạy xuống sông với mẹ, liền bị một dòng nước lớn cuốn đi mất. Cô quay đầu trở lại, tính bế đứa nhỏ thì thấy đứa nhỏ đã bị sói ăn thịt rồi, máu me đầm đìa. Cô ta nhất thời ruột đau như cắt, đau thương tột cùng.
Trên đường đi lại gặp một người quen, có quan hệ thân thiết với bố mẹ của cô, cô đã kể lại tình cảnh đau buồn của mình với người đó, nhân tiện hỏi thăm bố mẹ cô có bình an không. Người đó nói: “Vài ngày trước xảy ra một trận hỏa hoạn, cả gia đình cô đều đã chết cháy cả rồi”! Cô nghe xong mà bàng hoàng, nước mắt lừng tròng, đau khổ đến tột độ.
Sau này, cô lại được gả cho một người nữa. Đúng lúc đang trong thời khắc sinh con, người chồng say rượu trở về nhà, vì cô đang sinh nên không có ai mở cửa, người chồng liền phá cửa đi vào, đánh cô một trận rất đau, sau đó đem đứa bé luộc lên, bắt cô phải ăn. Cô quá sợ hãi, miễn cưỡng đành phải ăn một miếng, đau đớn tới tận tâm can.
Chính vì thế mà cô phải bỏ chạy, chạy tới nước Ba La Nại, khi đang ngồi nghỉ dưới gốc cây, gặp một người đàn ông có vợ mới chết, sau đó đã kết thành phu phê với anh ta. Thành hôn được vài hôm, người đàn ông ấy lại đột nhiên qua đời. Đương thời ở quốc gia đó pháp luật quy định: Nếu như khi còn sống, phu thê tương ái, sau khi người chồng chết, thì người vợ cũng phải bị chôn theo. Vậy là cô bị chôn sống. Sau đó có một đám đạo tặc tới đào mộ để trộm đồ, phát hiện cô chưa chết, nên cứu cô lên.
Trong tâm cô luôn nghĩ: “Kiếp trước ta phạm phải tội gì? Chỉ trong có vài ngày, mà phải chịu nỗi đau đớn kinh khủng như vậy”! “Cô nghe nói Phật Thích Ca Mâu Ni đang thuyết pháp ở Chi Viên, cô liền đi gặp Đức Phật, xin được xuất gia.
Do tại kiếp trước, cô đã từng bố thí lương thực cho Phật Bích Chi, phát nguyện tu hành, cho nên đời này được cơ duyên gặp Phật, cuối cùng tu thành La Hán”.
Chu Thị nói: Lời nói và suy nghĩ không nhất quán, lại còn là lời thề độc, nên đã tạo nhân ác, tuy nhiên lại biết bố thí phát nguyện, hy vọng được xuất gia, lại gieo được nhân thiện. Chỉ trong vòng có vài ngày, liên tiếp gặp họa báo ứng, báo ứng xảy ra quả thật là nhanh chóng làm sao! Sau đó may mắn gặp được Phật rồi xuất gia, cuối cùng tu thành La Hán.
Vậy mới nói: “Họa Phúc vô môn, duy nhân tự chiêu”, “Thiện Ác có báo, như hình với bóng”, bất kỳ ai cũng không thể ngoại lệ.
Theo Đại Kỷ Nguyên