Gần đây, một số cư dân mạng ở Mỹ đã phát hiện, khi họ sử dụng Google voice để nhập từ “Pháp Luân” trên điện thoại di động, nó sẽ tự động chuyển thành dãy ký hiệu “****”. Nhiều người lo ngại rằng, phải chăng các nền tảng mạng xã hội lớn trên thế giới đang dần thể hiện rõ quan điểm trong việc ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Phần mềm tìm kiếm Google bị nghi ngờ có hành vi kiểm duyệt từ ngữ nhắm vào các từ ngữ thuộc một số đoàn thể tín ngưỡng đặc định, thông tin này đã thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng Trung Quốc, và lần này họ đã nhao nhao thử nghiệm. Qua phân tích, phát hiện thấy các hiện tượng bất thường này có thể có tồn tại nguyên nhân nào đó.
Người dùng Twitter @qwertyuiop6582 cũng để lại một tin nhắn có nội dung: “Tôi thử rồi, đúng là như thế.”
Cư dân mạng có tên là William Huang thì nhắn hỏi: Điện thoại di động Samsung mà bà Sharon Wehrwein sử dụng có phải mua ở Trung Quốc đại lục không? Anh nói rằng mình đang dùng điện thoại Google Pixel 3 XL mua ở Hoa Kỳ và nhập “Pháp Luân Đại Pháp” thì không xuất hiện tình huống bất thường nào.
Breaking &Exclusive: Google’s Voice Typing for Simplified Chinese is blocking the word “Falun(法轮)”
This video is recorded by a lady in Chicago, showing that when she tried to use her Samsung S9 to voice type “Falun Dafa”, “Zhuan Falun”, “Falun Gong” & “Falun Dafa is… pic.twitter.com/EB2wySQTxe— Jennifer Zeng 曾錚 (@jenniferatntd) May 31, 2020
Mới đây, Jennifer Zeng – Một người trong giới truyền thông Mỹ đã đăng trên Twitter nói rằng, một phụ nữ ở Chicago tên là Sharon Wehrwein gần đây khi sử dụng công cụ Google Voice trên điện thoại Samsung S9 để tìm kiếm, khi cô nói hai từ “Pháp Luân” thì google đã tự động chuyển thành “****”, sau đó cô lần lượt dùng từ “Pháp Luân Đại Pháp”, “Chuyển Pháp Luân”, “Pháp Luân Công”, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” cùng các từ khóa khác để thử tìm kiếm, tuy nhiên đều cho kết quả như nhau.
Jennifer Zeng bày tỏ: “Cách đây không lâu, cư dân mạng phát hiện ra YouTube chặn từ ‘Cộng phỉ’ (thổ phỉ cộng sản) và ‘ngũ mao’ (đội quân 50 xu – dư luận viên). Thực sự không biết Google còn bao nhiêu ‘từ khóa’ do ĐCSTQ đưa ra nữa.”
Có cư dân mạng cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng giọng nói để nhập các ký tự phồn thể (tiếng Trung có 2 dạng chữ là phồn thể và giản thể) dường như sẽ không xảy ra tình huống như vậy.
Anh suy đoán rằng, lý do cho những bất thường nói trên có thể liên quan đến loại điện thoại di động được sử dụng, chứ không hẳn do vấn đề phương thức nhập liệu.
Tài khoản Twitter @realmycat cũng gửi tin nhắn cho biết: “Google kỳ thực đã trở lại Trung Quốc. Mục nhập này là một cấu trúc cơ bản của trí tuệ nhân tạo (tensorflow). Các công ty mạng liên lạc trong nước đều đang sử dụng nó. Google cũng có rất nhiều nhà phát triển bên thứ ba ở trong nước, không giống như trước kia không có bất cứ sản phẩm nào ở trong nước.”
Điều này cũng tương tự như hiện tượng các từ khóa nhạy cảm liên quan đến chính phủ ĐCSTQ bị chặn và bị xóa trên một số nền tảng mạng xã hội phổ biến ở hải ngoại. Đây cũng không phải là trường hợp gì cá biệt. Nó cho thấy dấu vết thế lực của ĐCSTQ đã thâm nhập vào các nền tảng xã hội ở hải ngoại.
Trước đó, nhiều cư dân mạng người Hoa ở hải ngoại đã phản ánh rằng nếu người dùng Youtube bình luận bất cứ nội dung gì có chứa ký tự tiếng Trung nhằm chỉ trích chính phủ Trung Quốc như “ngũ mao” và “Cộng phỉ”, .v.v. thì nó sẽ tự động bị xóa sau mấy chục giây. Nhưng nếu đó là dùng chữ bính âm hoặc tiếng Anh để nhập thì lại không bị ảnh hưởng.
Dựa trên điều này, cư dân mạng nghi ngờ Youtube đang phối hợp với các yêu cầu của chính quyền ĐCSTQ nhằm sàng lọc một số từ khóa nhất định và tiến hành “kiểm duyệt ngôn luận” của người Hoa tại hải ngoại.
Sau khi hiện tượng trên gây xôn xao dư luận, bên quản lý YouTube đã công khai giải thích rằng, lý do xảy ra tình huống bất thường trên có thể là bởi vì hệ thống chấp pháp của nền tảng đã phát sinh “lỗi hệ thống”, công ty đã tiến hành điều tra những vấn đề có liên quan.
Tuy nhiên, có cư dân mạng chỉ ra rằng, vấn đề kiểm duyệt này đã xảy ra từ nhiều năm trước và cũng đã có khiếu nại, tuy nhiên bên quản lý Youtube trì trệ trong việc xử lý các khiếu nại đó.
Chỉ bất quá hiện giờ vấn đề này đang càng lúc càng nổi cộm và gây ra sự chú ý rộng rãi từ dư luận, vậy nên Youtube mới đưa ra phản ứng, thế nhưng lời giải thích của họ không cách nào làm người ta thuyết phục được.
Còn có cư dân mạng trực tiếp đặt câu hỏi cho ban quản lý YouTube, liệu có phải do ĐCSTQ uy hiếp dụ dỗ mà Youtube chối bỏ các nguyên tắc và trách nhiệm duy trì quyền tự do ngôn luận hay không?
Ngoài ra, mạng xã hội Twitter gần đây cũng bị ngoại giới nghi ngờ vì có hành vi kiểm duyệt bài phát biểu của tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời Twitter còn ủng hộ và phớt lờ những thông tin sai lệch do các quan chức ĐCSTQ công bố.
Hai bài tweet của tổng thống Trump được đăng trên Twitter gần đây đã bị ban quản lý Twitter gán thẻ “xác minh thực tế”, thêm vào đó là liên tiếp tăng thêm các tin tức của truyền thông phản lại lập trường của ông Trump.
Lần này tổng thống Trump đã có sự đáp trả rất mạnh mẽ. Ông chỉ trích Twitter đang tiến hành kiểm duyệt chính trị nhắm vào các bài phát biểu của mình, vi phạm nguyên tắc duy trì tự do ngôn luận.
Do đó, Trump đã ký một lệnh hành chính nhằm tăng cường quản lý các cơ quan truyền thông xã hội của các cơ quan quản lý Liên bang, để khi những công ty này hành động không thỏa đáng, có thể truy cứu trách nhiệm pháp luật đối với họ.
Người phát ngôn Nhà Trắng Kayleigh McEnany cũng đưa ra một tuyên bố riêng cho việc này, chỉ trích công ty Twitter trong khi tích cực kiểm duyệt các bài phát biểu của tổng thống Mỹ, thì lại để mặc các quan chức của ĐCSTQ truyền bá thông tin sai lệch trên Twitter, ông coi hành động này của ban quản lý Twitter là “khiến người ta nghi hoặc”.
Thảo Nguyên (Theo NTDTV)