Nhôm là thành phần có trong vắc-xin, và gần 100% nhôm trong vắc-xin sẽ đi vào cơ thể của trẻ, tích lũy lại nhiều năm sau khi tiêm phòng.
>>> Nhôm và chất độc trong thuốc trừ sâu đang phá hoại não của chúng ta
Nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên trên chuột phát hiện chứng tự kỷ đáp ứng với các thành phần có trong vắc-xin thông thường, theo Claire Dwoskin, người sáng lập Viện Nghiên cứu An toàn Y tế Trẻ em (CMSRI), một đối tác của Dự án Thủy ngân Thế giới (WMP).
Một nghiên cứu đột phá của các nhà khoa học thuộc Đại học British Columbia ở thành phố Vancouver, Canada được công bố trên tạp chí Hóa sinh Vô cơ (Journal of Inorganic Biochemistry) đã chỉ ra rằng: Có một mối tương quan mạnh mẽ giữa tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và tá dược nhôm cho trẻ em, thông qua việc tiêm vắc-xin ở một số nước phương Tây.
Theo các tác giả nghiên cứu là ông Sneha K.S. Sheth, Yongling Li và Christopher A, đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên chứng minh rằng tá dược nhôm có thể làm suy giảm hành vi xã hội nếu áp dụng nó trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển sau khi sinh.
Những mối tương quan này đã thỏa mãn 8 trong số 9 tiêu chí Hill về mối quan hệ nhân – quả.
Nghiên cứu còn chứng minh được hàng loạt bất thường về hành vi ở chuột con khi tiếp xúc với nhôm sau sinh.
Để tiếp tục thực hiện công việc còn lại của nhóm nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu hiện tại đã tìm hiểu những ảnh hưởng của tá dược nhôm đối với hành vi xã hội ở chuột. Và họ nhận thấy sự bất thường trong mối tương tác xã hội là một đặc điểm quan trọng của những người mắc chứng tự kỷ (ASD).
….gần như 100% nhôm có trong những mũi tiêm được hấp thụ vào hệ thống tuần hoàn và di chuyển đến các vị trí khác nhau bên trong cơ thể như: não, khớp và lá lách. Nơi nhôm được tích lũy và giữ lại trong nhiều năm sau tiêm phòng.
Phơi nhiễm nhôm
Tá dược nhôm có mối liên kết với hàng loạt rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh cơ và nhiều cơ quan khác, bao gồm tình chứng yếu và đau cơ (macrophagic myofasciitis – MMF) và hội chứng tự miễn do tá dược gây ra (ASIA).
Một trong những yếu tố quyết định đến sự ảnh hưởng độc hại của nhôm là cách mà nó được dung nạp vào cơ thể. Trong đó nếu như nhôm được dung nạp vào cơ thể qua con đường ăn uống, thì nó sẽ dễ dàng bị bài tiếp ra ngoài thông qua hoạt động của thận vì hợp chất nhôm này có độ hòa tan kém. Cho nên trong trường hợp này chỉ có khoảng 0,25% nhôm ion được hấp thụ vào máu đối với những người có chức năng thận bình thường. Ngoài ra việc tiết mồ hôi cũng là một con đường chính giúp bài tiết nhôm ra khỏi cơ thể.
Nhưng gần như 100% hợp chất nhôm dung nạp vào cơ thể qua con đường tiêm (như tá dược của vắc-xin) được hấp thụ vào hệ tuần hoàn và di chuyển đến các vị trí khác nhau bên trong cơ thể như: não, khớp và lá lách, nơi nói được tích lũy và giữ lại trong nhiều năm sau tiêm chủng.
Hơn nữa, mặc dù chu kỳ bán phân rã của nhôm bên trong cơ quan nội tạng khá ngắn ngủi (khoảng 24 giờ), nhưng quá trình hấp phụ nhôm cần nhiều thời gian hơn để bài tiết vì nó có ái lực đặc biệt với các kháng nguyên khác nhau. Tuy nhiên, chính vì đặc tính này mà nó là tá dược đáng tin cậy vì kích hoạt đáp ứng miễn dịch cao.
Hai khía cạnh quan trọng khác cần lưu ý khi giải quyết các câu hỏi về độc tính của nhôm là:
(1) Liều lượng nhôm được sử dụng trong một thời gian nhất định. Ví dụ như nếu liều lượng vắc-xin viêm gan B có chứa hàm lượng nhôm thấp nhất (250 μg), thì hàm lượng nhôm được hấp thụ trong 5 lần sau 6 tháng cho con bú là (55 μg).
(2) Giai đoạn phát triển thần kinh của người tiêm chủng. Điển hình như một trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ, trong khoảng thời gian 2 năm đầu đời thường được tiêm khoảng 27 mũi vắc-xin theo quy định, trong đó có nhiều loại vắc-xin chứa tá dược nhôm. Đây là giai đoạn quan trọng đối với quá trình phát triển thần kinh chính bên trong não bộ của trẻ. Nó bao gồm cả sự khởi đầu của quá trình tái sinh các sợi thần kinh và sự thu gọn các khớp thần kinh phát triển quá mức. Cho nên bộ não rất nhạy cảm với các chất độc thần kinh.
Nhôm còn mang đến nhiều tác dụng tiêu cực trên cả hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh trung ương. Sự ảnh hưởng của ngộ độc thần kinh và miễn dịch do nhôm bao gồm: Giảm khả năng vận chuyển thông tin của hệ thần kinh và sự hoạt động của khớp thần kinh, phá hủy tiến trình lưu thông máu não, kích hoạt mô vi sinh và viêm não, làm suy giảm quá trình giải mã gen đặc hiệu của não, sự tổn thương thần kinh, bệnh amyloidosis (bệnh thoái hóa tinh bột) và suy giảm sức đề kháng di truyền với khả năng tự miễn dịch ở cả người lớn và trẻ sơ sinh.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học đã cho thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa sự gia tăng tỷ lệ mắc ASD với việc tăng hàm lượng nhôm, thông qua các tá dược vắc-xin khi nó được sử dụng ở giai đoạn đầu đời của trẻ sơ sinh.
Lúc này suy đoán về vai trò của vắc-xin trong việc gia tăng tỷ lệ mắc ASD đã được đưa ra.
Tuy nhiên các nghiên cứu sinh thái không thể thiết lập mối quan hệ nhân quả. Cho nên nó chỉ chủ yếu hướng đến mục đích tạo ra các giả thuyết hợp lý và có thể được kiểm tra bằng các thí nghiệm khác.
Ngoài ra còn có một nghiên cứu được tiến hành cho thấy sự bất thường trong hành vi của chuột sau khi được tiêm nhôm theo lịch tiêm chủng cho trẻ em ở Mỹ.
Nghiên cứu hiện tại được xây dựng dựa trên công trình nghiên cứu trước đây, bằng cách kiểm tra các khiếm khuyết về hành vi cụ thể đối với một triệu chứng cốt lõi của ASD. Nó chính là sự thiếu hụt hành vi xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
Khi này chuột con CD-1 được tiêm tổng cộng 550 μg gel hydroxit nhôm (nhóm thử nghiệm) hoặc nước muối (kiểm soát) trong 2 tuần đầu đời sau khi sinh.
Những con chuột này sau đó sẽ được thí nghiệm hành vi xã hội và tính xã hội bất thường vào tuần thứ 8, 17 và 29. Theo đó, giá trị p được tính toán bằng các thử nghiệm Mann-Whitney và Kruskal Wallis.
Lý do chuột CD-1 được chọn làm thí nghiệm là vì nó là một chủng lai, cho phép sao chép sự đa dạng di truyền hiện diện ở người và duy trì tính nhất quán trong các quy trình thử nghiệm, đối với công trình trước đây của các nhà khoa học.
Tất cả các quy trình thử nghiệm trên động vật đã được Ủy ban chăm sóc động vật của đại học British Columbia (UBC) chấp thuận (giao thức # A11-0042). Nó cũng tuân thủ các quy định và hướng dẫn của hội đồng Canada về chăm sóc động vật.
Theo đó, lịch tiêm nhôm trong nghiên cứu được thực hiện giống như lịch tiêm chủng nhi khoa năm 2010 của Mỹ, nhằm duy trì tính nhất quán với công việc trước đây của các nhà nghiên cứu.
Lúc này hàm lượng nhóm xấp xỉ trong tất cả các loại vắc-xin dành cho trẻ em có chứa chất tá dược nhôm ở các độ tuổi khác nhau trong khối trẻ mầm non, đã được điều chỉnh từ nghiên cứu trước đây.
Nghiên cứu tiếp tục tập trung vào các tác động của nhôm trên một tính năng đặc trưng chính của ASD. Cụ thể là sự tương tác xã hội bất thường.
Để điều tra vấn đề này, các nhà khoa học đã cố gắng sử dụng đúng hàm lượng nhôm thực tế từ lịch tiêm chủng nhi khoa của Mỹ và áp dụng cho chuột thí nghiệm CD-1, theo cách tương tự như một cuộc nghiên cứu trước đây.
Vì mục đích đó chuột con mới sinh được chia thành hai nhóm: Nhóm tiêm nhôm (Al) và nhóm kiểm soát nước muối (Kiểm soát). Số lượng động vật tương ứng trong hai nhóm này lần lượt là 28 và 23.
Trước đó, hầu hết những con chuột sau khi sinh được chia đều ngẫu nhiên thành nhóm Al và nhóm kiểm soát. Cả hai nhóm đều có số lượng chuột đực và chuột cái bằng nhau. Đồng thời, liều lượng của tá dược nhôm ở chuột tương đương (μg/kg) với sự phơi nhiễm nhôm thông qua vắc-xin cho trẻ em.
Kiểm tra hành vi
Tương tác xã hội: Một con chuột được luyện tập thói quen trong vòng 5 phút tại buồng giam trung tâm, tiếp theo đó là 5 phút nữa trong cả ba căn phòng. Khi này bài kiểm tra tương tác xã hội bao gồm hai phần.
Phần đầu tiên kéo dài 10 phút được thử nghiệm về tính xã hội bằng cách đo thời gian đánh hơi một vật thể của nó so với loài chuột “lạ”. Con chuột lạ là loài chuột không bao giờ tương tác với chuột thử nghiệm trước thí nghiệm này. Nó được nhốt trong chiếc lồng có dây để ngăn chặn việc tiếp xúc giữa chủ thể.
Tuy nhiên, chiếc lồng có dây cho phép trao đổi xúc giác, thính giác, thị giác và khứu giác giữa chủ thể và chuột lạ.
Suốt quá trình thí nghiệm người quan sát sẽ ghi lại khoảng thời gian chuột chủ thể ở trong 2 cái chuồng có dây (một chuồng có chuột lạ và một chuồng trống). Trong đó, chiếc lồng trống có hình dáng giống hệt chiếc lồng của chuột lạ được sử dụng làm vật thể trong thí nghiệm
Và cùng với việc chuột thử nghiệm dành thời gian để đánh hơi chuột lạ nhiều hơn so với việc đánh hơi chiếc chuồng trống, tính xã hội của chuột chủ thể đã được xác định.
Phần thứ hai (dài 10 phút) được thiết kế để kiểm tra vật thể xã hội mới lạ và trí nhớ của chuột chủ thể được dùng làm thí nghiệm.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng: Những con chuột khỏe mạnh cho thấy nó ưa thích xã hội mới nhiều hơn xã hội quen thuộc của nó trong cùng một thử nghiệm. Trong khi đó những con chuột có kiểu hình ASD lại cho thấy sự ưu tiên cho xã hội quen thuộc.
Trong thí nghiệm này hành vi của chuột chủ thể được so sánh với một con chuột lạ và một con chuột quen thuộc (Chuột lạ từ bài kiểm tra 1).
Và thời gian nó dành cho hai con chuột này được ghi lại bằng đồng hồ bấm giờ. Toàn bộ thiết bị đã được lau sạch (với ethanol 70%) và sấy khô giữa 2 thử nghiệm, để loại bỏ tất cả mùi còn lưu lại từ thử nghiệm trước đó.
Bài kiểm tra bao gồm cả phần 1 và phần 2 được thực hiện tại 3 thời điểm, lúc 8 tuần, 17 tuần và 29 tuần.
Các giao thức được áp dụng từ những nghiên cứu trước đây về cách xác định hành vi đặc trưng cho kiểu hình ASD.
Kết quả là: Chuột được tiêm nhôm cho thấy sự quan tâm của nó dành cho xã hội giảm so với nhóm được kiểm soát ở tuần thứ 8 (p=0.016) và 17 (p =0.012). Họ cũng chứng minh được tính xã hội mới lạ bất thường ở chuột tiêm nhôm từ các biện pháp kiểm soát ở tuần thứ 8 (p=0.002) và tuần thứ 29 (p =0.042).
Từ đó có thể nhận thấy: Nhôm được tiêm vào cơ thể đã làm suy yếu hành vi xã hội chưa được biết đến. Điều này rất hợp lý với giả thiết nhôm tác động đến các hành vi khác nhau ở những mức độ khác nhau và nó cũng có tác động lớn đến những giai đoạn phát triển thần kinh do nó tương tác với nhiều con đường thần kinh và các phân tử miễn dịch.
Trong nghiên cứu này, dường như nhôm có sự ảnh hưởng đến mối tương tác xã hội cả trong giai đoạn phát triển đầu đời và độ tuổi vị thành niên, nhưng tính xã hội bất thường đã được loại bỏ ở độ tuổi vị thành niên.
Nhìn chung việc xử lý nhôm trong hệ thống mô hình thử nghiệm đã làm suy yếu cả hành vi xã hội và tính xã hội bất thường. Tuy nhiên ảnh hưởng của nhôm đối với hành vi xã hội theo thời gian ít nhất quán và rõ ràng hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với nhôm có liên quan đến sự thâm hụt bộ nhớ ở người và động vật gặm nhấm. Nó cũng được cho là có mối liên quan đến sự suy giảm mức độ acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong quá trình ghi nhớ và học tập.
Kết luận
Các nghiên cứu trước đây đã liên kết sự tiếp xúc với nhôm và hội chứng ASD. Trong đó sự thiếu hụt tương tác xã hội là một trong ba triệu chứng cốt lõi của ASD.
Nghiên cứu này đại diện cho nghiên cứu đầu tiên về hành vi xã hội ở chuột sau khi tiếp xúc sớm với tá dược nhôm. Nó cho thấy rằng nhôm làm giảm sự tương tác xã hội ở chuột trong một số trường hợp.
Tuy nhiên, chỉ với một nghiên cứu này ta cũng không thể đưa ra bất kỳ lời tuyên bố nào liên quan đến mối liên kết giữa nhôm và ASD ở người.
Do đó các nghiên cứu trong tương lai cần tìm kiếm sự thay đổi về những dấu ấn sinh học (như hóc-môn kích thích tuyến giáp, interleukins,…) và sự thay đổi biểu hiện trên trong cùng một kết quả hành vi. Chúng sẽ đem đến nhiều thông tin hơn so với việc thiết lập liên kết kể trên.
>>> Cứ 9 trẻ em tiêm vắc-xin DTaP sẽ có 1 trẻ chịu tác dụng phụ nghiêm trọng
Tú Văn, theo CE