Thời Thế Chiến II, Hitler từng gieo rắc hình ảnh chữ Vạn “卍” khắp nơi với màu đen đầu nhọn hướng lên trên, mang nhiều ý nghĩa hủy diệt, tuy nhiên chữ Vạn này lại có nguồn gốc cổ xưa hơn, với hàm ý sâu xa có thể mang lại nhiều phước lành cho những ai có duyên.
Theo Natalie Basdeki đến từ thời báo Đại Kỷ Nguyên, từ này có nguồn gốc từ tiếng Phạn, một loại ngôn ngữ cổ Ấn Độ, với hàm nghĩa “sinh mệnh cao cấp”, phát âm chữ “Vạn” của tiếng Việt có nguồn gốc từ Hán ngữ hơn là tiếng Ấn độ.
Chữ Vạn từng xuất hiện khắp nơi qua nhiều nền văn hóa khác nhau từ Trung Quốc, Ấn Độ, Peru, Israel, Nhật Bản, Ethiopia và các nơi khác, với nhiều phiên bản khác nhau cùng một số đặc điểm khá tương đồng, dấu tích chữ “Vạn” xuất hiện qua hiện vật và văn tự khảo cổ, có cái có niên đại đến hơn 10.000 năm.
Tại các thời điểm khác nhau, tùy theo văn hóa và quốc gia, chữ Vạn trong đời sống mang nhiều ý nghĩa khoa học, có lúc được ghi là hình tượng xoay chuyển của mặt trời, hay tượng trưng cho con số 10 nghìn ở một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, các quốc gia đông Nam Á. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa cho sự vận chuyển trời đất, luôn xoay chuyển ngược xuôi, lúc chuyển thuận theo chiều kim đồng hồ, biểu tượng mang đến năng lượng, sức mạnh và trí tuệ. Khi xoay ngược chiều kim đồng hồ, chữ Vạn lại phát ra năng lượng từ bi, thương xót.
Dưới đây là một số hình ảnh chữ Vạn “卍” được tìm thấy qua các nền văn hóa khác nhau khắp nơi trên thế giới:
1. Hy lạp
2. Ý
3. Peru
4. Hồng Kông
5. Ethiopia
6. Tây Ban Nha
7. Israel
8. Tunisia
9. Hy Lạp
10. Iran
11. Hy Lạp cổ
12. Bulgaria
13. Đan Mạch
14. Hàn Quốc
15. Đức
16. Nhật Bản
17. Nepal
18. Anh Quốc
19. Li Băng
20. Istanbul, Thổ Nhĩ Kì
21. Philadelphia, Mỹ
22. Việt Nam
Các quốc gia Đông Nam Á xưa từ Thái, Chăm Pa, Lào, Miến Điện, Việt Nam đều có văn hóa ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, hình tượng chữ Vạn trên xuất hiện rộng rãi ở Việt Nam ít nhất là vào thời Lý, một trong những triều đại thịnh thế nhất qua các giai đoạn lịch sử của đất nước hình chữ S nhỏ bé này.
Bruce Phan, theo The Epoch Times