Nếu gia đình bạn có người nhà mắc chứng Alzheimer – căn bệnh mất trí nhớ phổ biến thường gặp ở người già, hẳn bạn sẽ hiểu được cảm giác đau khổ khi phải chứng kiến căn bệnh quái ác cướp đi ký ức và khả năng sinh hoạt của người mà bạn yêu thương nhất.
Điều đáng buồn là y học hiện đại vẫn chưa cách nào chữa được căn bệnh này, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không còn hy vọng nào nữa. Một phương pháp rất hữu ích có thể “đánh thức tâm hồn” người bệnh mà không phải tốn quá nhiều chi phí, chính là chữa trị bằng âm nhạc.
Và giờ đây hãy cùng gặp gỡ Henry Dryer, một người mắc chứng mất trí nhớ trong bộ phim tài liệu “Alive Inside”. Đây là một chương trình quảng bá cho Music&Memory – một tổ chức phi chính phủ chuyên đem âm nhạc đến giúp đỡ cho những người già cả và bệnh tật.
Henry Dryer một thời từng là một anh chàng đáng yêu, vui tính và thích ca vũ. Nhưng điều đáng buồn là suốt phần đời hơn 10 năm còn lại, Dryer phải sống một mình trong viện dưỡng lão. Hình ảnh Dryer nằm dài trên chiếc xe lăn, đôi mắt nhìn xa xăm đắm chìm trong thế giới của riêng mình thật u buồn và đau khổ.
Dryer thường nằm bất động một chỗ, ủ dột và không nói chuyện với bất cứ ai. Nhưng thật không thể tin được, giây phút Dryer nghe thấy giai điệu yêu thích của mình trên chiếc iPod, ông lập tức tỉnh giấc. Người đàn ông thiếu sức sống trước đây bỗng dưng tươi tỉnh hẳn lên, ông bắt đầu hát và khoa chân múa tay theo điệu nhạc.
Điều đặc biệt hơn chính là mặc dù sau khi tháo bỏ tai nghe ra, ông vẫn duy trì được sự tỉnh táo như cũ. Ông trò chuyện sôi nổi hơn và có thể trả lời có hoặc không với các câu hỏi mà nhà thần kinh học Oliver Sacks đưa ra.
“Hồi trẻ anh thích thể loại âm nhạc nào?” Sacks hỏi với Dryer.
Mắt mở to, Dryer bắt đầu hồi tưởng lại những tháng ngày tươi đẹp của mình, ông nói với Sacks: “Vâng, tôi nghĩ Cab Calloway là ban nhạc số 1 mà tôi yêu thích ”.
Dryer thậm chí còn có thể kể tên tất cả những bài hát của Cab Calloway. Khi được hỏi: “Âm nhạc có ảnh hưởng gì tới ông?”
Dryer tươi cười: “Nó cho tôi cảm giác về tình yêu, sự lãng mạn, và những ước mơ. Chúa đến với tôi một cách kỳ diệu. Tôi tin mình là một người trong sạch. Vậy nên Chúa đã trao cho tôi những giai điệu tuyệt vời này”.
Sacks đã đưa ra lời giải thích cho điều ấy rằng: “Như vậy xét theo một khía cạnh nào đó, Henry đã tìm lại được chính mình. Ông đã nhớ ra mình là ai và đâu là con người thật của mình sau một khoảng thời gian dài nhờ sức mạnh của âm nhạc”.
“Triết học gia người Đức Kant đã từng gọi âm nhạc là ‘nghệ thuật kích thích’ và Henry đã thực sự bị kích thích”.
Thử nghiệm này chứng tỏ âm nhạc có thể làm nên nhiều điều kỳ diệu để cải thiện ký ức của các bệnh nhân mất trí nhớ.
Ngoài ra, các nhà khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được khả năng trị liệu của âm nhạc như chữa lành các vết thương, giảm căng thẳng và lo lắng, làm chậm nhịp tim, huyết áp, cải thiện chất lượng giấc ngủ và nhiều lợi ích khác nữa.
Trên thực tế, khả năng trị bệnh của âm nhạc không phải là điều gì mới lạ. Nó đã được các triết gia cổ đại từ Đông sang Tây nhắc tới và ca ngợi từ lâu.
Khoảng 500 năm TCN, triết gia kiêm nhà toán học Pytagor đã áp dụng toán học và âm nhạc để soạn ra một loạt giai điệu với tỷ lệ hài hòa được áp dụng để chữa các bệnh về tinh thần, tâm hồn và thể chất.
Trong khi đó ở Trung Quốc cổ đại, chữa bệnh là một trong những mục đích đầu tiên của âm nhạc. Trong tiếng Trung phồn thể, chữ ‘dược’ (藥) bắt nguồn từ chữ ‘nhạc’ (樂) thêm bộ ‘thảo’ phía trên.
Theo Hoàng đế Nội kinh – một cuốn sách y học cổ đại của Trung Quốc – ngũ cung trong âm nhạc Trung Quốc gồm: Cung, thương, giốc, chủy, vũ tương ứng với “đô, rê, mi, sol, la” có quan hệ với 5 nội tạng chính trong cơ thể. Vì vậy, mỗi một cung nuôi dưỡng và cấp năng lượng cho các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người.
Vậy loại âm nhạc nào là tốt cho sức khỏe của chúng ta? Hãy thử lắng nghe từ các bác sĩ dưới đây!
“Theo tôi, Shen Yun là một vị thuốc cho tâm hồn của tất cả mọi người,” bác sĩ nghỉ hưu May Jaefar cho biết.
Nhắc tới sự hòa trộn độc đáo của âm nhạc giao hưởng Đông và Tây, bà nói “Nó khiến tâm tôi bình lặng”.
Bác sĩ phụ khoa Karl Norris cũng đồng tình với ý kiến này.
“Để hòa trộn được giữa hai phong cách cả Trung Quốc lẫn phương Tây, đây phải là những con người có bộ não phi thường mới có thể làm được điều đó”, “Đây là điều bạn nên xem” bác sĩ Norris nói thêm.
Shen Yun với trụ sở tại New York là công ty trình diễn âm nhạc và múa cổ điển Trung Quốc bậc nhất thế giới, với tôn chỉ khôi phục lại 5.000 năm văn hóa Trung Quốc cổ đại.
Trên website của công ty viết: “Vẻ đẹp kinh ngạc và năng lượng to lớn của chúng tôi khiến khán giả phấn khích và tràn đầy cảm hứng”.
Các độc giả có thể tham khảo về âm nhạc của Shen Yun trong một số video dưới đây:
Quốc Hùng (Theo The Epoch Times)
Xem thêm: