Tinh Hoa

Cổ nhân thành tâm tin Phật, trong nguy nan có thần lực tương trợ

Trong sách cổ, người xưa thường ghi chép lại những sự kiện mà họ đã từng trải nghiệm để lưu lại cho đời sau, hy vọng hậu nhân có thể tiếp thu giáo huấn trong đó, để rồi có thể kiểm soát hành vi của mình.

Người lương thiện ắt được Thần linh chứng giám và phù trợ. (Ảnh: Secret China)

Nền văn minh Trung Hoa cho đến tận hôm nay đã kéo dài 5.000 năm, những kinh nghiệm và giáo huấn trong 5000 năm đó nhiều vô số kể. Ví như trong lịch sử đã từng phát sinh sự kiện “Tam Vũ nhất tông chi nan” – ba cuộc đàn áp thảm khốc đối với Phật giáo bởi các vị Hoàng đế Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào của Bắc Ngụy, Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung, Đường Vũ Tông Lý Viêm. Nhưng cuối cùng, các vị Hoàng đế này đều phải nhận những kết cục hết sức bi thảm.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều câu chuyện về người thành tâm tín Phật trong khốn cảnh được thần lực trợ giúp. Đây đều là ứng nghiệm của thiên lý thiện ác hữu báo.

Vương Cầu thành tâm niệm Quan Âm Bồ Tát, thần lực triển hiện giải nguy nan

Vương Cầu sống vào thời Nam Tống, là người Thái Nguyên, giữ chức vụ Thái thú tại Phù Lăng. Trong những năm Nguyên Gia, Phù Lăng thất thủ, Vương Cầu bị bắt giữ và bị giam cầm trong ngục, nơi được canh giữ vô cùng cẩn mật.

Vương Cầu từ nhỏ đã rất kính ngưỡng Phật Pháp, ở trong tình cảnh này ông lại càng dụng tâm thành ý hơn. Trong ngục có giam giữ hơn 100 người, đa số đều ở trong tình trạng đói khát, vì vậy mỗi khi ăn cơm, Vương Cầu lại đem phần cơm của mình đưa cho người khác. Ông cũng kiên trì trai giới và mỗi ngày đều thành tâm niệm Quan Thế Âm.

Một đêm, ông nằm mơ thấy một vị tăng nhân đến đưa cho ông một cuốn kinh thư có tựa đề là “Quang Minh Án Hành Phẩm”, ở bên trong có viết rất nhiều tên Bồ Tát. Vương Cầu sau khi nhận kinh thư, lập tức mở ra xem. Đọc được một lát thì Vương Cầu nhìn thấy một bánh xe, tăng nhân nói: “Đây là ngũ đạo môn”.

Đến khi Vương Cầu tỉnh lại thì thấy gông xiềng trên thân mình đều đã được mở hết. Ông biết đây chính là thần lực, vì thế lại càng tin tưởng vào Phật Pháp hơn nữa, ông tự tay khóa gông xiềng lại như cũ, và quả nhiên hai ngày sau ông đã được xá tội.

Có câu trong họa có phúc, điều quan trọng là con người sống thiện lương và tín tâm vào Phật Pháp, thì cho dù gặp vận rủi nhưng đó có thể chỉ là bề ngoài, cuối cùng vẫn được bình an vô sự và phúc báo. Ngược lại, người không tín ngưỡng và không tin vào Phật Pháp, một khi đã gặp họa, có thể sẽ cứ thế mà rớt xuống.

Ngày nay, những kỳ tích xuất hiện trên thân người tu Phật rất nhiều. Mong rằng mọi người có thể lấy lịch sử làm bài học cho mình, không đi vào vết xe đổ bức hại đối với người tu Phật Pháp, cũng chính là lựa chọn một tương lai tươi sáng cho mình.

Lê Hiếu