Tinh Hoa

Bí ẩn Hắc Trúc Câu – Vùng đất “ăn thịt người” rùng rợn tại Tứ Xuyên

Có rất nhiều “câu chuyện kỳ lạ” đã phủ một tấm màn bí ẩn lên Hắc Trúc Câu. Rất nhiều những vụ mất tích bí ẩn, những cái chết không lời giải của những người từng thám hiểm tới vùng đất này, cũng vì vậy mà nơi đây đã được thế giới bên ngoài gọi là “Bermuda của Trung Quốc”, “Mương ma thuật bí ẩn” hay “Thung lũng chết chóc”.

Có rất nhiều “câu chuyện kỳ lạ” đã phủ một tấm màn bí ẩn lên Hắc Trúc Câu. (Ảnh từ nationalgeographic)

Trong vùng đất thuộc huyện tự trị Nga Biên của tộc người Di ở thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, có một nơi bí ẩn gọi là Hắc Trúc Câu (Câu: khe suối, mương), có diện tích 575 km². Tại đấy có một cảnh quan mang dáng dấp kim tự tháp, và còn có cánh cổng đá “ăn thịt người”, bất kể người hay thú nuôi, chỉ cần đến gần cánh cổng này đều không thể quay trở lại.

Có rất nhiều “câu chuyện kỳ lạ” đã phủ một tấm màn bí ẩn lên Hắc Trúc Câu, cũng vì vậy mà nơi đây đã được thế giới bên ngoài gọi là “Bermuda của Trung Quốc”, “Mương ma thuật bí ẩn” hay “Thung lũng chết chóc”.

Các chuyên gia từng nghiên cứu nơi đây và phát hiện ra rằng, tại Hắc Trúc Câu có một vành đai mang từ tính kỳ lạ dài khoảng 60km, một số khu vực cô lập và mang hình trụ lạ thường, có khu vực không gian rộng lớn hơn hẳn.

Nhưng đối với một loạt các vụ mất tích của người và động vật tại đây, các chuyên gia cho rằng, đến thời điểm hiện tại vẫn rất khó để nói rằng nó có liên quan với sự bất thường của vành đai mang từ tính.

Hơn nữa cũng rất khó để giải thích nhiều điều bí ẩn tại Hắc Trúc Câu, ví dụ có rất nhiều động thực vật hoang dã quý hiếm trên thế giới xuất hiện ở đây, vậy chúng làm thế nào để tồn tại được? Và làm thế nào mà nơi đây còn hình thành nên rất nhiều địa hình đặc biệt, cảnh quan thiên nhiên bí ẩn và khí hậu thay đổi kỳ lạ, tất cả những điều này vẫn còn là một bí ẩn khó giải đáp.

Sự kiện kỳ lạ xảy ra liên tục

Từ những thập niên 50 đến nay, tại Hắc Trúc Câu liên tục xảy ra các vụ mất tích về người và động vật, thậm chí trong số nạn nhân có cả những nhân viên khảo sát đo đạc và các nhà thám hiểm. Do đó, người dân địa phương có câu nói: “Anh hùng khó qua được Hắc Trúc Câu”.

Theo dữ liệu của địa phương, vào đầu những năm 1950, hơn 30 binh sĩ thuộc phe Hồ Tông Nam Quốc dân Đảng được trang bị đầy đủ quân trang đi qua Hắc Trúc Câu, và kết quả là không một ai còn tồn tại.

Năm 1966, ba binh sĩ được cử đi mua lương thực từ một đội đo đạc thuộc một nhóm quân của quân đội Trung Quốc, trên đường đi ngang qua Hắc Trúc Câu cũng đã mất tích; đội quân này đã cử ra hai nhóm để tìm kiếm họ, nhưng chỉ tìm thấy hai khẩu súng họ mang theo rớt bên dòng suối.

Năm 1977, đại đội Sâm Khám Tứ Xuyên đã đến khảo sát Hắc Trúc Câu. Có hai kỹ thuật viên đã đem theo bánh màn thầu đi lên đồi, và sau đó không bao giờ quay trở lại nữa. Sau khi tìm kiếm hơn được hơn một tháng, chỉ tìm thấy được mảnh giấy mà họ đã dùng để bọc những chiếc bánh màn thầu.

Vào tháng 7/2007, một đoàn làm phim của CCTV đã chọn thả bốn chú chim bồ câu loại tốt bay đến đây để ghi hình, và bốn chú chim chưa bao giờ lạc đường này không bao giờ bay về nữa.

Vào tháng 8/2014, có năm người đi thám hiểm Hắc Trúc Câu, nhưng sau đó đã mất liên lạc với ba người trong số họ. Sau hơn 40 ngày tìm kiếm giải cứu, nhân viên tìm kiếm cứu hộ đã tìm thấy di thể của hai người, còn người đội trưởng tên Lý Tĩnh của đoàn thám hiểm này thì đến nay vẫn bặt vô âm tín.

Vào tháng 8/2015, một chàng trai mang họ Lý ở Trùng Khánh sau khi đến thám hiểm Hắc Trúc Câu cũng mất liên lạc, gia đình của anh này đã cùng nhau tổ chức hơn 20 đội tìm kiếm cứu hộ, nhưng đến nay vẫn chưa có manh mối nào cả.

 

>>> Bí ẩn kim tự tháp trong rừng Amazon: Dấu tích nền văn minh cổ đại bị thất lạc?

Các chuyên gia cho rằng, sự bất thường ở vùng đất mang từ tính không thể giải thích được tất cả các vụ mất tích nêu trên. Ví dụ như sự bất thường về từ tính không thể ảnh hưởng đến chim bồ câu, do vậy lý do chim bồ câu mất tích vẫn chưa thể giải thích được.

Người hoang dã xuất hiện tại Hắc Trúc Câu

Câu chuyện Hắc Trúc Câu có tồn tại người hoang dã cũng là một bí ẩn chưa có giải đáp. Vào tháng 10/1974, một người dân tên Nhiễm Thiên Bố Cán ở thôn Lặc Ô đã trông thấy người hoang dã khổng lồ có chiều cao khoảng 2 mét, khuôn mặt giống con người, toàn thân thì phủ đầy lông tơ màu nâu vàng.

Người dân địa phương cũng từng tìm thấy được dấu vết của người hoang dã. (Ảnh từ tianya999)

Sau đó, người dân địa phương cũng từng tìm thấy được dấu vết của người hoang dã, nỗi sợ hãi của người dân địa phương đối với “người hoang dã” vượt qua cả nỗi sợ hãi của họ đối với thần núi, họ đã gọi nó là “Nặc Thần La A Phổ”, có nghĩa là “ông nội của thần núi”, cho đến nay vẫn có rất nhiều người khi nhắc đến người hoang dã, vẫn còn rùng mình. Tại Hắc Trúc Câu cò một địa danh gọi là “Dã nhân cốc”, được cho là thung lũng người hoang dã.

>>> Cao nhân tiết lộ bí mật chân thực về cánh cổng thời gian tại tam giác Bermuda

Tuệ Tâm, theo Secret China