Mới đây YouTube đã xóa bỏ China Uncensored – kênh phổ biến nhất chuyên tập trung vào các vấn đề chính trị của Trung Quốc khỏi các đề xuất tìm kiếm của mình. Trước đó công ty mẹ của YouTube là Google phải chịu sự giám sát vì bị cáo buộc phát triển một ứng dụng tìm kiếm bị kiểm duyệt cho thị trường Trung Quốc.
Khi người dùng nhập từ khóa tìm kiếm trên YouTube, trang sẽ nhanh chóng truy xuất một bảng danh sách liên quan. Chúng bao gồm các videos và những kênh phổ biến nhất của YouTube. Nhưng hiện tại nếu bạn nhập vào từ khóa “China Uncensored” (Trung Quốc không kiểm duyệt) sẽ không có bất kỳ đề xuất nào được đưa ra, mặc dù kênh chính trị này đã hoạt động trên YouTube được 6 năm và hiện có khoảng 600.000 người đăng ký.
Thời báo Epoch Times cho biết, họ không thể tìm thấy bất kỳ kênh nào khác tập trung vào vấn đề chính trị Trung Quốc có số lượng người đăng ký lớn hơn.
Kênh này được ông Chris Chappell xây dựng theo định dạng chương trình đêm khuya pha lẫn sự hài hước và các phân tích nghiêm túc về tình hình chính trị xã hội của Trung Quốc.
Họ thường xuyên phơi bày sự đàn áp người dân của chế độ Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, bao gồm cả những chủ đề được coi là “nhạy cảm” như cuộc ám hại các nhà hoạt động nhân quyền, các học viên Pháp Luân Công và gia đình Kitô hữu.
Ông Chappell nói với Epoch Times trong một tuyên bố rằng: “Chúng tôi thường xuyên báo cáo về việc kiểm duyệt tại Trung Quốc. Ý tôi là tôi đang nói đến tên kênh của chúng tôi – ‘China Uncensored’”.
“Chúng tôi cũng đã báo cáo về các hành vi của Google ở Trung Quốc. Mặc dù tôi không khẳng định Google cố ý kiểm duyệt kênh YouTube của chúng tôi trong kết quả tìm kiếm, nhưng nếu đó là sự thật thì có lẽ chúng tôi đang làm điều gì đó đúng đắn ở đây”.
Ông Chappell và nhóm sản xuất của ông cũng là những nhà điều hành kênh YouTube mang tên China Unscripted. Dù đây chỉ là một kênh thể thao có 5.300 người đăng ký, nhưng nó nằm ở vị trí thứ 3 trong các đề xuất hiện thị, khi người dùng gõ từ khóa “China un” vào thanh tìm kiếm của YouTube.
Một kênh khác do nhóm quản lý có tên là America Uncovered có hơn 44.000 người đăng ký. Khi bạn nhập vào từ khóa “America u” vào thanh tìm kiếm YouTube, nó sẽ hiển thị 1 đề xuất.
Quay trở lại với kênh China Uncensored, nhiều video của kênh đã bị YouTube hủy tính năng kiếm tiền. Điều đó đồng nghĩa là những video này sẽ không nhận được quảng cáo từ YouTube, vì chúng bị đánh giá là không thân thiện đối với “nhà quảng cáo” của kênh.
Tuy nhiên, nhiều kênh khác cũng bị hủy tính năng kiếm tiền trong khi nó vẫn hiển thị trong các đề xuất tìm kiếm của YouTube.
Theo đó, nhà bình luận chính trị và là nhà phân tích truyền thông, ông Mark Dice đã phản ánh về việc YouTube kiếm tiền từ video của ông trong nhiều năm qua. Nhưng khi nhập từ khóa “Mark” vào thanh tìm kiếm của YouTube thì kênh “Mark Dice” chỉ được đề xuất ở vị trí số 3.
Sự sụp đổ của dự án Dragonfly
Gần đây Google, công ty sở hữu YouTube, đã bị buộc tội phục vụ chế độ Trung Quốc, bằng cách phát triển một ứng dụng tìm kiếm trên web di động theo dõi người dùng.
Thông qua ứng dụng này công ty đã kiểm duyệt các chủ đề nhạy cảm chống lại chế độ Cộng sản Trung Quốc như: dân quyền, nhân quyền và phản đối Hòa Bình.
Vào ngày 14/9, trang Intercept đã phơi bày câu chuyện bằng cách sử dụng các nguồn tin ẩn danh mô tả việc phát triển ứng dụng như một dự án bí mật có tên là Dragonfly (dragonfly trong tiếng Anh là một loại côn trung có cánh, giống chuồn chuồn).
Sau khi tin tức lan truyền có khoảng 1.400 nhân viên của Google gửi thư đến lãnh đạo công ty nói rằng: Dragonfly đã phá vỡ các quy tắc đạo đức của công ty để phát triển trí thông minh nhân tạo. Họ yêu cầu sự minh bạch và giám sát chặt chẽ hơn.
Trong lá thư ngày 24/9, ông Jack Poulson – Nhà nghiên cứu của Google cho biết:
Ông có thể xác minh rằng ứng dụng này bao gồm danh sách đen kiểm duyệt rộng rãi liên quan đến các thuật ngữ như “nhân quyền”, thuật ngữ tiếng quan thoại dành cho từ khóa “sinh viên phản kháng”, “Giải Nobel” và rất nhiều cụm từ liên quan đến tên của nhà lãnh đạo Trung Quốc – Chủ tịch nước Tập Cận Bình cùng nhiều thành viên khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Poulson cũng nói thêm rằng, đây là lần đầu tiên ông được biết về dự án thông qua các báo cáo của phương tiện truyền thông. Poulson cũng cho biết các chi tiết về dự án Dragonfly “đã được thảo luận rộng rãi trong bản danh sách thư gửi nội bộ” công ty.
Giám đốc bảo mật của Google – Keith Enright cũng thừa nhận sự tồn tại của dự án Dragonfly trước Quốc Hội vào ngày 26/9. Nhưng ông nói rằng mình không biết rõ về dự án được yêu cầu. Ông cũng nói rằng Google không tung ra một trang web tìm kiếm tại Trung Quốc.
Thời gian qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc là người điều hành hệ thống kiểm duyệt internet tinh vi nhất thế giới. Họ yêu cầu các công ty nước ngoài phải tuân thủ kiểm duyệt như là điều kiện bắt buộc nếu muốn được hoạt động tại Trung Quốc. Song song đó, các công ty cũng phải chia sẻ với chế độ tất cả các dữ liệu mà họ lưu trữ tại đây.
Theo thông tin ghi nhận, Google đã phát hành các phiên bản kiểm duyệt của công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc từ năm 2006-2010, sau khi quay trở lại hoạt động tại thị trường này.
Lý do mà họ rời đi trước đó liên quan đến cuộc tấn công mạng bắt nguồn từ Trung Quốc nhắm thẳng vào các tài khoản email của Google – những email thuộc sở hữu của hàng chục nhà hoạt động nhân quyền ở Trung Quốc.
Riêng về vấn đề kinh doanh, Google cũng phải vật lộn với nhiều khó khăn khi xâm nhập vào một thị trường như Trung Quốc. Nhất là trong bối cảnh các công ty trong nước của họ được chính quyền hỗ trợ mạnh mẽ.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra cái chết bất thường của khoảng 80 triệu người Trung Quốc.
Theo một nghiên cứu sâu rộng được tiến hành kể từ khi lời cáo buộc về những hành vi phạm tội đầu tiên nổi lên trong năm 2016 ước tính: Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã giết chết hàng trăm tù nhân (chủ yếu là các học viên của Pháp Luân Công) để bán nội tạng cấy ghép trong y học.
Tuy nhiên đến tận thời điểm này Google vẫn không trả lời các yêu cầu bình luận.
Tú Văn, theo Epoch Times