Một câu hỏi đã khiến các nhà khảo cổ đau đầu qua hàng thế kỷ đó là: Làm thế nào người Ai Cập cổ đại có thể tạo ra những lỗ tròn hoàn hảo xuyên qua những khối đá granite rắn? Họ chỉ dùng búa đục hay có một loại công nghệ hiện đại mà nhân loại ngày nay vẫn chưa phát hiện ra?
Nền văn minh Ai Cập cổ đại, một kho tàng bí ẩn mà nhân loại ngày nay đang từng bước, từng bước giải mã. Ai Cập cổ đại được biết đến với nhiều thành tựu công nghệ và nghệ thuật, xây dựng kim tự tháp và đền thờ, phát minh ra một hệ thống chữ viết, chữ tượng hình và những tiến bộ trong y học, thiên văn học và nhiều lĩnh vực khác.
Một vấn đề đặc biệt gây tranh cãi là làm thế nào người Ai Cập cổ đại có thể cắt và khoan xuyên qua những khối đá granite cứng như vậy – điều này khó hơn rất nhiều lần so với việc khoan qua những loại đá mềm như đá vôi hay đá sa thạch.
Một giả thuyết được đưa ra, người Ai Cập cổ đã dùng đồng để cắt những khối đá granite. Tuy nhiên, một vài ý kiến khác lập luận rằng, họ đã dùng những công nghệ tiên tiến mà con người ngày nay vẫn chưa tìm ra.
Lớp các nhà khảo cổ học đầu tiên nghiên cứu về Ai Cập cổ đại vào thế kỷ 19 chủ yếu là những người thuộc tầng lớp quý tộc phương Tây không có kinh nghiệm lao động tay chân. Vì vậy, khi nhìn những cấu trúc mà họ cho rằng khó có thể thực hiện bằng búa và đục đơn giản, họ cho rằng tại thời điểm đó, người cổ đại Hy Lạp đã tiếp cận với những công cụ tiên tiến hơn những gì mà họ từng biết – chẳng hạn như cần cẩu hay những máy móc hiện đại khác.
Sau đó, các nhà khảo cổ đã quyết định nghiên cứu công việc của thợ xây bằng đá để hiểu rõ hơn về cách người Ai Cập cổ đại xây dựng mọi thứ. Họ kết luận rằng những người thợ Ai Cập cổ đại đã sử dụng những công cụ nguyên thủy như búa và đục bằng đồng hay nêm bằng gỗ có niên đại từ thời Pharaoh để cắt đá trong nhiều thế kỷ.
Quá trình này tương đối lâu và xảy ra trong thời gian tự nhiên nhờ băng giá. Nước trong các vết nứt đã chêm sẵn nêm gỗ của các loại đá như đá granite hay đá lửa sẽ bị đóng băng, tăng cường sự giãn nỡ của vết nứt. Đến lần tan băng tiếp, sẽ hình thành một vết nứt rộng hơn.
Kỹ thuật và những công cụ này cho phép xẻ đôi tảng đá. Tuy nhiên, để đạt được độ chính xác như đã thấy ở những di chỉ cổ đại thì có lẽ công cụ thô sơ, nước và băng thôi chưa đủ.
Giải thích này khiến nhiều người hoài nghi. Họ nhấn mạnh, những phương pháp nguyên thủy được người Ai Cập cổ đại hay hiện đại sử dụng không đủ khả năng để cắt những miếng đá granit và chắc chắn phải có một biện pháp nào đó tinh vi hơn.
Để khoan được như vậy cần có đầu mũi khoan áp suất 18-30lbs/sqi, cần áp suất khoan từ 226 đến 380lbs cho một lỗ khoan đường kính 15cm.
Họ lập luận, đây chính là một trong những bằng chứng chứng minh vì sao nền văn minh của Ai Cập cổ đại lại phức tạp hơn nhiều so với những nền văn minh khác.
Trong suốt hàng thập niên qua, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã băn khoăn với suy đoán: cách đây hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại đã sở hữu công nghệ tiên tiến.
Có phải trận đại hồng thủy đã làm mất đi nền văn minh cổ đại tiến bộ?
Có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều nền văn minh cổ đại trên thế giới, trong đó có người Ai Cập cổ đại đã sở hữu công nghệ tiên tiến trong nhiều thế kỷ và đã bị mất đi.
Các nhà nghiên cứu tin vào giả thuyết này bởi những di chỉ cổ đại trên thế giới. Ví dụ như: ở Abu Ghorab, Abusir – Ai Cập là những nơi có nhiều dấu tích về kỹ thuật xây dựng tiên tiến.
Ở Abusir có 5 kim tự tháp của các Pharaoh: Sahourê, Niouserrê, Néférirkarê, Néferefrê và nữ hoàng Khentkaous II.
Thật khó tin rằng người Ai Cập cổ đại cách đây hàng ngàn năm khoan được như vậy bằng công cụ thô sơ. Trình độ của thợ xây Abusir cổ đại cao đến lạ lùng, ngang bằng máy móc hiện đại ngày nay.
Những lỗ khoan kỳ lạ này ở Abusir không có trong sử sách. Rõ rằng sử sách đã bỏ sót nhiều điều quan trọng làm các nhà nghiên cứu không biết được trình độ của nền văn minh cách đây hàng ngàn năm.
Ở Ai Cập, Abusir không phải là nơi duy nhất có bằng chúng về công nghệ tiến bộ cách đây hàng ngàn năm. Những nơi khác cũng có những lỗ khoan như vậy.
Ở Sakkara, cách Giza 10km về phía nam, có nhiều bằng chứng như thế. Những cột đá granite ở đây được chạm khắc tạo hình cong thanh thoát và góc nhọn rõ ràng.
Những lỗ khoan kỳ lạ này ở Abusir không có trong sử sách. Rõ rằng sử sách đã bỏ sót nhiều điều quan trọng làm các nhà nghiên cứu không biết được trình độ của nền văn minh cách đây hàng ngàn năm.
Ở Ai Cập, Abusir không phải là nơi duy nhất có bằng chúng về công nghệ tiến bộ cách đây hàng ngàn năm. Những nơi khác cũng có những lỗ khoan như vậy.
Ở Sakkara, cách Giza 10km về phía nam, có nhiều bằng chứng như thế. Những cột đá granite ở đây được chạm khắc tạo hình cong thanh thoát và góc nhọn rõ ràng.
Một vài người ủng hộ ý tưởng người Ai Cập cổ đại đã tiến bộ hơn so với những giả thuyết của khảo cổ học đương đại đưa ra, đó là bằng chứng người Ai Cập cổ đại từng sử dụng bóng đèn điện. Ngôi đền Hathor tại khu phức hợp Dendera ở Ai Cập có những bức phù điêu bằng đá mà theo một số nhà quan sát thì đấy chính là những chiếc bóng đèn.
Một vài người cho rằng đó là một mô tả về cột trụ liên quan đến vị thần tạo hóa và hoa sen. Nó cũng liên quan đến những giả thuyết khác như là bệ nắng mà nữ Thần Ra sử dụng để đi lại trên trời.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa phát hiện ra bằng chứng cụ thể chứng minh cho sự tồn tại của một nền văn minh tiên tiến tại Ai Cập. Đây vẫn là một câu trả lời bí ẩn.
TinhHoa tổng hợp