Ba nhà sư Phật giáo tập trung tư tưởng vào chai nước để hạt giống ngâm trong đó tăng trưởng nhanh hơn, kết quả thật bất ngờ. Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ ở ngành vật lý lượng tử và khoa học tâm linh cho thấy ý thức có tác động đặc biệt đến thế giới vật chất của chúng ta.
Thử nghiệm về tư duy con người đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các ấn phẩm được thẩm định ngang hàng nói lên rằng ý thức của con người có thể gây ra những tác động vô cùng bất ngờ đến thế giới vật chất hiện hữu. Điều này đã bị xã hội ngày nay phớt lờ, chỉ bởi lẽ chúng đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu và chấp nhận những định nghĩa hoàn toàn mới về bản chất thực sự của thế giới chúng ta đang sống, từ đó sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng trong thế giới quan của chúng ta.
Gần đây, Arjun Walia ở trang Colective Evolution đã viết một bài báo về lý thuyết lượng tử và khoa học tâm linh cho thấy tư tưởng tương tác như thế nào đến vật chất. Bài báo cho biết, nghiên cứu khoa học về ý thức con người là một trường hợp đặc biệt, ở đó, mô hình “khách quan” và các tham số hạn chế của cái gọi là “khoa học” hiện đại gần như không thể đo lường được chính xác tác động của ý thức.
Tư duy tác động như thế nào đến nước?
Gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Cao Hùng, Đại học Quốc gia Đài Loan và Viện Khoa học Noetic đã tiến hành một thí nghiệm. Thí nghiệm này được tham khảo theo một thí nghiệm trước đó cho rằng “uống những lá trà được tưới có chủ ý đã ảnh hưởng đến tâm trạng chủ quan trong điều kiện nghiên cứu mù đôi (*) có kiểm soát”. Họ quyết định tìm hiểu sâu hơn nữa trong điều kiện mù đôi có kiểm soát. Do đó, họ sử dụng hạt giống cây Arabidopsis thaliana (một cây họ cải, vòng đời ngắn nên được dùng làm thực vật mô hình trong các thí nghiệm). Sau đó, họ đo đạc sự khác biệt về chiều dài hypocotyl, anthocyanin và chất diệp lục giữa các hạt ngậm nước có chủ ý so với các hạt ngậm nước thông thường.
Các hypocotyl là gốc của hạt giống nảy mầm, anthocyanin đề cập đến đặc tính sinh học tế bào cụ thể của thực vật, và chất diệp lục là sắc tố sinh học màu xanh lá cây của thực vật.
Nghiên cứu được thiết kế như sau:
Ba nhà sư Phật giáo tập trung tư tưởng vào chai nước để hạt giống ngâm trong đó tăng trưởng nhanh hơn. Một chai nước giống hệt cũng được sử dụng nhưng không được các nhà sư tập trung tư tưởng vào. Hạt giống với ba biến thể sau của cryptochrome (CRY) đã được sử dụng: loại Arabidopsis hoang dã (Columbia-4), đột biến chức năng thu được (His-CRY2) và đột biến chức năng mất (cry1/2), trong đó “đạt được” và “mất” lần lượt đề cập đến độ nhạy sáng và độ kém nhạy với ánh sáng xanh dương. Các hạt được ngậm nước có chủ ý hoặc không chủ ý trong điều kiện mù, và sau đó được đặt ở vị trí ngẫu nhiên trong lồng ấp. Quá trình nảy mầm được lặp lại ba lần trong mỗi thí nghiệm, mỗi lần đều sử dụng các hạt giống mới, và sau đó toàn bộ thí nghiệm được lặp lại bốn lần.
Kết quả thí nghiệm
Kết quả của nghiên cứu tại Đài Loan cho thấy, so với những hạt ngâm trong nước thông thường, những hạt ngâm trong nước được các nhà sư tập trung ý thức đã giảm đáng kể chiều dài hypocotyl, gia tăng đáng kể anthocyanin, và các chất diệp lục gia tăng ít hơn, cho thấy rằng quá trình quang hóa đã diễn ra mạnh mẽ hơn.
Những thí nghiệm khác về tư duy con người
Trước đây, đã có các thí nghiệm cho thấy ý thức có tác động đến hình dạng tinh thể băng của nước, quang phổ hồng ngoại, thúc đẩy các hạt giống rau diếp, lúa mạch, lúa mạch đen nảy mầm và tăng trưởng.
-
Thế giới bí mật của nước hiện hữu trong muôn dạng tinh thể
-
Lý thuyết mới về ý thức: Ý thức tồn tại ở không gian khác và truyền dẫn thông tin đến não bộ
Nếu suy nghĩ của con người có tác động đến nước, hãy nghĩ xem, những suy nghĩ đó có thể ảnh hưởng tới những gì chúng ta gọi là thực tại vật chất như thế nào. Qua những thí nghiệm này, ta thấy quan điểm cho rằng ý thức của con người chỉ gây ra thay đổi vật chất ở cấp lượng tử hiện giờ không còn đúng nữa. Giờ đây chúng ta có cả những ví dụ thực tế trong đời sống:
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hoa Kỳ về Đông y đã đưa ra minh chứng về một người phụ nữ có khả năng đặc biệt. Bà có thể khiến các hạt giống nảy mầm nhanh đáng kể. Ngoài ra còn có các tài liệu mật được công khai cho thấy con người có thể có những khả năng này. Từ thời xa xưa ở các quốc gia trên thế giới cũng có những ví dụ như vậy. Truyền thuyết cổ đại từ nhiều nền văn hóa cũng từng nói về những người có “quyền năng thần bí”.
Trong chuyến viếng thăm các tu viện xa xôi nằm ở dãy núi Himalaya trong thập niên 1980, Giáo sư Y học Herbert Benson của Đại học Harvard cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu các tu sĩ có khả năng tăng nhiệt độ của ngón tay và ngón chân của họ lên khoảng 17 độ bằng kỹ thuật yoga có tên là Tum-mo. Hiện vẫn chưa rõ các nhà sư này làm thế nào để tăng nhiệt độ cơ thể họ.
Sau đó, nhân loại còn được chứng kiến sự ra mắt của thí nghiệm khe Young. Đó là một nghiên cứu tuyệt vời đã được ứng dụng vài lần để kiểm tra liệu ý thức có chủ đích có tác động đến thế giới vật chất của chúng ta hay không. Thực tế, về tác động có thể đo lường của ý thức, đã có nhiều dữ liệu hiển nhiên chứng minh. Hiện nay, ngành khoa học phi vật chất đang phát triển, khiến các hệ niềm tin lâu đời cho rằng thế giới vật chất hiện hữu này là duy nhất phải thay đổi.
Thực hành
Việc chứng minh con người có khả năng tạo ra năng lượng tích cực để cải thiện sự phát triển của sinh vật cho thấy được tầm quan trọng của ý thức con người. Nếu muốn, ban đọc có thể làm thí nghiệm để trải nghiệm về điều này.
Có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của ngành khoa học phi vật chất, nhận thức về thế giới khách quan của con người đang thay đổi, cảm xúc và nhận thức về trải nghiệm của con người cũng đang thay đổi. Khi chúng ta nhìn nhận mọi việc theo một hướng khác, không bị gò bó trong thế giới vật chất, chúng ta có thể tạo ra nhiều tác động tích cực có chủ ý hơn.
Trong phòng thí nghiệm, tác động của ý thức, mặc dù thể hiện ra là nhỏ, cũng có thể đo lường được và vô cùng có ý nghĩa. Hiện tượng xuất phát từ ví dụ thực tế của con người và các chương trình của chính phủ Hoa Kỳ, như dự án STARGATE, dường như có ý nghĩa hơn cả và đại diện cho “bằng chứng” cao cấp giải thích cho sự hợp lý của ngành khoa học phi vật chất. Nó thực sự đại diện cho cuộc cách mạng khoa học tiếp theo của nhân loại và mang nhiều ý nghĩa to lớn, từ lĩnh vực sức khỏe cho đến việc tạo ra năng lượng sạch. Như thiên tài khoa học Nikola Tesla từng nói: “Ngày mà khoa học bắt đầu nghiên cứu các hiện tượng phi vật chất, phạm trù khoa học này sẽ ngày càng tiến bộ nhiều hơn chỉ trong một thập kỷ so với tất cả các thế kỷ trước”.
Điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể áp dụng cho chính mình đó là có được một tâm hồn tĩnh lặng để đạt được trạng thái thăng hoa của tâm hồn, từ đó có thể tạo ra một thế giới an hòa hơn. Thế giới này đơn giản chỉ là phản ánh của bản thể bên trong mỗi chúng ta mà thôi.
Ghi chú:
(*) Phương pháp nghiên cứu mù đôi (double-blind study) là một phương pháp nghiên cứu mà trong đó cả đối tượng được nghiên cứu và cả các nhà khoa học đều được “làm mù”, được xem là tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu khoa học bởi tính khách quan của nó. Phương pháp này có mục đích loại bỏ yếu tố thiên vị, cảm tính và kỳ vọng của các đối tượng liên quan trong quá trình thử nghiệm, đảm bảo được kết quả chính xác nhất.
Xuân Nhạn, theo CE