20 tháng 4 là Ngày Tiếng Trung của Liên Hợp Quốc. Dưới đây là một câu chuyện kì diệu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngôn ngữ này.
Những ngón tay mạnh mẽ thảo nên những đường nét tinh tế, bốn con mắt cổ xưa chớp nhẹ ngỡ ngàng, và ý tưởng về một hình thức liên lạc mới nảy ra. Cũng như Nữ Oa thổi sự sống vào những con người đầu tiên, Thương Hiệt đã tạo ra hình thái chữ viết cho ngôn ngữ Trung Hoa, mang lại một diện mạo mới.
Theo truyền thuyết cổ xưa Trung Quốc, Hoàng Đế đã giao cho Thương Hiệt – quan sử giám một nhiệm vụ trọng đại: sáng tạo phương thức cải tiến việc lưu truyền văn thư; việc thắt nút dây tốn công không còn phù hợp với một đế chế vĩ đại mới.
Truyền thuyết kể rằng, trong lúc Thương Hiệt trầm ngâm suy tưởng về nhiệm vụ của mình khi đang du ngoạn núi non, ông bắt gặp một chú rùa. Bị thu hút bởi những đường nét trên mai rùa, Thương Hiệt tiến lại gần xem xét và phát hiện một mẫu hình trên các đường nét và ý nghĩa của nó.
Việc này dẫn ông đến những quan sát sâu hơn về thế giới tự nhiên, các tạo vật và các quá trình. Sự tập trung nghiên cứu đã mang lại sự phát triển các biểu tượng và chữ tượng hình, cùng với việc truyền tải các ý nghĩa phản ánh. Thương Hiệt sau đó đã chuyển từ ngữ vào các chữ tượng hình.
Thương Hiệt được cho là có 4 con mắt với khả năng nhìn thấu những bí ẩn sâu xa nhất để nhận ra chân tướng. Vì khả năng đặc biệt này, ông được cho là hóa thân của trí tuệ.
Ngay cả tên của ông cũng mang một ý nghĩa đặc biệt. Hoàng Đế rất ấn tượng với công việc về ngôn ngữ bản thảo của Thương Hiệt nên đã ban cho người sáng tạo một họ vừa đặc biệt, vừa hiếm có. Các ký tự trong họ của ông mang ý nghĩa “người ở trên vương [ vị đứng đầu dân chúng].”
Từ lời sấm trên bản khắc xương tới việc gõ chữ trên máy tính
Mặc dù không có hiện vật nào lưu giữ chữ tượng hình nguyên gốc của Thương Hiệt, nhưng các hình thức ký tự sớm nhất được tìm thấy là các ký tự khắc chạm hoặc mài trên các mảnh xương và mai rùa được sử dụng trong chiêm tinh học, có niên đại khoảng 1200-1046 năm TCN (trong triều đại nhà Thương). Các văn thư này được gọi là Giáp Cốt văn, hay “văn tự trên xương-mai.”
Qua thời gian, các ký tự được cải tiến thông qua một loạt các tu sửa để nâng cao hiệu quả của việc đọc viết chữ Trung Hoa. Các hình thức sau này bao gồm Kim văn, chữ Triện, Lệ Thư, Hành Thư (chữ bán thảo), Khải thư (hay chữ tiêu chuẩn), và Thảo thư (chữ thảo). Trong hầu hết sử sách gần đây, các ký tự đã được sửa đổi khác xa so với truyền thống, dài hơn hoặc chuyển sang dạng ngắn.
Ngày nay, chữ Trung Quốc viết tay với nhiều phong cách thư pháp khác nhau hoặc chữ in dựa trên một số phương pháp nhập liệu được phát triển cho máy đánh chữ, và sau này là máy vi tính. Một trong các phương pháp phổ biến nhất, đặc biệt đối với việc nhập dữ liệu các ký tự truyền thống, được gọi là Thương Hiệt.
Ngày Tiếng Trung Liên Hợp Quốc
Huyền thoại về Thương Hiệt có tầm quan trọng như thế nào?
Ký tự Trung Hoa được xem là “viên ngọc” của văn hóa Trung Hoa và là tượng trưng chính xác nhất về chiều sâu và ý nghĩa của tiếng Trung Quốc. Chúng cũng được xem là như đài kỷ niệm vĩnh tồn trong suốt chiều dài lịch sử đầy kinh ngạc của dân tộc Trung Hoa.
Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học, và Văn Hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thành lập ngày Tiếng Trung Thế Giới với mục đích thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ. Tiếng Trung còn là một trong sáu ngôn ngữ được sử dụng trong tổ chức này.
Cuối cùngngày 20 tháng 04 đã được chọn làm ngày Tiếng Trung Liên Hợp Quốc, bởi vì người Trung Quốc sẽ tổ chức lễ Cốc Vũ, nghĩa là “mưa kê” trong giai đoạn này để vinh danh Thương Hiệt. Lễ hội Cốc Vũ, cũng báo hiệu một kỳ nông nghiệp đầy ánh sáng mặt trời. Lễ hội Cốc Vũ được tổ chức với lí do trong một truyền thuyết vẫn được lưu truyền rằng khi Thương Hiệt tạo ra chữ Trung Quốc, các bí mật của thiên thượng đã được tiết lộ. Điều này khiến cho quỷ thần bật khóc, nước mắt nhỏ xuống như những hạt kê từ thiên thượng.
Và tất cả bắt đầu từ Thương Hiệt người lấy cảm hứng từ một mai rùa đơn giản mà đem lại một hình thức liên lạc mới có thể thay đổi toàn bộ nền văn hóa, một nền văn hóa thần truyền, mãi mãi.
Đọc thêm về Thương Hiệt và chữ Trung Quốc tại đây .
Nghiên cứu bổ sung và dịch bởi Alex Wu.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.